"Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stout trở về quân cảng Norfolk hôm 11-10, kết thúc đợt triển khai dài 9 tháng đến khu vực hoạt động của Hạm đội 2, 5 và 6", theo thông cáo của hải quân Mỹ.USS Stout rời quân cảng Norfolk hồi giữa tháng 1 để bắt đầu làm nhiệm vụ. Tàu cập cảng một lần hồi tháng 3, sau đó ở ngoài biển 215 ngày liên tục cho đến khi cập quân cảng Rota ở Tây Ban Nha ngày 3/10.USS Stout duy trì thời gian hiện diện trên biển lâu kỷ lục như vậy do quy định không cập cảng trong thời gian làm nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng Mỹ áp dụng với các chiến hạm có vai trò quan trọng, nhằm ngăn dịch COVID-19 xâm nhập.Trong thời gian đó, USS Stout là chiến hạm đầu tiên hoàn tất giai đoạn bảo dưỡng định kỳ trên biển trong thời hiện đại, bảo đảm khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ trong bối cảnh chuyến cập cảng không còn an toàn do COVID-19.Quãng đường chiến hạm Mỹ đã vượt qua trong 9 tháng là khoảng 96.000 km.Tổng thời gian trên biển không cập cảng của USS Stout vượt qua kỷ lục 206 ngày. Thời gian trên biển lâu nhất của tàu chiến Mỹ trước đó chỉ là 160 ngày."Đội ngũ kỹ thuật của USS Stout đã sửa chữa những hệ thống và vũ khí thiết yếu mà không cập cảng, tàu cũng tiến hành gần 40 đợt tiếp vận hậu cần trên biển để duy trì khả năng hoạt động. Thủy thủ đoàn tham gia những hoạt động giải trí và thư giãn trên hạm để hồi phục sĩ khí", thông cáo có đoạn viết.Giới chuyên gia cho rằng thời gian hoạt động trên biển kéo dài đã làm con tàu xuống cấp nghiêm trọng, dù liên tục được bảo dưỡng trong khi làm nhiệm vụ.Hình ảnh do hải quân Mỹ công bố cho thấy vỏ tàu bong tróc, nước rỉ sắt màu vàng cũng chảy ra từ nhiều vị trí."Họ không được cập cảng cũng như thực hiện các hoạt động bảo dưỡng khung vỏ, điều này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chuyến làm nhiệm vụ kéo dài như vậy sẽ gây hư hại đáng kể ở cả trong lẫn ngoài. Thật đáng kinh ngạc khi họ bảo đảm hoạt động cho chiến hạm hơn 26 năm tuổi trong thời gian như vậy, nhưng hải quân sẽ phải trả giá, biện pháp này không thể kéo dài", cựu sĩ quan hải quân Mỹ David Larter nhận xét.USS Stout thuộc lớp Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) đầu tiên của Mỹ được chế tạo trên nền tảng hệ thống chiến đấu Aegis. Đây là một trong những tổ hợp tác chiến hiện đại và phức tạp nhất thế giới, hiện những chiến hạm này là nòng cốt quan trọng trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo do Mỹ phát triển.Hải quân Mỹ lên kế hoạch đóng mới tổng cộng 76 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Từ năm 1988 đến nay, đã có 66 chiếc được hoàn thành, trong số đó có tàu USS Wayne E. Hiện chiếc tàu này thuộc biên chế của hạm đội do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu, làm nhiệm vụ bảo vệ cho siêu tàu sân bay này.Loại tàu chiến này được trang bị cụm radar mảng pha quét điện tử AN/SPY-1, tên lửa đánh chặn SM-2/3 và hệ thống phòng thủ Aegis biến tàu khu trục lớp Arleigh Burke thành tổ hợp chống tên lửa đạn đạo và diệt vệ tinh hiệu quả nhất trong biên chế hải quân Mỹ.Tàu được trang bị 90 ống phóng thẳng đứng (VLS) chia làm hai cụm trước và sau thượng tầng, có khả năng sử dụng tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk, tên lửa phòng không RIM-156 SM-2 và RIM-161 SM-3, cùng tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC.Ngoài khả năng phòng không và tấn công mặt đất, tàu khu trục này còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác, đặc biệt là tác chiến chống ngầm.Chúng được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) AN/SQS-53C gắn trên thân và sonar kéo AN/SQR-19 sau tàu để phát hiện tàu ngầm từ phía đuôi. Mỗi tàu có hai cụm ống phóng ngư lôi chống ngầm Mark 32 với 6 quả đạn.Hiện Mỹ cũng đang nghiên cứu để tiến hành lắp đặt tên lửa đánh chặn SM-3 cho tàu khu trục này. Đây là tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa, khi mục tiêu bay hành trình trong không gian.
"Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stout trở về quân cảng Norfolk hôm 11-10, kết thúc đợt triển khai dài 9 tháng đến khu vực hoạt động của Hạm đội 2, 5 và 6", theo thông cáo của hải quân Mỹ.
USS Stout rời quân cảng Norfolk hồi giữa tháng 1 để bắt đầu làm nhiệm vụ. Tàu cập cảng một lần hồi tháng 3, sau đó ở ngoài biển 215 ngày liên tục cho đến khi cập quân cảng Rota ở Tây Ban Nha ngày 3/10.
USS Stout duy trì thời gian hiện diện trên biển lâu kỷ lục như vậy do quy định không cập cảng trong thời gian làm nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng Mỹ áp dụng với các chiến hạm có vai trò quan trọng, nhằm ngăn dịch COVID-19 xâm nhập.
Trong thời gian đó, USS Stout là chiến hạm đầu tiên hoàn tất giai đoạn bảo dưỡng định kỳ trên biển trong thời hiện đại, bảo đảm khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ trong bối cảnh chuyến cập cảng không còn an toàn do COVID-19.
Quãng đường chiến hạm Mỹ đã vượt qua trong 9 tháng là khoảng 96.000 km.
Tổng thời gian trên biển không cập cảng của USS Stout vượt qua kỷ lục 206 ngày. Thời gian trên biển lâu nhất của tàu chiến Mỹ trước đó chỉ là 160 ngày.
"Đội ngũ kỹ thuật của USS Stout đã sửa chữa những hệ thống và vũ khí thiết yếu mà không cập cảng, tàu cũng tiến hành gần 40 đợt tiếp vận hậu cần trên biển để duy trì khả năng hoạt động. Thủy thủ đoàn tham gia những hoạt động giải trí và thư giãn trên hạm để hồi phục sĩ khí", thông cáo có đoạn viết.
Giới chuyên gia cho rằng thời gian hoạt động trên biển kéo dài đã làm con tàu xuống cấp nghiêm trọng, dù liên tục được bảo dưỡng trong khi làm nhiệm vụ.
Hình ảnh do hải quân Mỹ công bố cho thấy vỏ tàu bong tróc, nước rỉ sắt màu vàng cũng chảy ra từ nhiều vị trí.
"Họ không được cập cảng cũng như thực hiện các hoạt động bảo dưỡng khung vỏ, điều này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chuyến làm nhiệm vụ kéo dài như vậy sẽ gây hư hại đáng kể ở cả trong lẫn ngoài. Thật đáng kinh ngạc khi họ bảo đảm hoạt động cho chiến hạm hơn 26 năm tuổi trong thời gian như vậy, nhưng hải quân sẽ phải trả giá, biện pháp này không thể kéo dài", cựu sĩ quan hải quân Mỹ David Larter nhận xét.
USS Stout thuộc lớp Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) đầu tiên của Mỹ được chế tạo trên nền tảng hệ thống chiến đấu Aegis. Đây là một trong những tổ hợp tác chiến hiện đại và phức tạp nhất thế giới, hiện những chiến hạm này là nòng cốt quan trọng trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo do Mỹ phát triển.
Hải quân Mỹ lên kế hoạch đóng mới tổng cộng 76 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Từ năm 1988 đến nay, đã có 66 chiếc được hoàn thành, trong số đó có tàu USS Wayne E. Hiện chiếc tàu này thuộc biên chế của hạm đội do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu, làm nhiệm vụ bảo vệ cho siêu tàu sân bay này.
Loại tàu chiến này được trang bị cụm radar mảng pha quét điện tử AN/SPY-1, tên lửa đánh chặn SM-2/3 và hệ thống phòng thủ Aegis biến tàu khu trục lớp Arleigh Burke thành tổ hợp chống tên lửa đạn đạo và diệt vệ tinh hiệu quả nhất trong biên chế hải quân Mỹ.
Tàu được trang bị 90 ống phóng thẳng đứng (VLS) chia làm hai cụm trước và sau thượng tầng, có khả năng sử dụng tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk, tên lửa phòng không RIM-156 SM-2 và RIM-161 SM-3, cùng tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC.
Ngoài khả năng phòng không và tấn công mặt đất, tàu khu trục này còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác, đặc biệt là tác chiến chống ngầm.
Chúng được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) AN/SQS-53C gắn trên thân và sonar kéo AN/SQR-19 sau tàu để phát hiện tàu ngầm từ phía đuôi. Mỗi tàu có hai cụm ống phóng ngư lôi chống ngầm Mark 32 với 6 quả đạn.
Hiện Mỹ cũng đang nghiên cứu để tiến hành lắp đặt tên lửa đánh chặn SM-3 cho tàu khu trục này. Đây là tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa, khi mục tiêu bay hành trình trong không gian.