Đầu tiên phải nhắc tới xe tăng T-34 huyền thoại của Hồng Quân Liên Xô. Đây được xem là mẫu xe tăng chiến đấu hiệu quả nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và là tiêu chuẩn cho mọi xe tăng ra đời cùng thời. Nguồn ảnh: Debate.Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi mới được giới thiệu T-34 lại không được lòng các tướng lĩnh Liên Xô vào thời điểm đó khi trông nó quá yếu ớt so với những chiếc xe tăng của Đức. Nhưng đứng trên tất cả, chỉ có mình Iosif Stalin - lãnh đạo tối cao của Liên Xô khi đó mới nhận ra được tiềm năng của T-34. Nguồn ảnh: Pinterest.Và cũng chính nhờ vào sự kiên quyết của Stalin, T-34 mới được đưa vào sản xuất hàng loạt và được trang bị chính thức từ năm 1940 và kể từ đó đã có đã có 84.070 chiếc xe tăng T-34 các loại được Moscow sản xuất trong toàn cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Tankencyc.Có thể nói, T-34 chính là quân bài then chốt trên bộ của Hồng Quân Liên Xô, giúp họ đè bẹp đội quân thiết giáp hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ của Đức. Nguồn ảnh: Tankencyc.Trường hợp của huyền thoại pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha cũng tương tự như T-34 và chẳng phải tự nhiên mà nó có biệt danh là "Đàn organ của Stalin". Nguồn ảnh: Defence.Ra đời từ năm 1939, Katyusha là một trong những thứ vũ khí khiến bộ binh Đức hãi hùng nhất. Nó mang trong mình học thuyết chiến tranh của cả Liên Xô thời bấy giờ, đó là lấy nhiều thắng ít, lấy số lượng bù chất lượng. Nguồn ảnh: Dice.Có thể Katyusha có tầm bắn kém và không hiệu quả bằng các loại vũ khí phản lực của Đức, nhưng chính điều đó lại là lợi thế của Katyusha trên chiến trường cũng như trong chế tạo. Nguồn ảnh: WWII.Ở thời điểm Katyusha xuất hiện nó không hề được đón nhận và chỉ có Iosif Stalin và một số tường lĩnh nhìn ra được sức mạnh thực sự của loại vũ khí này. Thậm chí cách nhìn về pháo phản lực của họ cũng khác so với người Đức. Nguồn ảnh: Defency.Và cuối cùng là máy bay chiến đấu Il-2 "ác điểu trên không" của Stalin trên bầu trời Mặt trận phía Đông, dòng chiến đấu cơ này được sản xuất từ năm 1939, đây được coi là loại máy bay thành công nhất của Không quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Deano.Tổng cộng đã có tới 36.183 chiếc phi cơ Il-2 tùng được Liên Xô chế tạo và nó trở thành loại máy bay quân sự từng được chế tạo với số lượng lớn nhất trong lịch sử Không quân thế giới. Nguồn ảnh: Deano.Điểm khiến Il-2 trở thành huyền thoại chính là độ lỳ đòn của chiếc phi cơ này. Nó có thể ăn hàng chục phát đạn pháo phòng không của đối phương, nát tan vỏ ngoài hoặc thậm chí là bị hư hỏng hệ thống điều khiển nhưng vẫn có thể bay được và thậm chí là tiếp tục chiến đấu được. Nguồn ảnh: Pinterest.Chính các phi công Liên Xô cũng bàng hoàng về độ bền của loại máy bay này, thậm chí họ còn coi Il-2 là loại máy bay thần kỳ và khẳng định rằng "đạn không thể làm Il-2 tổn thương, lỗ thủng sẽ tự liền lại chỉ sau một đêm". Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Quân đội Hồng Quân kiêu hùng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Đầu tiên phải nhắc tới xe tăng T-34 huyền thoại của Hồng Quân Liên Xô. Đây được xem là mẫu xe tăng chiến đấu hiệu quả nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và là tiêu chuẩn cho mọi xe tăng ra đời cùng thời. Nguồn ảnh: Debate.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi mới được giới thiệu T-34 lại không được lòng các tướng lĩnh Liên Xô vào thời điểm đó khi trông nó quá yếu ớt so với những chiếc xe tăng của Đức. Nhưng đứng trên tất cả, chỉ có mình Iosif Stalin - lãnh đạo tối cao của Liên Xô khi đó mới nhận ra được tiềm năng của T-34. Nguồn ảnh: Pinterest.
Và cũng chính nhờ vào sự kiên quyết của Stalin, T-34 mới được đưa vào sản xuất hàng loạt và được trang bị chính thức từ năm 1940 và kể từ đó đã có đã có 84.070 chiếc xe tăng T-34 các loại được Moscow sản xuất trong toàn cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Tankencyc.
Có thể nói, T-34 chính là quân bài then chốt trên bộ của Hồng Quân Liên Xô, giúp họ đè bẹp đội quân thiết giáp hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ của Đức. Nguồn ảnh: Tankencyc.
Trường hợp của huyền thoại pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha cũng tương tự như T-34 và chẳng phải tự nhiên mà nó có biệt danh là "Đàn organ của Stalin". Nguồn ảnh: Defence.
Ra đời từ năm 1939, Katyusha là một trong những thứ vũ khí khiến bộ binh Đức hãi hùng nhất. Nó mang trong mình học thuyết chiến tranh của cả Liên Xô thời bấy giờ, đó là lấy nhiều thắng ít, lấy số lượng bù chất lượng. Nguồn ảnh: Dice.
Có thể Katyusha có tầm bắn kém và không hiệu quả bằng các loại vũ khí phản lực của Đức, nhưng chính điều đó lại là lợi thế của Katyusha trên chiến trường cũng như trong chế tạo. Nguồn ảnh: WWII.
Ở thời điểm Katyusha xuất hiện nó không hề được đón nhận và chỉ có Iosif Stalin và một số tường lĩnh nhìn ra được sức mạnh thực sự của loại vũ khí này. Thậm chí cách nhìn về pháo phản lực của họ cũng khác so với người Đức. Nguồn ảnh: Defency.
Và cuối cùng là máy bay chiến đấu Il-2 "ác điểu trên không" của Stalin trên bầu trời Mặt trận phía Đông, dòng chiến đấu cơ này được sản xuất từ năm 1939, đây được coi là loại máy bay thành công nhất của Không quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Deano.
Tổng cộng đã có tới 36.183 chiếc phi cơ Il-2 tùng được Liên Xô chế tạo và nó trở thành loại máy bay quân sự từng được chế tạo với số lượng lớn nhất trong lịch sử Không quân thế giới. Nguồn ảnh: Deano.
Điểm khiến Il-2 trở thành huyền thoại chính là độ lỳ đòn của chiếc phi cơ này. Nó có thể ăn hàng chục phát đạn pháo phòng không của đối phương, nát tan vỏ ngoài hoặc thậm chí là bị hư hỏng hệ thống điều khiển nhưng vẫn có thể bay được và thậm chí là tiếp tục chiến đấu được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chính các phi công Liên Xô cũng bàng hoàng về độ bền của loại máy bay này, thậm chí họ còn coi Il-2 là loại máy bay thần kỳ và khẳng định rằng "đạn không thể làm Il-2 tổn thương, lỗ thủng sẽ tự liền lại chỉ sau một đêm". Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Hồng Quân kiêu hùng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.