Theo thông tin được trang Business Insider đăng tải, tại khu vực đang tranh chấp trên biên giới Trung-Ấn ở phía tây dãy Himalaya, vừa xảy ra cuộc giao tranh chưa từng có tiền lệ khi binh lính Trung Quốc ném đá vào lính Ấn Độ ở phía bên kia biên giới. Phía Ấn Độ cũng đáp trả lại tương xứng khi dùng hẳn ná bắn thun để bắn sỏi, đá vụn về phía Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.Phía Biên phòng Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc đã cố tình vượt biên giới tranh chấp ít nhất hai lần trong suốt tuần qua nhưng họ không mang theo vũ khí, thay vào đó lại sử dụng đá lượm ở ven đường để tấn công lính Ấn Độ. Do đó các chốt trạm của Ấn Độ buộc phải dùng ná để ngăn chặn các đợt tấn công này. Nguồn ảnh: Moring.Đây không phải là lần đầu tiên Quân đội Ấn Độ sử dụng ná bắn thun (hay còn được gọi là "súng cao su") để bắn sỏi, đá vụn về phía đối phương. Nguồn ảnh: BBC.Trong quá khứ, đã rất nhiều lần ná bắn thun được binh lính Ấn Độ sử dụng trong các cuộc bạo loạn, bạo động như một loại vũ khí phi sát thương nhưng lại đầy hiệu quả. Nguồn ảnh: Arabia.Thực tế, một chiếc ná bắn thun có thể đẩy viên sỏi bay ra xa với "gia tốc đầu nòng" có thể lên tới 20 mét trên giây, thậm chí hơn. Với tốc độ như vậy, một viên sỏi được bắn đi từ ná bắn thun có thể khiến nạn nhân bị thương nặng nếu bắn vào những chỗ hiểm như mắt hoặc miệng. Nguồn ảnh: Tomzap.Sau một vài ngày diễn ra xung đột bằng tay không và vũ khí thô sơ tự chế tại khu vực biên giới Trung-Ấn, lực lượng quân đội của cả hai bên đã rút lui về trạm kiểm soát ban đầu của mình, cách biên giới khoảng một vài kilomet. Ảnh: Cảnh sát Cơ động Ấn Độ sử dụng súng cao su để trấn áp người biểu tình. Nguồn ảnh: Alamy.Nếu trong tương lai, việc sử dụng ná bắn thun trong những tranh chấp giữa hai lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới leo thang, rất có thể cả hai bên sẽ phải trang bị thêm những loại quân trang bảo vệ như lực lượng cảnh sát chống bạo động để đối phó với loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Gettyimg.Không chỉ Ấn Độ, ná bắn thun còn được sử dụng bởi lực lượng an ninh, quân đội của nhiều quốc gia khác ở khu vực Trung Á như một loại vũ khí "phi sát thương" hiệu quả trong việc trấn áp đám đông quá khích. Nguồn ảnh: Hindu.Đơn giản, dễ sử dụng, có mức độ sát thương tốt và cực kỳ rẻ tiền là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Friday.Nhiều phiên bản ná bắn thun cỡ lớn cũng được sử dụng trong các cuộc xung đột trên khắp thế giới, đặc biệt là với các đội quân "nhà nghèo", đội quân vô chính phủ tuy nhiên chúng lại bắn trá mang theo thuốc nổ thay vì sỏi hay đá. Nguồn ảnh: Retra.
Theo thông tin được trang Business Insider đăng tải, tại khu vực đang tranh chấp trên biên giới Trung-Ấn ở phía tây dãy Himalaya, vừa xảy ra cuộc giao tranh chưa từng có tiền lệ khi binh lính Trung Quốc ném đá vào lính Ấn Độ ở phía bên kia biên giới. Phía Ấn Độ cũng đáp trả lại tương xứng khi dùng hẳn ná bắn thun để bắn sỏi, đá vụn về phía Trung Quốc. Nguồn ảnh: BI.
Phía Biên phòng Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc đã cố tình vượt biên giới tranh chấp ít nhất hai lần trong suốt tuần qua nhưng họ không mang theo vũ khí, thay vào đó lại sử dụng đá lượm ở ven đường để tấn công lính Ấn Độ. Do đó các chốt trạm của Ấn Độ buộc phải dùng ná để ngăn chặn các đợt tấn công này. Nguồn ảnh: Moring.
Đây không phải là lần đầu tiên Quân đội Ấn Độ sử dụng ná bắn thun (hay còn được gọi là "súng cao su") để bắn sỏi, đá vụn về phía đối phương. Nguồn ảnh: BBC.
Trong quá khứ, đã rất nhiều lần ná bắn thun được binh lính Ấn Độ sử dụng trong các cuộc bạo loạn, bạo động như một loại vũ khí phi sát thương nhưng lại đầy hiệu quả. Nguồn ảnh: Arabia.
Thực tế, một chiếc ná bắn thun có thể đẩy viên sỏi bay ra xa với "gia tốc đầu nòng" có thể lên tới 20 mét trên giây, thậm chí hơn. Với tốc độ như vậy, một viên sỏi được bắn đi từ ná bắn thun có thể khiến nạn nhân bị thương nặng nếu bắn vào những chỗ hiểm như mắt hoặc miệng. Nguồn ảnh: Tomzap.
Sau một vài ngày diễn ra xung đột bằng tay không và vũ khí thô sơ tự chế tại khu vực biên giới Trung-Ấn, lực lượng quân đội của cả hai bên đã rút lui về trạm kiểm soát ban đầu của mình, cách biên giới khoảng một vài kilomet. Ảnh: Cảnh sát Cơ động Ấn Độ sử dụng súng cao su để trấn áp người biểu tình. Nguồn ảnh: Alamy.
Nếu trong tương lai, việc sử dụng ná bắn thun trong những tranh chấp giữa hai lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới leo thang, rất có thể cả hai bên sẽ phải trang bị thêm những loại quân trang bảo vệ như lực lượng cảnh sát chống bạo động để đối phó với loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Không chỉ Ấn Độ, ná bắn thun còn được sử dụng bởi lực lượng an ninh, quân đội của nhiều quốc gia khác ở khu vực Trung Á như một loại vũ khí "phi sát thương" hiệu quả trong việc trấn áp đám đông quá khích. Nguồn ảnh: Hindu.
Đơn giản, dễ sử dụng, có mức độ sát thương tốt và cực kỳ rẻ tiền là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Friday.
Nhiều phiên bản ná bắn thun cỡ lớn cũng được sử dụng trong các cuộc xung đột trên khắp thế giới, đặc biệt là với các đội quân "nhà nghèo", đội quân vô chính phủ tuy nhiên chúng lại bắn trá mang theo thuốc nổ thay vì sỏi hay đá. Nguồn ảnh: Retra.