Năm 1993 và 1996, các thỏa thuận giám sát đường kiểm soát thực tế và hạn chế số lượng quân đội gần các khu vực tranh chấp đã giảm đáng kể khả năng thay đổi cán cân quân sự tại khu vực hoặc khả năng 2 bên chiếm các vùng lãnh thổ còn trống, đây chính là những điều vốn châm ngòi cho việc sử dụng vũ lực.Nhưng căng thẳng Trung-Ấn một lần nữa quay trở lại vào tháng 6/2017 ở khu vực tranh chấp Doklam giáp với Sikkim. Ấn Độ tuyên bố rằng, con đường mà Bắc Kinh xây dựng tạo nên “mối quan ngại an ninh nghiêm trọng” do đó là đường dẫn vào khu vực nối với 7 bang miền tây bắc Ấn Độ.Sau đó, Ấn Độ đã triển khai thêm 2.500 binh sĩ đến khu vực bang Sikkim giáp biên giới Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp xung đột giữa hai bên nổ ra tại cao nguyên Doklam. Đây được cho là động thái phản ứng với việc Trung Quốc triển khai thêm quân đến Khamba Dzong và các khu vực gần thung lũng Chumbi, nằm giữa Sikkim của Ấn Độ và Bhutan.Căng thẳng bùng phát gần nơi mà Ấn Độ gọi là “cổ gà” - dải đất nhỏ đóng vai trò đường kết nối trực tiếp duy nhất đến vùng đất bị chia cắt phía đông bắc nước này, đồng thời phía bắc tiếp giáp Trung Quốc. Bắc Kinh đầu tháng 6 khởi công xây dựng một con đường mới dẫn tới cao nguyên Doklam đang tranh chấp với New Delhi - nơi Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan giao nhau.Sau khi phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc. Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ vượt qua ranh giới mà hai nước đã nhất trí, phân chia vùng Tây Tạng (phía tây Trung Quốc) với bang Sikkim (phía đông Ấn Độ).Trung Quốc chỉ công nhận Sikkim thuộc về Ấn Độ trong năm 2003. Ngược lại, New Delhi cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm an ninh Ấn Độ và nước láng giềng Bhutan khi “mở rộng hạ tầng cơ sở” gần biên giới. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từ chối nhượng bộ.Ngay sau đó, khoảng 400 binh sĩ Ấn Độ đã “đối mặt” với lính Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp. Thậm chí, New Delhi vừa điều động thêm 2.500 binh sĩ tới đóng quân tại Sikkim nhằm tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp xung đột có thể nổ ra tại cao nguyên Doklam.Sau đó, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn với sự tham gia máy bay, xe tăng và trọng pháo. Một lữ đoàn quân đội Trung Quốc được trang bị giàn phóng tên lửa và xe tăng tiến hành tập trận tấn công bằng đạn thật vào một địa điểm “của kẻ thù” ở khu vực giáp biên giới Ấn Độ.Trong khi đó, thông tin trên mạng xã hội cho thấy, Trung Quốc đã bắn đạn thật qua biên giới sang phía Ấn Độ, khiến một số binh sĩ của Ấn Độ bị thương. Bắc Kinh tuyên bố “không sợ” và sẵn sàng cho cuộc chiến tranh tổng lực dọc biên giới với New Delhi.Các động thái quân sự từ Bắc Kinh làm gia tăng lo ngại tình hình có thể tiếp tục leo thang, không thể loại trừ “khả năng chiến tranh”, đặc biệt nguy hiểm bởi cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sở hữu vũ khí hạt nhân.Trong bối cảnh Bắc Kinh và New Delhi đang trải qua hơn một tháng căng thẳng, khi cả hai bên đều cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau, thì Bắc Kinh liên tục lên tiếng yêu cầu quân đội Ấn Độ nhanh chóng rút quân “vô điều kiện” khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp.Trung Quốc cho rằng Ấn Độ hoàn toàn “dối trá” khi tự nhận là đồng minh với Bhutan, nói rằng can thiệp quân sự để thay mặt cho người láng giềng nhưng thực tế là “gã khổng lồ Nam Á” muốn duy trì và mở rộng quyền bá chủ khu vực. Bất chấp mọi quan điểm, New Delhi không hề nhượng bộ.Truyền thông Ấn Độ đã thẳng thừng bác bỏ tin tức của truyền thông Trung Quốc nói rằng quân đội Trung Quốc đã “tiêu diệt” 158 binh sĩ Ấn Độ và bắn tên lửa qua biên giới ở khu vực Sikkim.Hiện nay, Ấn Độ có gần 200.000 binh sĩ đóng quân ở các khu vực tranh chấp với Trung Quốc, gấp 15-20 lần quân số của lực lượng Trung Quốc. Ấn Độ đã chuẩn bị “đánh lâu dài” ở khu vực Doklam và không có dấu hiệu rút quân.Giới quan sát nhận định, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn căng thẳng nhưng hai bên sẽ khó có thể khai chiến với nhau, vì sẽ gây tổn thất to lớn và khôn lường. Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng quân ở biên giới, không khí căng thẳng chẳng khác nào như chiến tranh sắp xảy ra, nhưng đến nay quân đội hai bên vẫn còn đang thăm dò, hoàn toàn không muốn mạo hiểm gây chiến.Nhìn vào tình hình thực tế, khu vực Doklam không phải là một nơi lý tưởng để tác chiến khi có địa hình gập ghềnh và đường sá không thuận lợi. Do sức ép hậu cần, sư đoàn miền núi cho dù áp dụng cách làm tấn công thì chiến tuyến cũng tương đối ngắn, cùng khả năng tác chiến liên tục rất hạn chế.Nếu xung đột xảy ra, lựa chọn ưu tiên của hai bên sẽ là “đánh nhanh thắng nhanh”, tiến hành một cuộc chiến mang tính “đỏ đen”. Cuộc tập trận bắn đạn thật hay lời lẽ dọa nạt từ phía Trung Quốc chỉ dừng lại ở mức “nắn gân” và khó xảy ra đụng độ lớn, chứ chưa nói tới xung đột lớn.Với sức mạnh quân sự hiện nay, một cuộc đụng độ quân sự lớn nếu xảy ra sẽ vô cùng khó kiểm soát, có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho cả hai bên. Nhiều chuyên gia còn nhấn mạnh, sức mạnh quân sự của Ấn Độ hiện nay không chiếm ưu thế so với Trung Quốc, tức là nếu khai chiến thì sẽ khó thắng được Trung Quốc.Tất nhiên, Ấn Độ đã và đang có nhiều bước đi cụ thể để tăng cường sức mạnh quốc phòng (với việc thử nghiệm nhiều loại vũ khí chiến lược) cũng như liên kết với nhiều quốc gia khác để ứng phó với thế trận của Trung Quốc.Ngoài ra, Ấn Độ không mong muốn xảy ra xung đột, đồng thời hy vọng căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử để hợp tác giải quyết cuộc đối đầu, làm cho quan hệ Trung - Ấn quay trở lại quỹ đạo bình thường, tránh gây thiệt hại lớn cho quan hệ song phương.Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với những quốc gia nằm trong tầm ảnh hưởng của Ấn Độ, bằng chiến lược “cắt lát xúc xích” để “nuốt” những vùng đất Trung Quốc tự nhận là của mình. Do đó, Bắc Kinh hoàn toàn không muốn để xảy ra chiến tranh với New Delhi, bởi lẽ việc thúc đẩy chiến lược ở khu vực Nam Á nhiều năm qua của Trung Quốc sẽ đổ xuống sông xuống biển.Rõ ràng, một cuộc chiến sẽ không có lợi cho bên nào vì Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ thương mại chặt chẽ và đôi bên đều có những bận tâm khác về an ninh cho nên khó có thể gánh thêm một cuộc chiến.Tuy nhiên, theo nhận định chung thì khó mà thấy căng thẳng có thể dịu đi một cách nhanh chóng vì Trung Quốc có quan điểm rất cứng rắn, có thái độ khiêu khích và muốn kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ ở Nam Á. Thế nên, hai bên có lẽ sẽ chơi trò “vờn nhau” để tận dụng thời gian chuẩn bị cho một kịch bản đối đầu tương đối xa vời. Nguồn ảnh: QQ. Trung Quốc và Liên Xô dù từng là đồng minh thân cận, cũng đã vướng phải xung đột biên giới nảy lửa hồi năm 1969. Nguồn: Ru30.
Năm 1993 và 1996, các thỏa thuận giám sát đường kiểm soát thực tế và hạn chế số lượng quân đội gần các khu vực tranh chấp đã giảm đáng kể khả năng thay đổi cán cân quân sự tại khu vực hoặc khả năng 2 bên chiếm các vùng lãnh thổ còn trống, đây chính là những điều vốn châm ngòi cho việc sử dụng vũ lực.
Nhưng căng thẳng Trung-Ấn một lần nữa quay trở lại vào tháng 6/2017 ở khu vực tranh chấp Doklam giáp với Sikkim. Ấn Độ tuyên bố rằng, con đường mà Bắc Kinh xây dựng tạo nên “mối quan ngại an ninh nghiêm trọng” do đó là đường dẫn vào khu vực nối với 7 bang miền tây bắc Ấn Độ.
Sau đó, Ấn Độ đã triển khai thêm 2.500 binh sĩ đến khu vực bang Sikkim giáp biên giới Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp xung đột giữa hai bên nổ ra tại cao nguyên Doklam. Đây được cho là động thái phản ứng với việc Trung Quốc triển khai thêm quân đến Khamba Dzong và các khu vực gần thung lũng Chumbi, nằm giữa Sikkim của Ấn Độ và Bhutan.
Căng thẳng bùng phát gần nơi mà Ấn Độ gọi là “cổ gà” - dải đất nhỏ đóng vai trò đường kết nối trực tiếp duy nhất đến vùng đất bị chia cắt phía đông bắc nước này, đồng thời phía bắc tiếp giáp Trung Quốc. Bắc Kinh đầu tháng 6 khởi công xây dựng một con đường mới dẫn tới cao nguyên Doklam đang tranh chấp với New Delhi - nơi Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan giao nhau.
Sau khi phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc. Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ vượt qua ranh giới mà hai nước đã nhất trí, phân chia vùng Tây Tạng (phía tây Trung Quốc) với bang Sikkim (phía đông Ấn Độ).
Trung Quốc chỉ công nhận Sikkim thuộc về Ấn Độ trong năm 2003. Ngược lại, New Delhi cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm an ninh Ấn Độ và nước láng giềng Bhutan khi “mở rộng hạ tầng cơ sở” gần biên giới. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từ chối nhượng bộ.
Ngay sau đó, khoảng 400 binh sĩ Ấn Độ đã “đối mặt” với lính Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp. Thậm chí, New Delhi vừa điều động thêm 2.500 binh sĩ tới đóng quân tại Sikkim nhằm tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp xung đột có thể nổ ra tại cao nguyên Doklam.
Sau đó, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn với sự tham gia máy bay, xe tăng và trọng pháo. Một lữ đoàn quân đội Trung Quốc được trang bị giàn phóng tên lửa và xe tăng tiến hành tập trận tấn công bằng đạn thật vào một địa điểm “của kẻ thù” ở khu vực giáp biên giới Ấn Độ.
Trong khi đó, thông tin trên mạng xã hội cho thấy, Trung Quốc đã bắn đạn thật qua biên giới sang phía Ấn Độ, khiến một số binh sĩ của Ấn Độ bị thương. Bắc Kinh tuyên bố “không sợ” và sẵn sàng cho cuộc chiến tranh tổng lực dọc biên giới với New Delhi.
Các động thái quân sự từ Bắc Kinh làm gia tăng lo ngại tình hình có thể tiếp tục leo thang, không thể loại trừ “khả năng chiến tranh”, đặc biệt nguy hiểm bởi cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trong bối cảnh Bắc Kinh và New Delhi đang trải qua hơn một tháng căng thẳng, khi cả hai bên đều cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau, thì Bắc Kinh liên tục lên tiếng yêu cầu quân đội Ấn Độ nhanh chóng rút quân “vô điều kiện” khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp.
Trung Quốc cho rằng Ấn Độ hoàn toàn “dối trá” khi tự nhận là đồng minh với Bhutan, nói rằng can thiệp quân sự để thay mặt cho người láng giềng nhưng thực tế là “gã khổng lồ Nam Á” muốn duy trì và mở rộng quyền bá chủ khu vực. Bất chấp mọi quan điểm, New Delhi không hề nhượng bộ.
Truyền thông Ấn Độ đã thẳng thừng bác bỏ tin tức của truyền thông Trung Quốc nói rằng quân đội Trung Quốc đã “tiêu diệt” 158 binh sĩ Ấn Độ và bắn tên lửa qua biên giới ở khu vực Sikkim.
Hiện nay, Ấn Độ có gần 200.000 binh sĩ đóng quân ở các khu vực tranh chấp với Trung Quốc, gấp 15-20 lần quân số của lực lượng Trung Quốc. Ấn Độ đã chuẩn bị “đánh lâu dài” ở khu vực Doklam và không có dấu hiệu rút quân.
Giới quan sát nhận định, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn căng thẳng nhưng hai bên sẽ khó có thể khai chiến với nhau, vì sẽ gây tổn thất to lớn và khôn lường. Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng quân ở biên giới, không khí căng thẳng chẳng khác nào như chiến tranh sắp xảy ra, nhưng đến nay quân đội hai bên vẫn còn đang thăm dò, hoàn toàn không muốn mạo hiểm gây chiến.
Nhìn vào tình hình thực tế, khu vực Doklam không phải là một nơi lý tưởng để tác chiến khi có địa hình gập ghềnh và đường sá không thuận lợi. Do sức ép hậu cần, sư đoàn miền núi cho dù áp dụng cách làm tấn công thì chiến tuyến cũng tương đối ngắn, cùng khả năng tác chiến liên tục rất hạn chế.
Nếu xung đột xảy ra, lựa chọn ưu tiên của hai bên sẽ là “đánh nhanh thắng nhanh”, tiến hành một cuộc chiến mang tính “đỏ đen”. Cuộc tập trận bắn đạn thật hay lời lẽ dọa nạt từ phía Trung Quốc chỉ dừng lại ở mức “nắn gân” và khó xảy ra đụng độ lớn, chứ chưa nói tới xung đột lớn.
Với sức mạnh quân sự hiện nay, một cuộc đụng độ quân sự lớn nếu xảy ra sẽ vô cùng khó kiểm soát, có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho cả hai bên. Nhiều chuyên gia còn nhấn mạnh, sức mạnh quân sự của Ấn Độ hiện nay không chiếm ưu thế so với Trung Quốc, tức là nếu khai chiến thì sẽ khó thắng được Trung Quốc.
Tất nhiên, Ấn Độ đã và đang có nhiều bước đi cụ thể để tăng cường sức mạnh quốc phòng (với việc thử nghiệm nhiều loại vũ khí chiến lược) cũng như liên kết với nhiều quốc gia khác để ứng phó với thế trận của Trung Quốc.
Ngoài ra, Ấn Độ không mong muốn xảy ra xung đột, đồng thời hy vọng căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử để hợp tác giải quyết cuộc đối đầu, làm cho quan hệ Trung - Ấn quay trở lại quỹ đạo bình thường, tránh gây thiệt hại lớn cho quan hệ song phương.
Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với những quốc gia nằm trong tầm ảnh hưởng của Ấn Độ, bằng chiến lược “cắt lát xúc xích” để “nuốt” những vùng đất Trung Quốc tự nhận là của mình. Do đó, Bắc Kinh hoàn toàn không muốn để xảy ra chiến tranh với New Delhi, bởi lẽ việc thúc đẩy chiến lược ở khu vực Nam Á nhiều năm qua của Trung Quốc sẽ đổ xuống sông xuống biển.
Rõ ràng, một cuộc chiến sẽ không có lợi cho bên nào vì Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ thương mại chặt chẽ và đôi bên đều có những bận tâm khác về an ninh cho nên khó có thể gánh thêm một cuộc chiến.
Tuy nhiên, theo nhận định chung thì khó mà thấy căng thẳng có thể dịu đi một cách nhanh chóng vì Trung Quốc có quan điểm rất cứng rắn, có thái độ khiêu khích và muốn kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ ở Nam Á. Thế nên, hai bên có lẽ sẽ chơi trò “vờn nhau” để tận dụng thời gian chuẩn bị cho một kịch bản đối đầu tương đối xa vời. Nguồn ảnh: QQ.
Trung Quốc và Liên Xô dù từng là đồng minh thân cận, cũng đã vướng phải xung đột biên giới nảy lửa hồi năm 1969. Nguồn: Ru30.