Trận không chiến tại Nis diễn ra vào ngày 7/11/1944 đã suýt nữa khiến Mỹ và Liên Xô kéo nhau vào cuộc chiến mới ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.Vụ việc xảy ra khi quân Liên Xô đang ẩn nấp trong thành phố Nis của Nam Tư. Trong khi đó, các máy bay ném bom của Mỹ đã tấn công thẳng vào thành phố này, khiến quân đội Liên Xô chịu thiệt hại về nhân mạng. Nguồn ảnh: Warhistory.Các máy bay ném bom khi đó được Mỹ sử dụng là loại P-38. Đến nay nguyên nhân dẫn đến vụ việc vẫn còn là một ẩn số và vẫn chưa được giải đáp dù cuộc chiến đã lùi xa. Nguồn ảnh: Warhistory.Nhiều giả thiết đã được đặt ra như Không quân Mỹ oanh tạc nhầm, Mỹ tấn công một cách vô ý do Liên Xô khiêu khích hoặc thậm chí có nhiều sử gia còn khẳng định Mỹ có ý định đẩy bộ binh Liên Xô ra khỏi thành phố này. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên nguyên do của trận Nis tới nay vẫn còn là bí ẩn vì cả Mỹ lẫn Liên Xô và Nga sau này đều không nhắc tới vụ việc, cho rằng đây chỉ là một sai lầm trong hiệp đồng và không ảnh hưởng tới mục tiêu chung của hai bên khi đó là chiến thắng phát xít càng nhanh càng tốt. Nguồn ảnh: Warhistory.Ngay sau khi Không quân Mỹ ném bom xuống vị trí ẩn nấp của Liên Xô, phía Liên Xô bắt đầu đáp trả với các máy bay chiến đầu Yak-3 và Yak-9 được điều lên để đánh chặn máy bay ném bom của Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.Do khoảng cách giao tranh của các phi công chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là rất gần, chỉ khoảng dưới 100 mét nên chắc chắn các phi công của hai nước đã nhận ra nhau, nhưng không hiểu sao họ vẫn tiếp tục... lao vào bắn phá lẫn nhau như kẻ thù. Nguồn ảnh: Warhistory.Cuộc không chiến nảy lửa diễn ra suốt 15 phút trên không, trong khi đó các binh lính Hồng quân dưới mặt đất đã liều lĩnh leo lên các nóc nhà cao tầng để vẫy cờ, ra hiệu cho các phi công P-38 của Mỹ rằng đây là đồng minh. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên phía Mỹ vẫn cực kỳ ngoan cố, chỉ chịu rút lui sau khi 5 máy bay P-38 và hai máy bay B-25 bị bắn hạ. Phía Liên Xô cũng mất ba máy bay trong cuộc không chiến và dưới mặt đất có khoảng 30 lính Liên Xô khác thiệt mạng sau pha bỏ bom của Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.Sự việc diễn ra ở cách vùng hoạt động do Không quân Mỹ kiểm soát tới 400 km và rất khó có thể đổ lỗi cho việc... đi lạc. Chưa kể các phi công Mỹ chắc chắn đã nhận ra máy bay tiêm kích của Liên Xô nhưng không hiểu tại sao vẫn nhào vào hỗn chiến cực kỳ máu lửa. Nguồn ảnh: Warhistory.Trước khi trận chiến này xảy ra, nhiều tài liệu còn ghi nhận một pha tấn công khác của không quân Mỹ nhắm vào một đoàn xe của Hồng quân đang hành quân qua Nis khiến 12 lính và sĩ quan Liên Xô thiệt mạng. Nguồn ảnh: Warhistory.Sự việc quân ta đánh quân mình này tới nay vẫn còn bí ẩn và rất khó có thể trách các phi công Mỹ trong trường hợp này, rất có thể họ đã nhận được lệnh tấn công người Liên Xô nhưng mệnh lệnh đó do ai đưa ra và với mục đích cụ thể là gì thì tới nay vẫn là một ẩn số. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Loại máy bay "khủng" nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trận không chiến tại Nis diễn ra vào ngày 7/11/1944 đã suýt nữa khiến Mỹ và Liên Xô kéo nhau vào cuộc chiến mới ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Vụ việc xảy ra khi quân Liên Xô đang ẩn nấp trong thành phố Nis của Nam Tư. Trong khi đó, các máy bay ném bom của Mỹ đã tấn công thẳng vào thành phố này, khiến quân đội Liên Xô chịu thiệt hại về nhân mạng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Các máy bay ném bom khi đó được Mỹ sử dụng là loại P-38. Đến nay nguyên nhân dẫn đến vụ việc vẫn còn là một ẩn số và vẫn chưa được giải đáp dù cuộc chiến đã lùi xa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nhiều giả thiết đã được đặt ra như Không quân Mỹ oanh tạc nhầm, Mỹ tấn công một cách vô ý do Liên Xô khiêu khích hoặc thậm chí có nhiều sử gia còn khẳng định Mỹ có ý định đẩy bộ binh Liên Xô ra khỏi thành phố này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên nguyên do của trận Nis tới nay vẫn còn là bí ẩn vì cả Mỹ lẫn Liên Xô và Nga sau này đều không nhắc tới vụ việc, cho rằng đây chỉ là một sai lầm trong hiệp đồng và không ảnh hưởng tới mục tiêu chung của hai bên khi đó là chiến thắng phát xít càng nhanh càng tốt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngay sau khi Không quân Mỹ ném bom xuống vị trí ẩn nấp của Liên Xô, phía Liên Xô bắt đầu đáp trả với các máy bay chiến đầu Yak-3 và Yak-9 được điều lên để đánh chặn máy bay ném bom của Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do khoảng cách giao tranh của các phi công chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là rất gần, chỉ khoảng dưới 100 mét nên chắc chắn các phi công của hai nước đã nhận ra nhau, nhưng không hiểu sao họ vẫn tiếp tục... lao vào bắn phá lẫn nhau như kẻ thù. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuộc không chiến nảy lửa diễn ra suốt 15 phút trên không, trong khi đó các binh lính Hồng quân dưới mặt đất đã liều lĩnh leo lên các nóc nhà cao tầng để vẫy cờ, ra hiệu cho các phi công P-38 của Mỹ rằng đây là đồng minh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên phía Mỹ vẫn cực kỳ ngoan cố, chỉ chịu rút lui sau khi 5 máy bay P-38 và hai máy bay B-25 bị bắn hạ. Phía Liên Xô cũng mất ba máy bay trong cuộc không chiến và dưới mặt đất có khoảng 30 lính Liên Xô khác thiệt mạng sau pha bỏ bom của Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sự việc diễn ra ở cách vùng hoạt động do Không quân Mỹ kiểm soát tới 400 km và rất khó có thể đổ lỗi cho việc... đi lạc. Chưa kể các phi công Mỹ chắc chắn đã nhận ra máy bay tiêm kích của Liên Xô nhưng không hiểu tại sao vẫn nhào vào hỗn chiến cực kỳ máu lửa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trước khi trận chiến này xảy ra, nhiều tài liệu còn ghi nhận một pha tấn công khác của không quân Mỹ nhắm vào một đoàn xe của Hồng quân đang hành quân qua Nis khiến 12 lính và sĩ quan Liên Xô thiệt mạng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sự việc quân ta đánh quân mình này tới nay vẫn còn bí ẩn và rất khó có thể trách các phi công Mỹ trong trường hợp này, rất có thể họ đã nhận được lệnh tấn công người Liên Xô nhưng mệnh lệnh đó do ai đưa ra và với mục đích cụ thể là gì thì tới nay vẫn là một ẩn số. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Loại máy bay "khủng" nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.