Hình ảnh vừa lộ diện trên mạng xã hội Vk (một mạng xã hội giống với Facebook nhưng do Nga phát triển) đã cho thấy hình ảnh về một thiết bị mới được đặt trên tàu ngầm hạt nhân BS-64 thuộc Project 667BDRM. Thiết bị này được cho là có khả năng kết nối với tàu ngầm cứu hộ Đề án 18270 Bester - một loại phương tiện cứu hộ Nga mới giới thiệu hồi năm 2016. Nguồn ảnh: Vk.BS-64 là tàu ngầm hạt nhân được đóng theo lớp Delta IV của Hải quân Liên Xô và ban đầu mang tên K-64. Tới năm 1999, chiếc BS-64 đã bị loại biên. Tới năm 2002, nó mới được đổi tên thành BS-64 và được quay trở lại biên chế Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.Tuy nhiên vào thời điểm này, phần "lưng gù" của chiếc K-64 đã được loại bỏ, chiếc BS-64 đã không còn giữ nhiệm vụ của một tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo nữa mà trở thành tàu ngầm nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: Subsim.Tới năm 2008, tàu vẫn tiếp tục nằm trong cảng sửa chữa tại Zvezdochka để hoàn thành việc hoán đổi nó từ một tàu ngầm chiến đấu sang một tàu ngầm nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: Military.Tháng 8/2015, tàu ngầm BS-64 mới hoàn thiện và được hạ thủy lần thứ hai, sau đó là quá trình thử nghiệm trên biển bắt đầu từ tháng 10/2016. Cuối năm 2016, tàu ngầm BS-64 được bàn giao cho Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Submer.Thiết bị cứu hộ vừa mới được lộ diện trên tàu BS-64 được cho là tương thích với tàu cứu hộ tàu ngầm Đề án 18270 được Nga giới thiệu năm 2016. Loại tàu ngày được chế tạo để cứu hộ thủy thủ đoàn từ những tàu ngầm bị đắm dưới biển ở độ sâu lớn - độ sâu mà thủy thủ đoàn không thể thoát ra ngoài theo cách thông thường. Nguồn ảnh: Military.Việc được trang bị các hệ thống cứu hộ là điều bắt buộc trên các tàu ngầm nghiên cứu biển vì ngoài các thành viên thủy thủ đoàn, trên tàu còn có sự có mặt của các nhân viên nghiên cứu khoa học - những bộ não cực kỳ đắt giá của bất cứ quốc gia nào. Nguồn ảnh: Class.Có độ giãn nước tối đa 18.000 tấn khi lặn, tàu ngầm BS-64 được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân loại VM4-SG, có tốc độ di chuyển tối đa khi lặn là 24 hải lý/giờ, tương đương 44km/h. Tàu ngầm BS-64 được cho là có khả năng lặn sâu tối đa tới 350 mét thậm chí hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.Tàu có biên chế 135 thủy thủ đoàn và sĩ quan, kèm theo đó là khả năng hoạt động liên tục 80 ngày trên biển không nghỉ. Hiện tại một số tàu ngầm hạt nhân lớp Delta của Liên Xô vẫn tiếp tục được hoạt động trong Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Atlantic. Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm hạt nhân lớp Delta của Liên Xô rẽ sóng ra biển. Nguồn: Net-film.ru.
Hình ảnh vừa lộ diện trên mạng xã hội Vk (một mạng xã hội giống với Facebook nhưng do Nga phát triển) đã cho thấy hình ảnh về một thiết bị mới được đặt trên tàu ngầm hạt nhân BS-64 thuộc Project 667BDRM. Thiết bị này được cho là có khả năng kết nối với tàu ngầm cứu hộ Đề án 18270 Bester - một loại phương tiện cứu hộ Nga mới giới thiệu hồi năm 2016. Nguồn ảnh: Vk.
BS-64 là tàu ngầm hạt nhân được đóng theo lớp Delta IV của Hải quân Liên Xô và ban đầu mang tên K-64. Tới năm 1999, chiếc BS-64 đã bị loại biên. Tới năm 2002, nó mới được đổi tên thành BS-64 và được quay trở lại biên chế Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tuy nhiên vào thời điểm này, phần "lưng gù" của chiếc K-64 đã được loại bỏ, chiếc BS-64 đã không còn giữ nhiệm vụ của một tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo nữa mà trở thành tàu ngầm nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: Subsim.
Tới năm 2008, tàu vẫn tiếp tục nằm trong cảng sửa chữa tại Zvezdochka để hoàn thành việc hoán đổi nó từ một tàu ngầm chiến đấu sang một tàu ngầm nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: Military.
Tháng 8/2015, tàu ngầm BS-64 mới hoàn thiện và được hạ thủy lần thứ hai, sau đó là quá trình thử nghiệm trên biển bắt đầu từ tháng 10/2016. Cuối năm 2016, tàu ngầm BS-64 được bàn giao cho Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Submer.
Thiết bị cứu hộ vừa mới được lộ diện trên tàu BS-64 được cho là tương thích với tàu cứu hộ tàu ngầm Đề án 18270 được Nga giới thiệu năm 2016. Loại tàu ngày được chế tạo để cứu hộ thủy thủ đoàn từ những tàu ngầm bị đắm dưới biển ở độ sâu lớn - độ sâu mà thủy thủ đoàn không thể thoát ra ngoài theo cách thông thường. Nguồn ảnh: Military.
Việc được trang bị các hệ thống cứu hộ là điều bắt buộc trên các tàu ngầm nghiên cứu biển vì ngoài các thành viên thủy thủ đoàn, trên tàu còn có sự có mặt của các nhân viên nghiên cứu khoa học - những bộ não cực kỳ đắt giá của bất cứ quốc gia nào. Nguồn ảnh: Class.
Có độ giãn nước tối đa 18.000 tấn khi lặn, tàu ngầm BS-64 được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân loại VM4-SG, có tốc độ di chuyển tối đa khi lặn là 24 hải lý/giờ, tương đương 44km/h. Tàu ngầm BS-64 được cho là có khả năng lặn sâu tối đa tới 350 mét thậm chí hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu có biên chế 135 thủy thủ đoàn và sĩ quan, kèm theo đó là khả năng hoạt động liên tục 80 ngày trên biển không nghỉ. Hiện tại một số tàu ngầm hạt nhân lớp Delta của Liên Xô vẫn tiếp tục được hoạt động trong Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Atlantic.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm hạt nhân lớp Delta của Liên Xô rẽ sóng ra biển. Nguồn: Net-film.ru.