Dựa trên các hình ảnh được chụp tại một sân bay chưa được xác định, thì đã có ít nhất một máy bay IL-62M và một máy bay vận tải quân sự An-124 của Không quân Nga đã hạ cánh xuống Venezuela trong cuối tuần vừa qua. Các máy bay quân sự này rời căn cứ không quân Chkalovsky của Nga từ hôm 22/03 và đã ghé thăm Syria trước khi lên đường tới Venezuela. Nguồn ảnh: South Front.Trang South Front dẫn một tin quân sự giấu tên cho biết, dẫn đầu phái đoàn quân sự Nga đến Venezuela lần này là Tướng Vasily Tonkoshkurov, - Tham mưu trưởng Lục quân Nga di chuyển trên chiếc IL-62M. Trong khi đó chiếc An-124 mang theo 35 tấn hàng hóa để chuyển giao cho Venezuela, hiện chưa rõ số hàng này là gì. Nguồn ảnh: South Front.Hiện tại Nga là một trong số các quốc gia ủng hộ chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, trước cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Nam Mỹ này. Việc một phái đoàn quân sự cấp cao của Nga đến Venezuela trong giai đoạn phức tạp hiện tại một lẫn nữa thể hiện rõ cam kết bảo vệ thành quả "cách mạng" của Caracas từ Moscow.Hiện nay Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về sự kiện này. Tuy nhiên, các kênh truyền thông lớn của Nga đã dẫn "nguồn tin riêng" cho biết phái đoàn quân sự Nga tới Venezuela để thảo luận những vấn đề song phương, bao gồm cả hợp tác khoa học kỹ thuật quân sự. Nguồn ảnh: BBC.Thông tin trên có phần chính xác với sự xuất hiện của siêu máy bay vận tải Antonov An-124 Ruslan tại Venezuela. Đây là một trong những dòng máy bay vận tải hạng nặng lớn nhất thế giới và nó chỉ xếp sauAn-225 Mriya về khả năng vận tải. Nguồn ảnh: BBC.Siêu vận tải cơ này cất cánh lần đầu từ năm 1982 nhưng tới nay có tổng cộng khoảng 55 chiếc đang được sử dụng. Giá thành sản xuất An-124 vào khoảng từ 70 tới 100 triệu USD cho mỗi chiếc - tuỳ thuộc vào thời điểm đặt hàng. Nguồn ảnh: BBC.Do được thiết kế để chuyên chở các loại hàng hoá quá khổ bằng đường không, An-124 có thiết kế mở cửa ở phía trước thay vì phía sau như thông thường. Khi tải hàng, toàn bộ khoang lái và ca-bin sẽ được mở ra để có không gian di chuyển hàng hoá. Nguồn ảnh: QQ.Siêu máy bay vận tải này có từ 4 tới 6 người vận hành tuỳ thuộc vào từng nhiệm vụ, An-124 có khả năng mang theo tối đa 88 hành khách và có trọng lượng rỗng là 175 tấn trong khi trọng lượng cất cánh tối đa của nó lên tới 405 tấn. Nguồn ảnh: Cargofacts.Được trang bị 4 động cơ D-17T tua-bô, An-124 bay được với tốc độ hành trình khoảng 850 km/h, tốc độ tối đa khoảng 865 km/h và có tầm bay 5200 km khi đầy tải. Trần bay tối đa của chiếc máy bay vận tải này vào khoảng 12.000 mét. Nguồn ảnh: QQ.Hiện tại, chỉ còn duy nhất Nga là quốc gia sử dụng An-124 cho mục đích quân sự. Các quốc gia khác cùng sở hữu An-124 bao gồm Ukraine, UAE và Lybia hiện chỉ còn sử dụng loại vận tải cơ này cho mục đích dân sự. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Siêu vận tải cơ An-124 cất cánh.
Dựa trên các hình ảnh được chụp tại một sân bay chưa được xác định, thì đã có ít nhất một máy bay IL-62M và một máy bay vận tải quân sự An-124 của Không quân Nga đã hạ cánh xuống Venezuela trong cuối tuần vừa qua. Các máy bay quân sự này rời căn cứ không quân Chkalovsky của Nga từ hôm 22/03 và đã ghé thăm Syria trước khi lên đường tới Venezuela. Nguồn ảnh: South Front.
Trang South Front dẫn một tin quân sự giấu tên cho biết, dẫn đầu phái đoàn quân sự Nga đến Venezuela lần này là Tướng Vasily Tonkoshkurov, - Tham mưu trưởng Lục quân Nga di chuyển trên chiếc IL-62M. Trong khi đó chiếc An-124 mang theo 35 tấn hàng hóa để chuyển giao cho Venezuela, hiện chưa rõ số hàng này là gì. Nguồn ảnh: South Front.
Hiện tại Nga là một trong số các quốc gia ủng hộ chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, trước cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Nam Mỹ này. Việc một phái đoàn quân sự cấp cao của Nga đến Venezuela trong giai đoạn phức tạp hiện tại một lẫn nữa thể hiện rõ cam kết bảo vệ thành quả "cách mạng" của Caracas từ Moscow.
Hiện nay Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về sự kiện này. Tuy nhiên, các kênh truyền thông lớn của Nga đã dẫn "nguồn tin riêng" cho biết phái đoàn quân sự Nga tới Venezuela để thảo luận những vấn đề song phương, bao gồm cả hợp tác khoa học kỹ thuật quân sự. Nguồn ảnh: BBC.
Thông tin trên có phần chính xác với sự xuất hiện của siêu máy bay vận tải Antonov An-124 Ruslan tại Venezuela. Đây là một trong những dòng máy bay vận tải hạng nặng lớn nhất thế giới và nó chỉ xếp sauAn-225 Mriya về khả năng vận tải. Nguồn ảnh: BBC.
Siêu vận tải cơ này cất cánh lần đầu từ năm 1982 nhưng tới nay có tổng cộng khoảng 55 chiếc đang được sử dụng. Giá thành sản xuất An-124 vào khoảng từ 70 tới 100 triệu USD cho mỗi chiếc - tuỳ thuộc vào thời điểm đặt hàng. Nguồn ảnh: BBC.
Do được thiết kế để chuyên chở các loại hàng hoá quá khổ bằng đường không, An-124 có thiết kế mở cửa ở phía trước thay vì phía sau như thông thường. Khi tải hàng, toàn bộ khoang lái và ca-bin sẽ được mở ra để có không gian di chuyển hàng hoá. Nguồn ảnh: QQ.
Siêu máy bay vận tải này có từ 4 tới 6 người vận hành tuỳ thuộc vào từng nhiệm vụ, An-124 có khả năng mang theo tối đa 88 hành khách và có trọng lượng rỗng là 175 tấn trong khi trọng lượng cất cánh tối đa của nó lên tới 405 tấn. Nguồn ảnh: Cargofacts.
Được trang bị 4 động cơ D-17T tua-bô, An-124 bay được với tốc độ hành trình khoảng 850 km/h, tốc độ tối đa khoảng 865 km/h và có tầm bay 5200 km khi đầy tải. Trần bay tối đa của chiếc máy bay vận tải này vào khoảng 12.000 mét. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện tại, chỉ còn duy nhất Nga là quốc gia sử dụng An-124 cho mục đích quân sự. Các quốc gia khác cùng sở hữu An-124 bao gồm Ukraine, UAE và Lybia hiện chỉ còn sử dụng loại vận tải cơ này cho mục đích dân sự. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Siêu vận tải cơ An-124 cất cánh.