Trạm vô tuyến vũ trụ Liên Xô bao gồm rất nhiều các ăng-ten thu-phát tín hiệu cường độ cao và cả một ống kính thiên văn khổng lồ được xây dựng từ đầu những năm 1970 của thế kỷ trước trên bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: Englishrussia.Sử dĩ các nhà khoa học Liên Xô khi ấy quyết định đặt trạm vô tuyến vũ trụ ở đây là do trên toàn lãnh thổ Liên Xô lúc bấy giờ số lượng ngày nắng, trời quang mây trong năm ở Crimea là nhiều nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của kính thiên văn. Tại những địa điểm khác rất như trong nội địa nước Nga nhiều khu vực có số ngày sương mù lên đến 200 ngày/năm, khiến kính thiên văn không thể hoạt động liên tục được. Nguồn ảnh: Englishrussia.Trạm vô tuyến vũ trụ này có tên Yevpatoria RT-70 hay còn được gọi ngắn gọn là Trạm 70. Tuy nhiên trong một vài tài liệu của Liên Xô, Trạm 70 còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Trạm vô tuyến Crimea, trạm Evpatoria Planetary Radar (gọi tắt là Trạm EPR). Nguồn ảnh: Englishrussia.Quá trình xây dựng trạm kéo dài 6 năm từ 1973 tới 1978 thì hoàn thành, trạm bao gồm một ăng-ten phát sóng lớn nhất có đường kính lên tới 70 m, có khả năng phát và ghi nhận tín hiệu với cường độ từ 5 gigahertz tới 300 gigahertz, một con số khổng lồ ở thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Englishrussia.Ngoài ra trong tổ hợp trạm trên đảo Crimea còn có các hệ thống ăng-ten nhỏ hơn có đường kính khoảng 20 mét. Trạm 70 là 1 trong số 2 trạm vô tuyến vũ trụ duy nhất trên thế giới được sử dụng vào việc phát tín hiệu ra ngoài vũ trụ rộng lớn để tìm kiếm các nền văn minh khác trong khắp thiên hà. Nguồn ảnh: Englishrussia.Trong các năm 1999, 2001, 2003 và 2008 Trạm RT-70 đã phát đi 4 thông điệp gửi tới các nền văn minh ngoài trái đất trong đó gồm có các bản nhạc giao hưởng của Mozart, những đoạn phim giới thiệu về Trái Đất, phim giới thiệu về con người và các lời chào được ghi lại bằng tất cả các ngôn ngữ trên khắp thế giới, tất nhiên là Trạm RT-70 vẫn chưa nhận được hồi âm nào. Nguồn ảnh: Englishrussia.Hiện Trạm RT-70 vẫn còn đang tiếp tục được nâng cấp và hoạt động, trạm được điều hành bởi nhiều nhà khoa học tới từ khắp nơi trên thế giới trong đó phần lớn là từ Nga. Nguồn ảnh: Englishrussia.Hình ảnh của trạm vô tuyến vũ trụ RT-70 này còn được in trên tờ tiền mệnh giá 100 rúp của Nga. Nguồn ảnh: Englishrussia.
Trạm vô tuyến vũ trụ Liên Xô bao gồm rất nhiều các ăng-ten thu-phát tín hiệu cường độ cao và cả một ống kính thiên văn khổng lồ được xây dựng từ đầu những năm 1970 của thế kỷ trước trên bán đảo Crimea. Nguồn ảnh: Englishrussia.
Sử dĩ các nhà khoa học Liên Xô khi ấy quyết định đặt trạm vô tuyến vũ trụ ở đây là do trên toàn lãnh thổ Liên Xô lúc bấy giờ số lượng ngày nắng, trời quang mây trong năm ở Crimea là nhiều nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của kính thiên văn. Tại những địa điểm khác rất như trong nội địa nước Nga nhiều khu vực có số ngày sương mù lên đến 200 ngày/năm, khiến kính thiên văn không thể hoạt động liên tục được. Nguồn ảnh: Englishrussia.
Trạm vô tuyến vũ trụ này có tên Yevpatoria RT-70 hay còn được gọi ngắn gọn là Trạm 70. Tuy nhiên trong một vài tài liệu của Liên Xô, Trạm 70 còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Trạm vô tuyến Crimea, trạm Evpatoria Planetary Radar (gọi tắt là Trạm EPR). Nguồn ảnh: Englishrussia.
Quá trình xây dựng trạm kéo dài 6 năm từ 1973 tới 1978 thì hoàn thành, trạm bao gồm một ăng-ten phát sóng lớn nhất có đường kính lên tới 70 m, có khả năng phát và ghi nhận tín hiệu với cường độ từ 5 gigahertz tới 300 gigahertz, một con số khổng lồ ở thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Englishrussia.
Ngoài ra trong tổ hợp trạm trên đảo Crimea còn có các hệ thống ăng-ten nhỏ hơn có đường kính khoảng 20 mét. Trạm 70 là 1 trong số 2 trạm vô tuyến vũ trụ duy nhất trên thế giới được sử dụng vào việc phát tín hiệu ra ngoài vũ trụ rộng lớn để tìm kiếm các nền văn minh khác trong khắp thiên hà. Nguồn ảnh: Englishrussia.
Trong các năm 1999, 2001, 2003 và 2008 Trạm RT-70 đã phát đi 4 thông điệp gửi tới các nền văn minh ngoài trái đất trong đó gồm có các bản nhạc giao hưởng của Mozart, những đoạn phim giới thiệu về Trái Đất, phim giới thiệu về con người và các lời chào được ghi lại bằng tất cả các ngôn ngữ trên khắp thế giới, tất nhiên là Trạm RT-70 vẫn chưa nhận được hồi âm nào. Nguồn ảnh: Englishrussia.
Hiện Trạm RT-70 vẫn còn đang tiếp tục được nâng cấp và hoạt động, trạm được điều hành bởi nhiều nhà khoa học tới từ khắp nơi trên thế giới trong đó phần lớn là từ Nga. Nguồn ảnh: Englishrussia.
Hình ảnh của trạm vô tuyến vũ trụ RT-70 này còn được in trên tờ tiền mệnh giá 100 rúp của Nga. Nguồn ảnh: Englishrussia.