Theo trang mạng QQ, vào cuối tháng 10 vừa rồi, Hải quân Mỹ đã tiếp tục chương trình thu hồi thử nghiệm tàu vũ trụ Orion trên biển trong tình huống giả định trở về Trái Đất sau chuyến hành trình lên Sao Hỏa. Orion là thế hệ tàu vũ trụ có người tiếp theo của Mỹ đang được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển, nó kích thước lớn hơn nhiều so với tàu vũ trụ Apollo từng được Mỹ phóng lên Mặt Trăng. Nguồn ảnh: QQ.Đợt thử nghiệm tàu vũ trụ Orion lần này là một trong những hoạt động hợp tác thường xuyên giữa NASA và Lầu Năm Góc trong các chương trình nghiên cứu không gian. Làm nhiệm vụ thu hồi tàu Orion lần này là tàu đổ bộ USS San Diego (LPD-22). Nguồn ảnh: QQ.Bài thử nghiệm trên được NASA thực hiện tại Thái Bình Dương, với tình huống được đặt ra là tàu Orion hạ cánh thành công xuống mặt biển và gửi tín hiệu khẩn cấp tới tàu USS San Diego. Bên cạnh nhiệm vụ thu hồi Orion, USS San Diego còn được sử dụng như một trung tâm chỉ huy của toàn bộ chiến dịch này. Nguồn ảnh: QQ.Tàu vũ trụ Orion được xem là mắt xích quan trọng nhất trong chương trình thám hiểm Sao Hỏa của NASA hiện tại. Các chương trình tiền thân của Orion được khởi động từ năm 2004. Tuy nhiên cho đến nay sau hơn 10 năm phát triển với vô số lần thay đổi Orion vẫn chưa thực sự hoàn thiện cho một chuyến đi hai chiều lên Sao Hỏa. Nguồn ảnh: QQ.Bên cạnh tham gia vào chương trình thám hiểm sao hỏa, Orion còn có thể được sử dụng để chuyên chở tới 6 phi hành gia của Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế ISS vốn lâu nay do người Nga phụ trách kể từ khi NASA cho nghỉ hưu các tàu vũ trụ con thoi. Nguồn ảnh: QQ.Và nếu người Mỹ muốn quay lại Mặt Trăng thì Orion cũng sẽ là lựa chọn số một và phi hành đoàn lần này sẽ là bốn người. Theo kế hoạch, Orion đã phải được phóng thử nghiệm từ năm 2015 nhưng do thiếu ngân sách kế hoạch trên bị đình lại vô thời hạn vào năm 2010. Nguồn ảnh: QQ.Đến mãi năm 2014 chương trình phát triển Orion mới được tái khởi động trở lại. Kích thước đường kính của Orion khoảng 5m và toàn bộ khối làm việc nặng hơn 25 tấn và có kích thước lớn hơn tàu Apollo 2.5 lần. Nguồn ảnh: QQ.Trong ảnh là nguyên mẫu tàu Orion được thu hồi thành công lên trên tàu USS San Diego. Nguồn ảnh: QQ.Để có thể thu hồi tàu Orion các thợ lặn của Hải quân Mỹ phải trải qua các khóa huấn luyện đặc biệt với mục tiêu chính là cố định con tàu vũ trụ này với các tàu kéo lai dắt về tàu mẹ (USS San Diego). Nguồn ảnh: QQ.Trong các đợt thử nghiệm gần đây các nguyên mẫu Orion đều được thả từ các máy bay vận tải quân sự C-17 xuống vùng biển thử nghiệm, bản thân con tàu cũng được thiết kế đặc biệt để có thể hạ cánh xuống nước ngay cả khi với 2 dù chính trong tổng số 4 dù được mở ra trong quá trình hạ cánh. Nguồn ảnh: QQ.
Theo trang mạng QQ, vào cuối tháng 10 vừa rồi, Hải quân Mỹ đã tiếp tục chương trình thu hồi thử nghiệm tàu vũ trụ Orion trên biển trong tình huống giả định trở về Trái Đất sau chuyến hành trình lên Sao Hỏa. Orion là thế hệ tàu vũ trụ có người tiếp theo của Mỹ đang được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển, nó kích thước lớn hơn nhiều so với tàu vũ trụ Apollo từng được Mỹ phóng lên Mặt Trăng. Nguồn ảnh: QQ.
Đợt thử nghiệm tàu vũ trụ Orion lần này là một trong những hoạt động hợp tác thường xuyên giữa NASA và Lầu Năm Góc trong các chương trình nghiên cứu không gian. Làm nhiệm vụ thu hồi tàu Orion lần này là tàu đổ bộ USS San Diego (LPD-22). Nguồn ảnh: QQ.
Bài thử nghiệm trên được NASA thực hiện tại Thái Bình Dương, với tình huống được đặt ra là tàu Orion hạ cánh thành công xuống mặt biển và gửi tín hiệu khẩn cấp tới tàu USS San Diego. Bên cạnh nhiệm vụ thu hồi Orion, USS San Diego còn được sử dụng như một trung tâm chỉ huy của toàn bộ chiến dịch này. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu vũ trụ Orion được xem là mắt xích quan trọng nhất trong chương trình thám hiểm Sao Hỏa của NASA hiện tại. Các chương trình tiền thân của Orion được khởi động từ năm 2004. Tuy nhiên cho đến nay sau hơn 10 năm phát triển với vô số lần thay đổi Orion vẫn chưa thực sự hoàn thiện cho một chuyến đi hai chiều lên Sao Hỏa. Nguồn ảnh: QQ.
Bên cạnh tham gia vào chương trình thám hiểm sao hỏa, Orion còn có thể được sử dụng để chuyên chở tới 6 phi hành gia của Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế ISS vốn lâu nay do người Nga phụ trách kể từ khi NASA cho nghỉ hưu các tàu vũ trụ con thoi. Nguồn ảnh: QQ.
Và nếu người Mỹ muốn quay lại Mặt Trăng thì Orion cũng sẽ là lựa chọn số một và phi hành đoàn lần này sẽ là bốn người. Theo kế hoạch, Orion đã phải được phóng thử nghiệm từ năm 2015 nhưng do thiếu ngân sách kế hoạch trên bị đình lại vô thời hạn vào năm 2010. Nguồn ảnh: QQ.
Đến mãi năm 2014 chương trình phát triển Orion mới được tái khởi động trở lại. Kích thước đường kính của Orion khoảng 5m và toàn bộ khối làm việc nặng hơn 25 tấn và có kích thước lớn hơn tàu Apollo 2.5 lần. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là nguyên mẫu tàu Orion được thu hồi thành công lên trên tàu USS San Diego. Nguồn ảnh: QQ.
Để có thể thu hồi tàu Orion các thợ lặn của Hải quân Mỹ phải trải qua các khóa huấn luyện đặc biệt với mục tiêu chính là cố định con tàu vũ trụ này với các tàu kéo lai dắt về tàu mẹ (USS San Diego). Nguồn ảnh: QQ.
Trong các đợt thử nghiệm gần đây các nguyên mẫu Orion đều được thả từ các máy bay vận tải quân sự C-17 xuống vùng biển thử nghiệm, bản thân con tàu cũng được thiết kế đặc biệt để có thể hạ cánh xuống nước ngay cả khi với 2 dù chính trong tổng số 4 dù được mở ra trong quá trình hạ cánh. Nguồn ảnh: QQ.