Khác với nhiều loại chiến đấu cơ phổ biến hiện tại, chiến đấu cơ đắt nhất hành tinh F-35 của Mỹ có cách bố trí khoang lái rất khác biệt với chỉ duy nhất một màn hình hiển thị chính và một màn hình hiển thị phụ ở phía dưới. Nguồn ảnh: Mikevines.Tuy nhiên điểm đặc biệt nhất của F-35 đó là cần điều khiển hướng của máy bay được đặt phía bên tay phải người lái - đối diện với cần điều khiển lực đẩy đặt ở phía bên tay trái. Nguồn ảnh: Aviation.Thông thường, các loại chiến đấu cơ từ trước tới nay nếu sử dụng cần điều khiển kiểu này sẽ đặt cần điều khiển ở giữa - nghĩa là khi phi công ngồi vào vị trí, cần điều khiển sẽ ở giữa hai chân của anh ta. Tuy nhiên kiểu thiết kế này đã được thay đổi trên F-35. Nguồn ảnh: Simulator.Lockheed Martin từng khẳng định, kiểu đặt cần điều khiển ở phía bên tay phải sẽ giúp phi công đỡ phải với tay khi điều khiển - giúp phi công thoải mái hơn trong những chuyến bay dài và đặc biệt là trong tình huống không chiến. Nguồn ảnh: Simulator.Ở vị trí giữa, thay vào vị trí của cần điều khiển trước đây là hệ thống giật ghế phóng thoát hiểm của máy bay. Trong tình huống hỗn loạn, phi công có thể sẽ nhầm lẫn giữa cần điều khiển và cần giật phóng ghế thoát hiểm. Tuy nhiên Lockheed Martin khẳng định điều này không thể xảy ra ở những phi công có kinh nghiệm. Nguồn ảnh: Simulator.Phần lớn các phi công lái F-35 hiện tại của Mỹ đều là các phi công lái chiến đấu cơ F-15 hay F-18 chuyển loại. Vậy nên sử dụng cần lái đặt ở giữa hai chân dường như là một thói quen khó bỏ với họ và cần nhiều trăm giờ bay để những phi công này có thể quen với kiểu đặt cần ở phía bên tay phải như trên chiếc F-35. Nguồn ảnh: Pinterest.Tư thế thoải mái của phi công khi sử dụng cần lái ở phía bên tay phải. Tuy nhiên khi bấm nút trên bảng điều khiển, phi công dường như sẽ phải vươn người về phía trước và rời tay ra xa khỏi cần điều khiển. Nguồn ảnh: Boeing.Khoang lái của F-35 hết sức đơn giản với duy nhất một màn hình hiển thị tình trạng bay và một màn hình nhỏ hiển thị độ cân bằng của máy bay. Đây là thiết kế tối giản nhất mà Lockheed Martin có thể rút gọn được trên chiếc F-35. Nguồn ảnh: Simulator.Toàn bộ hệ thống màn hình hiển thị cỡ lớn của F-35 được Lockheed Martin thiết kế theo kiểu mô-đun. Khi gặp hỏng hóc, thợ máy có thể dễ dàng tháo rời toàn bộ hệ thống này và thay thế bằng hệ thống mới - đảm bảo khả năng sửa chữa nhanh chóng nhất có thể. Nguồn ảnh: F-35.Màn hình hiển thị này có thể thay đổi cách thức hiển thị, các thông số hiển thị và vị trí hiển thị dễ dàng theo thói quen của từng phi công sử dụng. Điều này giúp các phi công có thể tuỳ chỉnh chiến đấu cơ theo thói quen của mình, giúp họ đạt hiệu năng chiến đấu cao nhất. Nguồn ảnh: Aviation. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh F-35B của Mỹ cất - hạ cánh thẳng đứng từ tàu sân bay.
Khác với nhiều loại chiến đấu cơ phổ biến hiện tại, chiến đấu cơ đắt nhất hành tinh F-35 của Mỹ có cách bố trí khoang lái rất khác biệt với chỉ duy nhất một màn hình hiển thị chính và một màn hình hiển thị phụ ở phía dưới. Nguồn ảnh: Mikevines.
Tuy nhiên điểm đặc biệt nhất của F-35 đó là cần điều khiển hướng của máy bay được đặt phía bên tay phải người lái - đối diện với cần điều khiển lực đẩy đặt ở phía bên tay trái. Nguồn ảnh: Aviation.
Thông thường, các loại chiến đấu cơ từ trước tới nay nếu sử dụng cần điều khiển kiểu này sẽ đặt cần điều khiển ở giữa - nghĩa là khi phi công ngồi vào vị trí, cần điều khiển sẽ ở giữa hai chân của anh ta. Tuy nhiên kiểu thiết kế này đã được thay đổi trên F-35. Nguồn ảnh: Simulator.
Lockheed Martin từng khẳng định, kiểu đặt cần điều khiển ở phía bên tay phải sẽ giúp phi công đỡ phải với tay khi điều khiển - giúp phi công thoải mái hơn trong những chuyến bay dài và đặc biệt là trong tình huống không chiến. Nguồn ảnh: Simulator.
Ở vị trí giữa, thay vào vị trí của cần điều khiển trước đây là hệ thống giật ghế phóng thoát hiểm của máy bay. Trong tình huống hỗn loạn, phi công có thể sẽ nhầm lẫn giữa cần điều khiển và cần giật phóng ghế thoát hiểm. Tuy nhiên Lockheed Martin khẳng định điều này không thể xảy ra ở những phi công có kinh nghiệm. Nguồn ảnh: Simulator.
Phần lớn các phi công lái F-35 hiện tại của Mỹ đều là các phi công lái chiến đấu cơ F-15 hay F-18 chuyển loại. Vậy nên sử dụng cần lái đặt ở giữa hai chân dường như là một thói quen khó bỏ với họ và cần nhiều trăm giờ bay để những phi công này có thể quen với kiểu đặt cần ở phía bên tay phải như trên chiếc F-35. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tư thế thoải mái của phi công khi sử dụng cần lái ở phía bên tay phải. Tuy nhiên khi bấm nút trên bảng điều khiển, phi công dường như sẽ phải vươn người về phía trước và rời tay ra xa khỏi cần điều khiển. Nguồn ảnh: Boeing.
Khoang lái của F-35 hết sức đơn giản với duy nhất một màn hình hiển thị tình trạng bay và một màn hình nhỏ hiển thị độ cân bằng của máy bay. Đây là thiết kế tối giản nhất mà Lockheed Martin có thể rút gọn được trên chiếc F-35. Nguồn ảnh: Simulator.
Toàn bộ hệ thống màn hình hiển thị cỡ lớn của F-35 được Lockheed Martin thiết kế theo kiểu mô-đun. Khi gặp hỏng hóc, thợ máy có thể dễ dàng tháo rời toàn bộ hệ thống này và thay thế bằng hệ thống mới - đảm bảo khả năng sửa chữa nhanh chóng nhất có thể. Nguồn ảnh: F-35.
Màn hình hiển thị này có thể thay đổi cách thức hiển thị, các thông số hiển thị và vị trí hiển thị dễ dàng theo thói quen của từng phi công sử dụng. Điều này giúp các phi công có thể tuỳ chỉnh chiến đấu cơ theo thói quen của mình, giúp họ đạt hiệu năng chiến đấu cao nhất. Nguồn ảnh: Aviation.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh F-35B của Mỹ cất - hạ cánh thẳng đứng từ tàu sân bay.