Trái ngược với thực tế là các lực lượng quan trọng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương nằm cách biên giới Belarus chỉ vài chục km, người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg gọi Belarus là đối tác chính của NATO trong 25 năm qua."Quan hệ của chúng tôi dựa trên mối quan tâm chung và đối thoại cởi mở. Chúng tôi làm việc với Belarus, ví dụ về tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro"."Chúng tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa nào chống lại một nước đồng minh. Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác và công việc đang làm với Belarus", ông Stoltenberg nói.Đáng nói là mặc dù NATO đã triển khai một số lượng đáng kể quân đội ở biên giới với Belarus, nhưng về phần mình, Minsk đã từ chối trao cho Nga quyền triển khai các căn cứ và cơ sở quân sự trên lãnh thổ của Belarus.Hành động trên của Belarus được đánh giá là thể hiện rõ vị thế của mình đối với chủ quyền quốc gia, bất chấp việc Matxcơva cùng Minsk đã ký hiệp ước thành lập nhà nước liên minh.Đáng chú ý hơn, không chỉ hợp tác về quân sự với NATO, thời gian gần đây Belarus còn có xu hướng mở rộng quan hệ với Liên minh châu Âu - EU rất rõ ràng.Diễn biến trên của Belarus chắc chắn sẽ khiến cho Nga cảm thấy không yên tâm bởi từ lâu Matxcơva đã coi Minsk nằm trong vùng đảm bảo quyền lợi của mình.Việc Belarus ngày càng nghiêng về phía EU và NATO sẽ khiến cho Nga bị mất vùng đệm quan trọng ngăn cách ranh giới Đông - Tây, điều mà Matxcơva luôn lo lắng.Không chỉ có vậy, viễn cảnh Belarus gia nhập NATO mặc dù chưa được nhắc đến nhưng đây là điều mà Nga không thể bỏ qua, khi ngày càng nhiều quốc gia xung quanh coi Nga là thù địch.Khi quan hệ Nga - Ukraine từ anh em trở thành kẻ thù thì Belarus gần như là bức tường duy nhất còn ngăn cách Nga với các nguy cơ lớn đến từ khối quân sự NATO.Trong thời gian tới, nhằm lôi kéo Belarus quay lại với quỹ đạo ảnh hưởng của mình thì có lẽ Nga sẽ phải dành cho quốc gia trong này nhiều lợi ích hơn nữa.Vấn đề này cần đặc biệt lưu tâm bởi mặc dù có vị thế quan trọng như trên, nhưng mới đây Belarus đã tố cáo Nga quá tính toán trong việc cung cấp tiêm kích Su-30SM cho nước này.Thay vì cung cấp miễn phí hay bán giá rẻ để củng cố tuyến phòng thủ từ xa, Nga đã buộc Belarus phải mua Su-30SM với giá cao bởi họ từ chối cho Matxcơva đặt căn cứ quân sự.Nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn, không loại trừ tương lai xa hiệp ước liên minh giữa Nga và Belarus sẽ mất hiệu lực và Minsk sẽ ngả hoàn toàn sang phương Tây.
Trái ngược với thực tế là các lực lượng quan trọng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương nằm cách biên giới Belarus chỉ vài chục km, người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg gọi Belarus là đối tác chính của NATO trong 25 năm qua.
"Quan hệ của chúng tôi dựa trên mối quan tâm chung và đối thoại cởi mở. Chúng tôi làm việc với Belarus, ví dụ về tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro".
"Chúng tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa nào chống lại một nước đồng minh. Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác và công việc đang làm với Belarus", ông Stoltenberg nói.
Đáng nói là mặc dù NATO đã triển khai một số lượng đáng kể quân đội ở biên giới với Belarus, nhưng về phần mình, Minsk đã từ chối trao cho Nga quyền triển khai các căn cứ và cơ sở quân sự trên lãnh thổ của Belarus.
Hành động trên của Belarus được đánh giá là thể hiện rõ vị thế của mình đối với chủ quyền quốc gia, bất chấp việc Matxcơva cùng Minsk đã ký hiệp ước thành lập nhà nước liên minh.
Đáng chú ý hơn, không chỉ hợp tác về quân sự với NATO, thời gian gần đây Belarus còn có xu hướng mở rộng quan hệ với Liên minh châu Âu - EU rất rõ ràng.
Diễn biến trên của Belarus chắc chắn sẽ khiến cho Nga cảm thấy không yên tâm bởi từ lâu Matxcơva đã coi Minsk nằm trong vùng đảm bảo quyền lợi của mình.
Việc Belarus ngày càng nghiêng về phía EU và NATO sẽ khiến cho Nga bị mất vùng đệm quan trọng ngăn cách ranh giới Đông - Tây, điều mà Matxcơva luôn lo lắng.
Không chỉ có vậy, viễn cảnh Belarus gia nhập NATO mặc dù chưa được nhắc đến nhưng đây là điều mà Nga không thể bỏ qua, khi ngày càng nhiều quốc gia xung quanh coi Nga là thù địch.
Khi quan hệ Nga - Ukraine từ anh em trở thành kẻ thù thì Belarus gần như là bức tường duy nhất còn ngăn cách Nga với các nguy cơ lớn đến từ khối quân sự NATO.
Trong thời gian tới, nhằm lôi kéo Belarus quay lại với quỹ đạo ảnh hưởng của mình thì có lẽ Nga sẽ phải dành cho quốc gia trong này nhiều lợi ích hơn nữa.
Vấn đề này cần đặc biệt lưu tâm bởi mặc dù có vị thế quan trọng như trên, nhưng mới đây Belarus đã tố cáo Nga quá tính toán trong việc cung cấp tiêm kích Su-30SM cho nước này.
Thay vì cung cấp miễn phí hay bán giá rẻ để củng cố tuyến phòng thủ từ xa, Nga đã buộc Belarus phải mua Su-30SM với giá cao bởi họ từ chối cho Matxcơva đặt căn cứ quân sự.
Nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn, không loại trừ tương lai xa hiệp ước liên minh giữa Nga và Belarus sẽ mất hiệu lực và Minsk sẽ ngả hoàn toàn sang phương Tây.