Sau nhiều năm vắng bóng tưởng chừng như đã bị loại biên hoàn toàn, các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha bất ngờ xuất hiện trở lại trong một phóng sự của kênh truyền hình QPVN về công tác xây dựng dựng kho bảo quản và niêm cất vũ khí cấp chiến dịch của các đơn vị kỹ thuật thuộc Quân đoàn 2. Nguồn ảnh: QPVN.Đây được xem là những hình ảnh hiếm hoi về BM-13 của Việt Nam kể từ khi chúng được Liên Xô viện trợ cho quân đội ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới sau đó. Được biết hiện tại BM-13 vẫn nằm trong danh mục vũ khí được niêm cất bảo quản của Quân đoàn 2 bên cạnh các loại vũ khí cùng thời với nó như pháo tự hành chống tăng Su-100. Nguồn ảnh: QPVN.Đại tá Lê Ngọc Tân – Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 trong một đợt kiểm tra công tác xây dựng kho chính quy, an toàn tại các đơn vị kỹ thuật thuộc Quân đoàn 2. Bên cạnh ông chính là các tổ hợp pháo phản lực BM-13 Katyusha. Nguồn ảnh: QPVN.Vòng tròn đỏ trong ảnh chính là các dàn phóng đặc trưng của BM-13 với 8 thanh phóng mỗi thành có thể triển khai cùng lúc hai đạn rocket 132mm M-13. Nguồn ảnh: QPVN.Dựa trên những hình ảnh có được đây rất có thể là biến thể BM-13NMM (2B7R) một trong những biến thể nâng cấp cuối cùng của BM-13, nó được Quân đội Liên Xô thông qua vào năm 1966 và được đặt trên khung gầm xe tải cơ sở Zil-131. Nguồn ảnh: kargoteka.info.BM-13NMM không có quá nhiều cải tiến như trên các biến thể BM-13 khác ngoài việc nó sử dụng khung gầm Zil-131, tuy nhiên trọng lượng hành quân của BM-13NMM lại thấp hơn các phiên biển trước khoảng 8,3 tấn và khi chiến đấu chỉ nhỉnh hơn 9 tấn. Nguồn ảnh: lopatov-45.Quân đội Liên Xô không biên chế đại trà BM-13NMM mà chỉ viện trợ hoặc xuất khẩu mẫu pháo phản lực cho các nước thân cận trong những năm 1970, tuy nhiên đôi khi họ vẫn sử dụng BM-13NMM cho đến loại biên hoàn toàn vào năm 1990. Nguồn ảnh: lopatov-45.BM-13 Katyusha là một trong những loại vũ khí đáng sợ nhất được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó có độ chính xác không cao nhưng lượng đạn phóng ra là cực lớn, đủ để bao phủ cả một khu vực rộng và cày nát mọi thứ xung quanh mục tiêu. Nguồn ảnh: topwar.ruDo yêu cầu của chiến tranh, những nguyên mẫu BM-13 Katyusha ban đầu có thiết kế khá đơn giản, bao gồm một giá có gắn những thanh phóng bằng thép, là chỗ đặt đạn phản lực; với bộ khung gập để nâng thanh phóng lên vị trí thuận lợi để khai hỏa. Và mỗi xe phóng có thể triển khai nhiều nhất 16 quả đạn rocket. Nguồn ảnh: topwar.ruĐạn phản lực tiêu chuẩn của BM-13 Katyushalà M-13 có đường kính 132mm, dài 1.800mm và nặng 42kg. Mỗi quả M-13 đều mang theo các đầu đạn nổ cực mạnh nặng22 kg với tầm bắn lên đến 5.400m về sau Liên Xô còn phát triển các biến thể đạn BM-13 với đường kính 82mm M-8 và đường kính 300mm M-30. Nguồn ảnh: topwar.ruMột đơn vị BM-13 Katyusha thường có bốn xe phóng, hai xe tải đạn và hai xe hổ trợ kỹ thuật, trong đó mỗi xe phóng cần tới chiến đấu 6 người. Mỗi xe phóng BM-13 có thể phóng hết loạt đạn của mình chỉ trong từ 7-10 giây với phạm vi khu vực chịu tác động của nó có thể lên đến 400.000 mét vuông cho một đơn vị gồm 4 xe phóng. Nguồn ảnh: topwar.ruCận cảnh hình ảnh một đơn vị BM-13 Katyusha khai hỏa trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với uy lực khiến quân phát xít ở Mặt trận phía Đông kinh hồn bạt vía. Nguồn ảnh: WordPress.com
Sau nhiều năm vắng bóng tưởng chừng như đã bị loại biên hoàn toàn, các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha bất ngờ xuất hiện trở lại trong một phóng sự của kênh truyền hình QPVN về công tác xây dựng dựng kho bảo quản và niêm cất vũ khí cấp chiến dịch của các đơn vị kỹ thuật thuộc Quân đoàn 2. Nguồn ảnh: QPVN.
Đây được xem là những hình ảnh hiếm hoi về BM-13 của Việt Nam kể từ khi chúng được Liên Xô viện trợ cho quân đội ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới sau đó. Được biết hiện tại BM-13 vẫn nằm trong danh mục vũ khí được niêm cất bảo quản của Quân đoàn 2 bên cạnh các loại vũ khí cùng thời với nó như pháo tự hành chống tăng Su-100. Nguồn ảnh: QPVN.
Đại tá Lê Ngọc Tân – Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 trong một đợt kiểm tra công tác xây dựng kho chính quy, an toàn tại các đơn vị kỹ thuật thuộc Quân đoàn 2. Bên cạnh ông chính là các tổ hợp pháo phản lực BM-13 Katyusha. Nguồn ảnh: QPVN.
Vòng tròn đỏ trong ảnh chính là các dàn phóng đặc trưng của BM-13 với 8 thanh phóng mỗi thành có thể triển khai cùng lúc hai đạn rocket 132mm M-13. Nguồn ảnh: QPVN.
Dựa trên những hình ảnh có được đây rất có thể là biến thể BM-13NMM (2B7R) một trong những biến thể nâng cấp cuối cùng của BM-13, nó được Quân đội Liên Xô thông qua vào năm 1966 và được đặt trên khung gầm xe tải cơ sở Zil-131. Nguồn ảnh: kargoteka.info.
BM-13NMM không có quá nhiều cải tiến như trên các biến thể BM-13 khác ngoài việc nó sử dụng khung gầm Zil-131, tuy nhiên trọng lượng hành quân của BM-13NMM lại thấp hơn các phiên biển trước khoảng 8,3 tấn và khi chiến đấu chỉ nhỉnh hơn 9 tấn. Nguồn ảnh: lopatov-45.
Quân đội Liên Xô không biên chế đại trà BM-13NMM mà chỉ viện trợ hoặc xuất khẩu mẫu pháo phản lực cho các nước thân cận trong những năm 1970, tuy nhiên đôi khi họ vẫn sử dụng BM-13NMM cho đến loại biên hoàn toàn vào năm 1990. Nguồn ảnh: lopatov-45.
BM-13 Katyusha là một trong những loại vũ khí đáng sợ nhất được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó có độ chính xác không cao nhưng lượng đạn phóng ra là cực lớn, đủ để bao phủ cả một khu vực rộng và cày nát mọi thứ xung quanh mục tiêu. Nguồn ảnh: topwar.ru
Do yêu cầu của chiến tranh, những nguyên mẫu BM-13 Katyusha ban đầu có thiết kế khá đơn giản, bao gồm một giá có gắn những thanh phóng bằng thép, là chỗ đặt đạn phản lực; với bộ khung gập để nâng thanh phóng lên vị trí thuận lợi để khai hỏa. Và mỗi xe phóng có thể triển khai nhiều nhất 16 quả đạn rocket. Nguồn ảnh: topwar.ru
Đạn phản lực tiêu chuẩn của BM-13 Katyushalà M-13 có đường kính 132mm, dài 1.800mm và nặng 42kg. Mỗi quả M-13 đều mang theo các đầu đạn nổ cực mạnh nặng22 kg với tầm bắn lên đến 5.400m về sau Liên Xô còn phát triển các biến thể đạn BM-13 với đường kính 82mm M-8 và đường kính 300mm M-30. Nguồn ảnh: topwar.ru
Một đơn vị BM-13 Katyusha thường có bốn xe phóng, hai xe tải đạn và hai xe hổ trợ kỹ thuật, trong đó mỗi xe phóng cần tới chiến đấu 6 người. Mỗi xe phóng BM-13 có thể phóng hết loạt đạn của mình chỉ trong từ 7-10 giây với phạm vi khu vực chịu tác động của nó có thể lên đến 400.000 mét vuông cho một đơn vị gồm 4 xe phóng. Nguồn ảnh: topwar.ru
Cận cảnh hình ảnh một đơn vị BM-13 Katyusha khai hỏa trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với uy lực khiến quân phát xít ở Mặt trận phía Đông kinh hồn bạt vía. Nguồn ảnh: WordPress.com