Stridsvagn 103 (strv 103) được coi là mẫu xe tăng cực dị vào thời điểm nó được ra mắt, thậm chí nếu so với các xe tăng thời nay thì nó cũng không hề có chút điểm chung nào. Nguồn ảnh: Warhistory.Mẫu xe tăng cực dị của người Thụy Điển này có nòng pháo cố định, nghĩa là không có khả năng nâng-hạ-xoay dù chỉ là 1 độ. khi bắn cả xe tăng sẽ xoay về hướng mục tiêu và xe có khả năng nâng-hạ khung gầm để chỉnh độ cao-thấp của nòng pháo. Thiết kế kỳ lạ này vốn chỉ tồn tại trên các pháo tự hành chống tăng - xung kích trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhưng với Stridsvagn 103, người ta không gọi nó là pháo chống tăng mà là xe tăng chiến đấu chủ lực. Nguồn ảnh: Warhistory. Xe tăng Stridsvagn 103 được biên chế trong Quân đội Thụy Điển từ 1960 đến 1997 thì bị loại biên thay thế bằng dòng xe tăng Stridsvagn 121 có ngoại hình "bình thường" hơn. Nguồn ảnh: Warhistory.Xe dài 9 mét, rộng 3,6 mét và cao 2,1 mét; trọng lượng của xe từ 43 đến 46 tấn tùy phiên bản. Được trang bị giáp dày 40-70mm, tuy nhiên lớp giáp này được vuốt rất nghiêng và thậm chí còn nghiêng hơn nữa khi xe hạ gầm thấp tối đa, khi đó giáp mặt trước của xe có độ dày tương đương 192-337 mm. Nguồn ảnh: Warhistory.Tăng chủ lực Stridsvagn 103 được trang bị pháo chính L74 105mm với 50 viên đạn. Kíp lái tiêu chuẩn gồm 3 người bao gồm lái xe, xạ thủ và nạp đạn. Tuy nhiên, bản nâng cấp của Strv 103 có khả năng thay thế nạp đạn viên bằng hệ thống nạp đạn tự động giúp kíp lái giảm xuống còn 2 người và tăng tốc độ bắn lên 16-18 viên/phút. Ảnh: Strv 103 cùng hệ thống chống mìn. Nguồn ảnh: Warhistory.Strv 103 khi hạ gầm tối đa - hiếm có xe tăng nào vào thời điểm những năm 1960 "quỳ" được như vậy. Xe được trang bị động cơ tua-bin cung cấp từ 300 đến 490 sức ngựa tùy phiên bản, tốc độ tối đa xe tăng có thể đạt được là 60 km/h. Nguồn ảnh: Attomanen.Một trong những điểm yếu khá lớn của Stridsvagn 103 đó là xe không thể vừa bắn vừa di chuyển cùng lúc do hệ thống ngắm độc đáo của xe không cho phép hệ thống khung gầm của xe vừa nâng-hạ vừa di chuyển. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.Điểm mạnh lớn nhất của xe đó chính là tốc độ và sự cơ động, tốc độ tối đa xe đạt được tuy chỉ khoảng 60 km/h nhưng có thể di chuyển với tốc độ này ngay cả khi lùi, một đặc điểm cực độc trên các dòng xe tăng Thụy Điển giúp kíp lái có thể điều khiển xe thoát khỏi nguy hiểm nhanh chóng mà không cần phải quay đầu xe. Ảnh: Hệ thống lái trong xe có vẻ ngoài giống với ghi-đông xe máy. Nguồn ảnh: Warhistory.Dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên NATO và Mỹ lại không thích ý tưởng về một chiếc xe tăng không tháp pháo của người Thụy Điển cho lắm dù thực tế không một xe tăng nào của Mỹ thời đó có độ chính xác cao bằng chiếc 103 này. Nguồn ảnh: Wikipedia.Đến năm 1997 tất cả các xe tăng Strv 103 đều đã bị loại biên, thay thế cho chúng là dòng Strv 121 (phiên bản tăng chủ lực Leopard 2 xuất khẩu cho Thụy Điểm) và Strv 122. Tuy có tên gọi giống nhau nhưng những dòng xe tăng sau này không hề có những điểm độc đáo như trên chiếc 103 trước đây. Ngày nay, công nghệ nâng-hạ khung gầm làm tăng độ nghiêng của giáp trước cũng được ứng dụng trong một số xe tăng của Nhật. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Stridsvagn 103 (strv 103) được coi là mẫu xe tăng cực dị vào thời điểm nó được ra mắt, thậm chí nếu so với các xe tăng thời nay thì nó cũng không hề có chút điểm chung nào. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mẫu xe tăng cực dị của người Thụy Điển này có nòng pháo cố định, nghĩa là không có khả năng nâng-hạ-xoay dù chỉ là 1 độ. khi bắn cả xe tăng sẽ xoay về hướng mục tiêu và xe có khả năng nâng-hạ khung gầm để chỉnh độ cao-thấp của nòng pháo. Thiết kế kỳ lạ này vốn chỉ tồn tại trên các pháo tự hành chống tăng - xung kích trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhưng với Stridsvagn 103, người ta không gọi nó là pháo chống tăng mà là xe tăng chiến đấu chủ lực. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe tăng Stridsvagn 103 được biên chế trong Quân đội Thụy Điển từ 1960 đến 1997 thì bị loại biên thay thế bằng dòng xe tăng Stridsvagn 121 có ngoại hình "bình thường" hơn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe dài 9 mét, rộng 3,6 mét và cao 2,1 mét; trọng lượng của xe từ 43 đến 46 tấn tùy phiên bản. Được trang bị giáp dày 40-70mm, tuy nhiên lớp giáp này được vuốt rất nghiêng và thậm chí còn nghiêng hơn nữa khi xe hạ gầm thấp tối đa, khi đó giáp mặt trước của xe có độ dày tương đương 192-337 mm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tăng chủ lực Stridsvagn 103 được trang bị pháo chính L74 105mm với 50 viên đạn. Kíp lái tiêu chuẩn gồm 3 người bao gồm lái xe, xạ thủ và nạp đạn. Tuy nhiên, bản nâng cấp của Strv 103 có khả năng thay thế nạp đạn viên bằng hệ thống nạp đạn tự động giúp kíp lái giảm xuống còn 2 người và tăng tốc độ bắn lên 16-18 viên/phút. Ảnh: Strv 103 cùng hệ thống chống mìn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Strv 103 khi hạ gầm tối đa - hiếm có xe tăng nào vào thời điểm những năm 1960 "quỳ" được như vậy. Xe được trang bị động cơ tua-bin cung cấp từ 300 đến 490 sức ngựa tùy phiên bản, tốc độ tối đa xe tăng có thể đạt được là 60 km/h. Nguồn ảnh: Attomanen.
Một trong những điểm yếu khá lớn của Stridsvagn 103 đó là xe không thể vừa bắn vừa di chuyển cùng lúc do hệ thống ngắm độc đáo của xe không cho phép hệ thống khung gầm của xe vừa nâng-hạ vừa di chuyển. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Điểm mạnh lớn nhất của xe đó chính là tốc độ và sự cơ động, tốc độ tối đa xe đạt được tuy chỉ khoảng 60 km/h nhưng có thể di chuyển với tốc độ này ngay cả khi lùi, một đặc điểm cực độc trên các dòng xe tăng Thụy Điển giúp kíp lái có thể điều khiển xe thoát khỏi nguy hiểm nhanh chóng mà không cần phải quay đầu xe. Ảnh: Hệ thống lái trong xe có vẻ ngoài giống với ghi-đông xe máy. Nguồn ảnh: Warhistory.
Dù sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên NATO và Mỹ lại không thích ý tưởng về một chiếc xe tăng không tháp pháo của người Thụy Điển cho lắm dù thực tế không một xe tăng nào của Mỹ thời đó có độ chính xác cao bằng chiếc 103 này. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Đến năm 1997 tất cả các xe tăng Strv 103 đều đã bị loại biên, thay thế cho chúng là dòng Strv 121 (phiên bản tăng chủ lực Leopard 2 xuất khẩu cho Thụy Điểm) và Strv 122. Tuy có tên gọi giống nhau nhưng những dòng xe tăng sau này không hề có những điểm độc đáo như trên chiếc 103 trước đây. Ngày nay, công nghệ nâng-hạ khung gầm làm tăng độ nghiêng của giáp trước cũng được ứng dụng trong một số xe tăng của Nhật. Nguồn ảnh: Armyrecognition.