Nhắc tới Trung đoàn Thủ đô, người ta thường nghĩ ngay tới những ngày Toàn quốc kháng chiến hào hùng của dân tộc cách đây 70 năm về trước. Trung đoàn Thủ đô được chính thức thành lập ngày 7/1/1947 trên cơ sở Tiểu đoàn 301 cùng các đơn vị Vệ quốc đoàn và tự vệ Liên khu 1 gồm khoảng 2.000 người. Ban đầu, tên gọi của đơn vị là Trung đoàn Liên khu I.Đơn vị mang danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô từ ngày 12/1/1947 theo quyết định tặng thưởng của Hội nghị quân sự toàn quốc. Dù thua thiệt về số lượng cũng như vũ khí, nhưng trung đoàn đã anh dũng cầm chân quân Pháp suốt 60 ngày đêm tại Hà Nội năm 1946. Từ 17h ngày 17/2/1947, toàn bộ trung đoàn rút lui thành công về vùng tự do thuộc huyện Đông Anh. Ảnh: Những hình ảnh cuộc chiến hào hùng cách đây 70 năm tại nhà truyền thống Trung đoàn Thủ đô.Hôm nay, Trung đoàn Thủ đô năm nào thuộc biên chế Sư đoàn 308 quân tiên phong đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Trung đoàn Thủ đô đã trở thành đơn vị bộ binh cơ giới hoàn chỉnh.Bộ binh cơ giới là lực lượng bộ binh được hỗ trợ và yểm hộ bởi các phương tiện cơ giới do đó khả năng hành quân cao, cơ động. Khi chiến đấu thì lực lượng này di chuyển bằng chân, còn khi hành quân thì bằng các phương tiện cơ giới. Ảnh: Xe tăng T-54 của Trung đoàn bộ binh cơ giới (BBCG) Thủ đôCác chiến sĩ bộ binh Trung đoàn Thủ đô hôm nay.Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 – một trong những phương tiện phổ biến được trang bị cho lực lượng bộ binh cơ giới không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác.Đội hình BMP-1 của Trung đoàn Thủ đô hành quân chiến đấu.Là một trong những đơn vị tinh nhuệ, trấn giữ cửa ngõ bảo vệ Thủ Đô, các chiến sĩ bộ binh Trung đoàn 102 (phiên hiệu của Trung đoàn Thủ Đô) được trang bị khá tốt.Trong buổi mít tinh đêm 22 tháng 2 năm 1947 tại làng Thượng Hội, Đan Phượng, Hà Tây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: "Trung đoàn Thủ Đô đã tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại quân đội một nước lớn hùng mạnh của đế quốc chủ nghĩa. Trung đoàn Thủ Đô đã nối chí truyền thống oanh liệt của các vị anh hùng thuở trước".Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô luôn nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Nhắc tới Trung đoàn Thủ đô, người ta thường nghĩ ngay tới những ngày Toàn quốc kháng chiến hào hùng của dân tộc cách đây 70 năm về trước. Trung đoàn Thủ đô được chính thức thành lập ngày 7/1/1947 trên cơ sở Tiểu đoàn 301 cùng các đơn vị Vệ quốc đoàn và tự vệ Liên khu 1 gồm khoảng 2.000 người. Ban đầu, tên gọi của đơn vị là Trung đoàn Liên khu I.
Đơn vị mang danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô từ ngày 12/1/1947 theo quyết định tặng thưởng của Hội nghị quân sự toàn quốc. Dù thua thiệt về số lượng cũng như vũ khí, nhưng trung đoàn đã anh dũng cầm chân quân Pháp suốt 60 ngày đêm tại Hà Nội năm 1946. Từ 17h ngày 17/2/1947, toàn bộ trung đoàn rút lui thành công về vùng tự do thuộc huyện Đông Anh. Ảnh: Những hình ảnh cuộc chiến hào hùng cách đây 70 năm tại nhà truyền thống Trung đoàn Thủ đô.
Hôm nay, Trung đoàn Thủ đô năm nào thuộc biên chế Sư đoàn 308 quân tiên phong đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Trung đoàn Thủ đô đã trở thành đơn vị bộ binh cơ giới hoàn chỉnh.
Bộ binh cơ giới là lực lượng bộ binh được hỗ trợ và yểm hộ bởi các phương tiện cơ giới do đó khả năng hành quân cao, cơ động. Khi chiến đấu thì lực lượng này di chuyển bằng chân, còn khi hành quân thì bằng các phương tiện cơ giới. Ảnh: Xe tăng T-54 của Trung đoàn bộ binh cơ giới (BBCG) Thủ đô
Các chiến sĩ bộ binh Trung đoàn Thủ đô hôm nay.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 – một trong những phương tiện phổ biến được trang bị cho lực lượng bộ binh cơ giới không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác.
Đội hình BMP-1 của Trung đoàn Thủ đô hành quân chiến đấu.
Là một trong những đơn vị tinh nhuệ, trấn giữ cửa ngõ bảo vệ Thủ Đô, các chiến sĩ bộ binh Trung đoàn 102 (phiên hiệu của Trung đoàn Thủ Đô) được trang bị khá tốt.
Trong buổi mít tinh đêm 22 tháng 2 năm 1947 tại làng Thượng Hội, Đan Phượng, Hà Tây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: "Trung đoàn Thủ Đô đã tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại quân đội một nước lớn hùng mạnh của đế quốc chủ nghĩa. Trung đoàn Thủ Đô đã nối chí truyền thống oanh liệt của các vị anh hùng thuở trước".
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô luôn nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.