Nạp đạn bằng khí nén hay trích khí là cơ chế nạp đạn tự động của rất nhiều loại súng máy tự động mà ở đó khí nén với áp lực lớn được tạo thành từ việc bắn viên đạn ra ngoài được trích lại một phần để đẩy ngược bên khóa nòng, xoay khuyết nạp đạn và nạp viên đạn tiếp theo vào ổ. Mọi công đoạn trên chỉ diễn ra trong thời gian vọn vẹn chưa tới 1 giây và với các loại súng có tốc độ bắn cao trong vòng 1 giây có thể lặp lại liên tục vài chục chu trình trích khí tương đương với tốc độ bắn hàng chục viên mỗi giây. Nguồn ảnh: Sina.Có 4 kiểu trích khí phản lực phổ biến trên các loại súng trường tự động hiện nay (không kể một số loại súng nạp đạn bằng mô-tơ điện) bao gồm Trích khí trực tiếp, trích khí ngắn, trích khí dài và trích khí đầu nòng. Nguồn ảnh: Sina.Trong đó, hệ thống trích khí trực tiếp là loại trích khí mà luồng khí nén sẽ trực tiếp đẩy khóa nòng đi về phía sau giúp và kéo viên đạn tiếp theo vào ổ khóa nòng, hệ thống này có lợi thế là độ giật ở mức rất thấp, cho tốc độ bắn cực nhanh tuy nhiên lại có nhược điểm cực lớn là do trích khí trực tiếp nên luồng khí sẽ mang theo bụi kèm theo thuốc súng ám vào các bộ phận bên trong của súng gây kẹt đạn nếu người lính không chịu vệ sinh thường xuyên, các loại súng nổi tiếng sử dụng hệ thống này bao gồm MAS-49 và M16 đều nổi tiếng với khả năng... kẹt đạn khi đang chiến đấu. Nguồn ảnh: Sina.Kiểu trích khí ngắn lại sử dụng hệ thống pít-tông di chuyển độc lập với khóa nòng, khi viên đạn đầu tiên được bắn ra hệ thống pít-tông và khóa nòng sẽ kết nối với nhau qua một thanh truyền như trên các khẩu AR-18 hay CKC. Hệ thống này có ưu điểm là các pit-tông rất dễ bảo trì và luồng khí nóng bẩn bao gồm cả thuốc súng sẽ đi ra ngoài nhiều hơn là chui trực tiếp vào trong ổ khóa nòng do cơ cấu đẩy bật ngược tạo khe hở rất lớn của pit-tông, tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm rất lớn đó là cần thêm hệ thống lò xo đẩy dùng để hãm chuyển động giật ngược của pít-tông khiến trọng lượng súng tăng lên và cần lực kéo lớn hơn khi nạp đạn. Nguồn ảnh: Sina.Trích khí dài là hệ thống khá phổ biến trên các khẩu AK-47 và TAR-21 với lợi thế lớn nhất là pít-tông và bệ khóa nòng có cùng khối lượng với nhau nên có khả năng di chuyển đều đặn, đáng tin hơn. Tuy nhiên nhược điểm lại là tạo ra độ giật quá lớn do phần pít-tông và bệ khóa sẽ phải kết thúc chu trình chuyển động cùng một lúc và cùng va chạm vào phần cuối của súng, gián tiếp tác động trực tiếp vào vai tì của xạ thủ. Nguồn ảnh: Sina.Tùy thuộc vào từng loại súng với từng môi trường, cách thức hoạt động khác nhau mà các kỹ sư sẽ thiết kế súng theo từng cơ chế hoạt động khác nhau hoặc tùy biến các cơ chế đó thành các biến thể khác nhau. Ngoài ra, thiết kế của cơ chế trích khí cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thiết kế của hệ thống nạp đạn tự động khi kéo ngược bệ khóa nòng và lên đạn những viên tiếp theo. Nguồn ảnh: Sina.Một vài khẩu súng đời cổ sử dụng hệ thống trích khí đầu nòng có cơ cấu nạp đạn cực kỳ phức tạp, với rất nhiều khóa khuyết và bệ xoay được đặt bên trong súng, ưu điểm là nó sẽ có tốc độ bắn vượt trội so với các loại vũ khí cùng thời tuy nhiên lại rất tốn kém khi chế tạo bằng các loại công nghệ thời đó và cực kỳ khó bảo dưỡng, dễ hỏng hóc. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, kết cấu của hệ thống trích khí cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của súng vì đây là bộ phận chịu lực lớn, áp suất cao và di chuyển liên tục trong quá trình sử dụng với cường độ mạnh. Ví dụ như các súng dùng hệ thống trích khí trực tiếp do cần phải kín khí nên yêu cầu các chi tiết có độ dơ rất ít, sai số khi sản xuất phải thật nhỏ. Nguồn ảnh: Sina.Các loại súng sử dụng trích khí dài có thể có độ dơ lớn hơn, sai số cho phép cao hơn do quá trình sử dụng các chi tiết có hơi "ọp ẹp" một chút cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình chiến đấu, đạn bị kẹt sẽ được lôi ra nhanh hơn bằng tay hoặc bằng kìm chuyên dụng. Hệ thống trích khí dài cũng có độ chịu nước rất tốt do nó có khả năng đẩy hết nước ra khỏi nòng súng và bệ khóa nòng sau chỉ vài đường bắn. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài các cơ cấu nạp đạn kể trên, một vài loại súng được đặt trên các loại phương tiện chiến đấu như tàu chiến, trực thăng,... còn có cơ chế nạp đạn bằng điện với tốc độ bắn cực kỳ vượt trội, độ giật cực kỳ thấp. Ví dụ như những khẩu mini-gun có tốc độ lên tới 6000 viên mỗi phút, nhanh gấp 10 lần các loại súng nạp đạn bằng trích khí nén thông thường. Nguồn ảnh: Sina.Nhược điểm lớn nhất của súng tự động nạp đạn bằng điện đó là nó cần có... điện để hoạt động, trong trường hợp không được cung cấp điện, hết ác-quy hoặc dây dẫn bị đứt thì khẩu súng đó hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Nạp đạn bằng khí nén hay trích khí là cơ chế nạp đạn tự động của rất nhiều loại súng máy tự động mà ở đó khí nén với áp lực lớn được tạo thành từ việc bắn viên đạn ra ngoài được trích lại một phần để đẩy ngược bên khóa nòng, xoay khuyết nạp đạn và nạp viên đạn tiếp theo vào ổ. Mọi công đoạn trên chỉ diễn ra trong thời gian vọn vẹn chưa tới 1 giây và với các loại súng có tốc độ bắn cao trong vòng 1 giây có thể lặp lại liên tục vài chục chu trình trích khí tương đương với tốc độ bắn hàng chục viên mỗi giây. Nguồn ảnh: Sina.
Có 4 kiểu trích khí phản lực phổ biến trên các loại súng trường tự động hiện nay (không kể một số loại súng nạp đạn bằng mô-tơ điện) bao gồm Trích khí trực tiếp, trích khí ngắn, trích khí dài và trích khí đầu nòng. Nguồn ảnh: Sina.
Trong đó, hệ thống trích khí trực tiếp là loại trích khí mà luồng khí nén sẽ trực tiếp đẩy khóa nòng đi về phía sau giúp và kéo viên đạn tiếp theo vào ổ khóa nòng, hệ thống này có lợi thế là độ giật ở mức rất thấp, cho tốc độ bắn cực nhanh tuy nhiên lại có nhược điểm cực lớn là do trích khí trực tiếp nên luồng khí sẽ mang theo bụi kèm theo thuốc súng ám vào các bộ phận bên trong của súng gây kẹt đạn nếu người lính không chịu vệ sinh thường xuyên, các loại súng nổi tiếng sử dụng hệ thống này bao gồm MAS-49 và M16 đều nổi tiếng với khả năng... kẹt đạn khi đang chiến đấu. Nguồn ảnh: Sina.
Kiểu trích khí ngắn lại sử dụng hệ thống pít-tông di chuyển độc lập với khóa nòng, khi viên đạn đầu tiên được bắn ra hệ thống pít-tông và khóa nòng sẽ kết nối với nhau qua một thanh truyền như trên các khẩu AR-18 hay CKC. Hệ thống này có ưu điểm là các pit-tông rất dễ bảo trì và luồng khí nóng bẩn bao gồm cả thuốc súng sẽ đi ra ngoài nhiều hơn là chui trực tiếp vào trong ổ khóa nòng do cơ cấu đẩy bật ngược tạo khe hở rất lớn của pit-tông, tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm rất lớn đó là cần thêm hệ thống lò xo đẩy dùng để hãm chuyển động giật ngược của pít-tông khiến trọng lượng súng tăng lên và cần lực kéo lớn hơn khi nạp đạn. Nguồn ảnh: Sina.
Trích khí dài là hệ thống khá phổ biến trên các khẩu AK-47 và TAR-21 với lợi thế lớn nhất là pít-tông và bệ khóa nòng có cùng khối lượng với nhau nên có khả năng di chuyển đều đặn, đáng tin hơn. Tuy nhiên nhược điểm lại là tạo ra độ giật quá lớn do phần pít-tông và bệ khóa sẽ phải kết thúc chu trình chuyển động cùng một lúc và cùng va chạm vào phần cuối của súng, gián tiếp tác động trực tiếp vào vai tì của xạ thủ. Nguồn ảnh: Sina.
Tùy thuộc vào từng loại súng với từng môi trường, cách thức hoạt động khác nhau mà các kỹ sư sẽ thiết kế súng theo từng cơ chế hoạt động khác nhau hoặc tùy biến các cơ chế đó thành các biến thể khác nhau. Ngoài ra, thiết kế của cơ chế trích khí cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thiết kế của hệ thống nạp đạn tự động khi kéo ngược bệ khóa nòng và lên đạn những viên tiếp theo. Nguồn ảnh: Sina.
Một vài khẩu súng đời cổ sử dụng hệ thống trích khí đầu nòng có cơ cấu nạp đạn cực kỳ phức tạp, với rất nhiều khóa khuyết và bệ xoay được đặt bên trong súng, ưu điểm là nó sẽ có tốc độ bắn vượt trội so với các loại vũ khí cùng thời tuy nhiên lại rất tốn kém khi chế tạo bằng các loại công nghệ thời đó và cực kỳ khó bảo dưỡng, dễ hỏng hóc. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, kết cấu của hệ thống trích khí cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của súng vì đây là bộ phận chịu lực lớn, áp suất cao và di chuyển liên tục trong quá trình sử dụng với cường độ mạnh. Ví dụ như các súng dùng hệ thống trích khí trực tiếp do cần phải kín khí nên yêu cầu các chi tiết có độ dơ rất ít, sai số khi sản xuất phải thật nhỏ. Nguồn ảnh: Sina.
Các loại súng sử dụng trích khí dài có thể có độ dơ lớn hơn, sai số cho phép cao hơn do quá trình sử dụng các chi tiết có hơi "ọp ẹp" một chút cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình chiến đấu, đạn bị kẹt sẽ được lôi ra nhanh hơn bằng tay hoặc bằng kìm chuyên dụng. Hệ thống trích khí dài cũng có độ chịu nước rất tốt do nó có khả năng đẩy hết nước ra khỏi nòng súng và bệ khóa nòng sau chỉ vài đường bắn. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài các cơ cấu nạp đạn kể trên, một vài loại súng được đặt trên các loại phương tiện chiến đấu như tàu chiến, trực thăng,... còn có cơ chế nạp đạn bằng điện với tốc độ bắn cực kỳ vượt trội, độ giật cực kỳ thấp. Ví dụ như những khẩu mini-gun có tốc độ lên tới 6000 viên mỗi phút, nhanh gấp 10 lần các loại súng nạp đạn bằng trích khí nén thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Nhược điểm lớn nhất của súng tự động nạp đạn bằng điện đó là nó cần có... điện để hoạt động, trong trường hợp không được cung cấp điện, hết ác-quy hoặc dây dẫn bị đứt thì khẩu súng đó hoàn toàn vô dụng. Nguồn ảnh: Sina.