Và theo Army Recognition, Bộ Quốc phòng Lào đang có mối quan tâm đặc biệt tới hai mẫu súng của Indonesia gồm súng lục bán tự động Pindad G2 và súng trường bắn tỉa Pindad SPR-2 do công ty quốc phòng PT Pindad, Indonesia chế tạo. Nguồn ảnh: tniad.milThông tin trên được Ridi Djajakusuma - Giám đốc bộ phận xuất khẩu của PT Pindad tiết lộ với báo giới Indonesia trong thời gian gần đây. Đại diện của PT Pindad còn cho biết, đây không phải là lần đầu tiên Lào quan tâm tới dòng súng bộ binh do công ty này chế tạo. Trong ảnh là mẫu súng ngắn Pindad G2 của Pindad. Nguồn ảnh: Pinterest.Trước đó vào năm 2014, Lào từng đặt mua một lô vũ khí hạng nhẹ từ PT Pindad gồm 60 súng ngắn bán tự động Pindad G2, 35 khẩu súng trường tấn công SS1 V2 và 35 khẩu súng trường tấn công SS1 V4 cùng cơ số lớn đạn dược. Đây đều là các dòng súng bộ binh tốt nhất của Indonesia. Nguồn ảnh: militerhankam.comCũng theo đại diện PT Pindad, trong cuộc họp mới nhất giữa công ty này với Bộ Quốc phòng Lào, đại diện phía Lào tỏ ý muốn mua thêm súng ngắn Pindad G2 cùng với đó là súng trường bắn tỉa Pindad SPR-2 và lô đạn dược mới dành cho hai mẫu súng này. Nguồn ảnh: Twitter.Pindad G2 là một trong những mẫu súng ngắn bán tự động hiện đại được PT Pindad thiết kế và chế tạo dành cho lực lượng vũ trang và an ninh nội địa Indonesia, tuy nhiên trong thời gian gần đây mẫu súng ngắn này của PT Pindad dành được sự quan tâm rất lớn từ các đối tác nước ngoài, nhất là đến từ trong khu vực. Nguồn ảnh: YouTube.Súng ngắn Pindad G2 mang thiết kế của một mẫu súng ngắn hiện đại trích khí tự động, súng có trọng lượng gần 1kg và được làm hoàn toàn bằng kim loại. Giống như nhiều mẫu súng ngắn khác hiện nay Pindad G2 cũng sử dụng đạn tiêu chuẩn 9×19mm với hộp tiếp đạn băng 15 viên. Nguồn ảnh: Kompas Print.Còn Pindad SPR-2 là thế hệ thứ hai của dòng súng trường bắn tỉa hạng nặng Pindad SPR của PT Pindad nối tiếp thành công của Pindad SPR-1, tuy nhiên nó lại sử dụng đạn tiêu chuẩn cỡ nòng .50 BMG (12.7×99mm) trong khi đó các biến thể Pindad SPR-1 và Pindad SPR-3 đều sử dụng đạn 7.62×51mm. Nguồn ảnh: YouTube.Dù xuất hiện từ năm 2000 nhưng cho tới nay PT Pindad rất ít công bố thông tin về Pindad SPR-2 hoặc có cũng rất hạn chế với một vài thông số cơ bản, thực tế mà nói các biến thể Pindad SPR-1 và Pindad SPR-3 nổi tiếng hơn nhiều so với Pindad SPR-2. Hiện tại Pindad SPR-2 phục vụ chủ yếu trong các đơn vị tác chiến đặc biệt và an ninh Indonesia. Nguồn ảnh: Detik Finance.Theo PT Pindad, mẫu súng trường bắn tỉa này có tầm bắn tối đa lên đến 1.500m và có thể bắn xuyên lớp thép dày 2cm ở khoảng cách 500m với đạn 12.7mm xuyên giáp. Nó được trang bị hộp tiếp đạn 5 viên với trọng lượng súng cơ bản khoảng 16kg. Nguồn ảnh: Detik Finance.Giống nhiều mẫu súng trường bắn tỉa hạng nặng sử dụng cỡ đạn 12.7mm khác Pindad SPR-2 cũng sử dụng cơ cấu lên đạn từng viên nạp đạn bằng cách kéo thoi nạp đạn sau mỗi phát bắn. Do đó tốc độ bắn của các mẫu súng trường bắn tỉa hạng nặng thường khá chậm và kén xạ thủ. Nguồn ảnh: Detik FinanceSo với trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là một trong những nước có ngành công nghiệp quốc phòng khá phát triển nhất khi họ có sự đầu tư đúng mức cho ngành công nghiệp này. Không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước các sản phẩm quốc phòng của Indonesia còn được xuất khẩu ra bên ngoài. Nguồn ảnh: Senjata Garuda.
Và theo Army Recognition, Bộ Quốc phòng Lào đang có mối quan tâm đặc biệt tới hai mẫu súng của Indonesia gồm súng lục bán tự động Pindad G2 và súng trường bắn tỉa Pindad SPR-2 do công ty quốc phòng PT Pindad, Indonesia chế tạo. Nguồn ảnh: tniad.mil
Thông tin trên được Ridi Djajakusuma - Giám đốc bộ phận xuất khẩu của PT Pindad tiết lộ với báo giới Indonesia trong thời gian gần đây. Đại diện của PT Pindad còn cho biết, đây không phải là lần đầu tiên Lào quan tâm tới dòng súng bộ binh do công ty này chế tạo. Trong ảnh là mẫu súng ngắn Pindad G2 của Pindad. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trước đó vào năm 2014, Lào từng đặt mua một lô vũ khí hạng nhẹ từ PT Pindad gồm 60 súng ngắn bán tự động Pindad G2, 35 khẩu súng trường tấn công SS1 V2 và 35 khẩu súng trường tấn công SS1 V4 cùng cơ số lớn đạn dược. Đây đều là các dòng súng bộ binh tốt nhất của Indonesia. Nguồn ảnh: militerhankam.com
Cũng theo đại diện PT Pindad, trong cuộc họp mới nhất giữa công ty này với Bộ Quốc phòng Lào, đại diện phía Lào tỏ ý muốn mua thêm súng ngắn Pindad G2 cùng với đó là súng trường bắn tỉa Pindad SPR-2 và lô đạn dược mới dành cho hai mẫu súng này. Nguồn ảnh: Twitter.
Pindad G2 là một trong những mẫu súng ngắn bán tự động hiện đại được PT Pindad thiết kế và chế tạo dành cho lực lượng vũ trang và an ninh nội địa Indonesia, tuy nhiên trong thời gian gần đây mẫu súng ngắn này của PT Pindad dành được sự quan tâm rất lớn từ các đối tác nước ngoài, nhất là đến từ trong khu vực. Nguồn ảnh: YouTube.
Súng ngắn Pindad G2 mang thiết kế của một mẫu súng ngắn hiện đại trích khí tự động, súng có trọng lượng gần 1kg và được làm hoàn toàn bằng kim loại. Giống như nhiều mẫu súng ngắn khác hiện nay Pindad G2 cũng sử dụng đạn tiêu chuẩn 9×19mm với hộp tiếp đạn băng 15 viên. Nguồn ảnh: Kompas Print.
Còn Pindad SPR-2 là thế hệ thứ hai của dòng súng trường bắn tỉa hạng nặng Pindad SPR của PT Pindad nối tiếp thành công của Pindad SPR-1, tuy nhiên nó lại sử dụng đạn tiêu chuẩn cỡ nòng .50 BMG (12.7×99mm) trong khi đó các biến thể Pindad SPR-1 và Pindad SPR-3 đều sử dụng đạn 7.62×51mm. Nguồn ảnh: YouTube.
Dù xuất hiện từ năm 2000 nhưng cho tới nay PT Pindad rất ít công bố thông tin về Pindad SPR-2 hoặc có cũng rất hạn chế với một vài thông số cơ bản, thực tế mà nói các biến thể Pindad SPR-1 và Pindad SPR-3 nổi tiếng hơn nhiều so với Pindad SPR-2. Hiện tại Pindad SPR-2 phục vụ chủ yếu trong các đơn vị tác chiến đặc biệt và an ninh Indonesia. Nguồn ảnh: Detik Finance.
Theo PT Pindad, mẫu súng trường bắn tỉa này có tầm bắn tối đa lên đến 1.500m và có thể bắn xuyên lớp thép dày 2cm ở khoảng cách 500m với đạn 12.7mm xuyên giáp. Nó được trang bị hộp tiếp đạn 5 viên với trọng lượng súng cơ bản khoảng 16kg. Nguồn ảnh: Detik Finance.
Giống nhiều mẫu súng trường bắn tỉa hạng nặng sử dụng cỡ đạn 12.7mm khác Pindad SPR-2 cũng sử dụng cơ cấu lên đạn từng viên nạp đạn bằng cách kéo thoi nạp đạn sau mỗi phát bắn. Do đó tốc độ bắn của các mẫu súng trường bắn tỉa hạng nặng thường khá chậm và kén xạ thủ. Nguồn ảnh: Detik Finance
So với trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là một trong những nước có ngành công nghiệp quốc phòng khá phát triển nhất khi họ có sự đầu tư đúng mức cho ngành công nghiệp này. Không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước các sản phẩm quốc phòng của Indonesia còn được xuất khẩu ra bên ngoài. Nguồn ảnh: Senjata Garuda.