Hãng thông tấn Sputnik mới đây đăng tải thông tin gây sự chú ý, theo đó Ấn Độ đang có kế hoạch muốn mua lại toàn bộ máy bay tiêm kích MiG-29 từ Không quân Malaysia thay vì mua mới của Nga. Nguồn ảnh: Airlines.net"Có khả năng Ấn Độ sẽ mua lại MiG-29 của chúng tôi để sửa chữa, nâng cấp", Thủ tướng Najib Razak nói với giới truyền thông khi kết thúc chuyến thăm 6 ngày tới Ấn Độ hôm 5/4. Nguồn ảnh: Airlines.net"Malaysia là một quốc gia thân thiện, Ấn Độ đã có nhiều năm hỗ trợ đào tạo các phi công MiG-29 của Malaysia. Ấn Độ cũng hỗ trợ duy trì các máy bay và cung cấp phụ tùng. Ấn Độ cũng khá quen thuộc với tình trạng của máy bay MiG", Nguyên soái Không quân Anil Chopra - trưởng nhóm dự án nâng cấp MiG-21 vào cuối những năm 1990 thông tin. Nguồn ảnh: Airlines.netViệc nâng cấp 67 MiG-29 của Không lực Ấn Độ gần như đã hoàn thành với 90% phụ tùng bản địa. "Ấn Độ có một chương trình nâng cấp MiG-29, vì vậy chúng tôi có thể mở rộng với các máy bay của Malaysia", ông Chopra cho biết thêm. Nguồn ảnh: Airlines.netViệc Ấn Độ tìm mua lại các máy bay MiG-29 được cho là nhằm đối phó với sự thiếu hụt nghiêm trọng các máy bay chiến đấu hiện đại để chống lại một cuộc xung đột tiềm tàng với Pakistan và Trung Quốc. Gần đây, New Delhi đã ký thỏa thuận mua 36 chiếc Rafale từ Pháp nhưng việc giao thàng sẽ chỉ bắt đầu từ tháng 9/2019 và hoàn thành vào năm 2022. Còn dự án máy bay nội địa LCA Tejas cũng bị chậm tiến độ lớn. Nguồn ảnh: Airlines.netNăm 1995, Malaysia đã mua của Nga 16 máy bay tiêm kích MiG-29 nhưng sử dụng khá hạn chế. Dường như phi công Malaysia không thích thú với dòng máy bay tiêm kích đánh chặn này của Nga. Hiện chỉ còn 10 chiếc hoạt động trong Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF). Ấn Độ đang hi vọng, việc đại tu nâng cấp sẽ kéo dài số MiG-29 này thêm 20 năm phục vụ. Nguồn ảnh: Airlines.netCác nguồn tư liệu cho biết, Malaysia đã mua 2 phiên bản MiG-29 gồm: MiG-29N một chỗ ngồi và MiG-29NUB 2 chỗ ngồi có thể dùng để huấn luyện phi công chuyển loại. MiG-29N được coi là phiên bản sửa đổi trên cơ sở chiếc MiG-29S - bản nâng cấp lớn dòng MiG-29 do Nga sản xuất. Phiên bản của Malaysia được bổ sung thêm hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, hệ thống dẫn đường và hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.netMáy bay MiG-29 của Malaysia có phần lưng mở rộng để chứa thêm một ít nhiên liệu tăng đáng kể tầm bay và bổ sung hệ thống đối phó điện tử L-203BE Gardennyia-1 thế hệ mới.Máy bay vẫn dùng động cơ Klimov RD-33 vốn sản sinh nhiều khói khi hoạt động, tuy nhiên khả năng bay thì rất ấn tượng với tốc độ cực đại 2.445km/h, tầm bay chiến đấu 700km, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s. Nguồn ảnh: Airlines.netNhững chiếc MiG-29 của Malaysia trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron N-019M cùng hệ thống radar quang điện thế hệ mới đem lại khả năng bắt mục tiêu tốt hơn so với radar trên phiên bản MiG-29A cũ hơn. Đặc biệt, radar mới cho phép MiG-29N có khả năng triển khai tên lửa không đối không RVV-AE hiện đại. Nguồn ảnh: Airlines.netNếu Ấn Độ mua lại, khả năng cao họ sẽ nâng cấp MiG-29N lên chuẩn "UPG" - phiên bản MiG-29 mà Ấn Độ đang nâng cấp. Phiên bản mới trang bị radar Zhuk-M tiên tiến hơn, lắp động cơ RD-33 Series 3 cải tiến. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hãng thông tấn Sputnik mới đây đăng tải thông tin gây sự chú ý, theo đó Ấn Độ đang có kế hoạch muốn mua lại toàn bộ máy bay tiêm kích MiG-29 từ Không quân Malaysia thay vì mua mới của Nga. Nguồn ảnh: Airlines.net
"Có khả năng Ấn Độ sẽ mua lại MiG-29 của chúng tôi để sửa chữa, nâng cấp", Thủ tướng Najib Razak nói với giới truyền thông khi kết thúc chuyến thăm 6 ngày tới Ấn Độ hôm 5/4. Nguồn ảnh: Airlines.net
"Malaysia là một quốc gia thân thiện, Ấn Độ đã có nhiều năm hỗ trợ đào tạo các phi công MiG-29 của Malaysia. Ấn Độ cũng hỗ trợ duy trì các máy bay và cung cấp phụ tùng. Ấn Độ cũng khá quen thuộc với tình trạng của máy bay MiG", Nguyên soái Không quân Anil Chopra - trưởng nhóm dự án nâng cấp MiG-21 vào cuối những năm 1990 thông tin. Nguồn ảnh: Airlines.net
Việc nâng cấp 67 MiG-29 của Không lực Ấn Độ gần như đã hoàn thành với 90% phụ tùng bản địa. "Ấn Độ có một chương trình nâng cấp MiG-29, vì vậy chúng tôi có thể mở rộng với các máy bay của Malaysia", ông Chopra cho biết thêm. Nguồn ảnh: Airlines.net
Việc Ấn Độ tìm mua lại các máy bay MiG-29 được cho là nhằm đối phó với sự thiếu hụt nghiêm trọng các máy bay chiến đấu hiện đại để chống lại một cuộc xung đột tiềm tàng với Pakistan và Trung Quốc. Gần đây, New Delhi đã ký thỏa thuận mua 36 chiếc Rafale từ Pháp nhưng việc giao thàng sẽ chỉ bắt đầu từ tháng 9/2019 và hoàn thành vào năm 2022. Còn dự án máy bay nội địa LCA Tejas cũng bị chậm tiến độ lớn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Năm 1995, Malaysia đã mua của Nga 16 máy bay tiêm kích MiG-29 nhưng sử dụng khá hạn chế. Dường như phi công Malaysia không thích thú với dòng máy bay tiêm kích đánh chặn này của Nga. Hiện chỉ còn 10 chiếc hoạt động trong Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF). Ấn Độ đang hi vọng, việc đại tu nâng cấp sẽ kéo dài số MiG-29 này thêm 20 năm phục vụ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Các nguồn tư liệu cho biết, Malaysia đã mua 2 phiên bản MiG-29 gồm: MiG-29N một chỗ ngồi và MiG-29NUB 2 chỗ ngồi có thể dùng để huấn luyện phi công chuyển loại. MiG-29N được coi là phiên bản sửa đổi trên cơ sở chiếc MiG-29S - bản nâng cấp lớn dòng MiG-29 do Nga sản xuất. Phiên bản của Malaysia được bổ sung thêm hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, hệ thống dẫn đường và hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net
Máy bay MiG-29 của Malaysia có phần lưng mở rộng để chứa thêm một ít nhiên liệu tăng đáng kể tầm bay và bổ sung hệ thống đối phó điện tử L-203BE Gardennyia-1 thế hệ mới.
Máy bay vẫn dùng động cơ Klimov RD-33 vốn sản sinh nhiều khói khi hoạt động, tuy nhiên khả năng bay thì rất ấn tượng với tốc độ cực đại 2.445km/h, tầm bay chiến đấu 700km, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s. Nguồn ảnh: Airlines.net
Những chiếc MiG-29 của Malaysia trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron N-019M cùng hệ thống radar quang điện thế hệ mới đem lại khả năng bắt mục tiêu tốt hơn so với radar trên phiên bản MiG-29A cũ hơn. Đặc biệt, radar mới cho phép MiG-29N có khả năng triển khai tên lửa không đối không RVV-AE hiện đại. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nếu Ấn Độ mua lại, khả năng cao họ sẽ nâng cấp MiG-29N lên chuẩn "UPG" - phiên bản MiG-29 mà Ấn Độ đang nâng cấp. Phiên bản mới trang bị radar Zhuk-M tiên tiến hơn, lắp động cơ RD-33 Series 3 cải tiến. Nguồn ảnh: Airlines.net