Dù được canh phòng rất cẩn mật, các sân bay quân sự Mỹ ở chiến trường miền Nam luôn là mục tiêu tấn công ưu tiên trong các chiến dịch quân sự lớn của Quân Giải phóng. Ảnh: Sân bay Biên Hòa - một trong những sân bay lớn nhất của Không quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam chìm trong biển lửa sau khi bị quân chủ lực và Đặc công ta tấn công vào năm 1965. Nguồn ảnh: Ubar.Mục tiêu chủ yếu trong các trận đánh của do Đặc công ta thực hiện nhắm vào các sân bay địch thường làm nhằm tiêu hao các máy bay chiến đấu, kho tàng hậu cần không quân. Làm gián đoạn các chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở cả miền Nam và miền Bắc. Nguồn ảnh: AUS.Việc "hạ gục" được các máy bay địch khi chúng còn đang nằm trên đường băng sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều xương máu của quân dân ta trên chiến trường khi mà địch mất đi một lượng lớn hỏa lực phi pháo từ trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.Thông thường, các chiến dịch tấn công sân bay của Mỹ trên chiến trường miền Nam thường mang tính hủy diệt, với mục tiêu loại bỏ càng nhiều máy bay địch càng tốt. Nguồn ảnh: Cherries.Duy nhất chỉ có Chiến dịch Hồ Chí Minh - Mùa Xuân 1975 lịch sử, khi Quân giải phóng tiến quân vào một số sân bay quân sự của quân đội ngụy Sài Gòn, quân ta mới cố gắng hạn chế các thiệt hại cho căn cứ quân sự quan trọng này. Nguồn ảnh: Thestar.Hình ảnh lịch sử khi bộ đội chủ lực của ta tiến quân, tấn công vào sân bay Tân Sân Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: THP.Tại sân bay Biên Hòa, dù là cửa ngõ dẫn vào Sài Gòn nhưng Quân Giải phóng vẫn thu giữ được một số lượng lớn khí tài không quân mà địch bỏ lại. Nguồn ảnh: Wiki.Cột khói cao hàng trăm mét tại sân bay Biên Hòa sau cuộc tấn công của khoảng 300 chiến sĩ Giải phóng sử dụng pháo cối, pháo phản lực các loại bắn tấp cập vào vị trí kho nhiên liệu và nhà chứa máy bay bên trong sân bay này năm 1965. Nguồn ảnh: Pinterest.Sân bay Khe Sanh nằm trong căn cứ quân sự Khe Sanh của Mỹ bị quân chủ lực của ta tấn công bằng pháo hạng nặng trong năm 1968. Nguồn ảnh: Wiki.Máy bay vận tải của Mỹ bị hư hại hoàn toàn nằm bên rìa đường băng của sân bay Khe Sanh. Nguồn ảnh: Pinterest.Binh lính Mỹ bất lực nhìn pháo binh của ta tấn công sân bay Khe Sanh. Mất sân bay hầu hết lính Mỹ đều không thể thoát ra khỏi Khe Sanh bằng đường hàng không. Nguồn ảnh: History.Năm 1975, sân bay Đà Nẵng cũng là mục tiêu quan trọng của Quân giải phóng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Stories.Cảnh tượng hoang tàn của sân bay Đà Nẵng sau một cuộc tấn công bằng pháo kích cỡ lớn của quân đội ta. Nguồn ảnh: Pinteresst. Mời độc giả xem Video: Sân bay Đà Nẵng trong chiến tranh Việt Nam biến thành biển lửa sau khi bị ta tấn công.
Dù được canh phòng rất cẩn mật, các sân bay quân sự Mỹ ở chiến trường miền Nam luôn là mục tiêu tấn công ưu tiên trong các chiến dịch quân sự lớn của Quân Giải phóng. Ảnh: Sân bay Biên Hòa - một trong những sân bay lớn nhất của Không quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam chìm trong biển lửa sau khi bị quân chủ lực và Đặc công ta tấn công vào năm 1965. Nguồn ảnh: Ubar.
Mục tiêu chủ yếu trong các trận đánh của do Đặc công ta thực hiện nhắm vào các sân bay địch thường làm nhằm tiêu hao các máy bay chiến đấu, kho tàng hậu cần không quân. Làm gián đoạn các chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh ở cả miền Nam và miền Bắc. Nguồn ảnh: AUS.
Việc "hạ gục" được các máy bay địch khi chúng còn đang nằm trên đường băng sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều xương máu của quân dân ta trên chiến trường khi mà địch mất đi một lượng lớn hỏa lực phi pháo từ trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thông thường, các chiến dịch tấn công sân bay của Mỹ trên chiến trường miền Nam thường mang tính hủy diệt, với mục tiêu loại bỏ càng nhiều máy bay địch càng tốt. Nguồn ảnh: Cherries.
Duy nhất chỉ có Chiến dịch Hồ Chí Minh - Mùa Xuân 1975 lịch sử, khi Quân giải phóng tiến quân vào một số sân bay quân sự của quân đội ngụy Sài Gòn, quân ta mới cố gắng hạn chế các thiệt hại cho căn cứ quân sự quan trọng này. Nguồn ảnh: Thestar.
Hình ảnh lịch sử khi bộ đội chủ lực của ta tiến quân, tấn công vào sân bay Tân Sân Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: THP.
Tại sân bay Biên Hòa, dù là cửa ngõ dẫn vào Sài Gòn nhưng Quân Giải phóng vẫn thu giữ được một số lượng lớn khí tài không quân mà địch bỏ lại. Nguồn ảnh: Wiki.
Cột khói cao hàng trăm mét tại sân bay Biên Hòa sau cuộc tấn công của khoảng 300 chiến sĩ Giải phóng sử dụng pháo cối, pháo phản lực các loại bắn tấp cập vào vị trí kho nhiên liệu và nhà chứa máy bay bên trong sân bay này năm 1965. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sân bay Khe Sanh nằm trong căn cứ quân sự Khe Sanh của Mỹ bị quân chủ lực của ta tấn công bằng pháo hạng nặng trong năm 1968. Nguồn ảnh: Wiki.
Máy bay vận tải của Mỹ bị hư hại hoàn toàn nằm bên rìa đường băng của sân bay Khe Sanh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Binh lính Mỹ bất lực nhìn pháo binh của ta tấn công sân bay Khe Sanh. Mất sân bay hầu hết lính Mỹ đều không thể thoát ra khỏi Khe Sanh bằng đường hàng không. Nguồn ảnh: History.
Năm 1975, sân bay Đà Nẵng cũng là mục tiêu quan trọng của Quân giải phóng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Stories.
Cảnh tượng hoang tàn của sân bay Đà Nẵng sau một cuộc tấn công bằng pháo kích cỡ lớn của quân đội ta. Nguồn ảnh: Pinteresst.
Mời độc giả xem Video: Sân bay Đà Nẵng trong chiến tranh Việt Nam biến thành biển lửa sau khi bị ta tấn công.