Được trang bị với số lượng khá đại trà nếu so với các phiên bản giáp trước đó, áo giáp SN-42 của Hồng Quân Liên Xô được làm từ thép nguyên tấm có độ dày từ 1,8 đến 2,2 mm; trọng lượng 3,5 kg và diện tích bảo vệ khoảng 0,2 mét vuông. Nguồn ảnh: Rare.Áo giáp được làm từ hai mảnh thép cán nguyên miếng được nối với nhau bằng một khớp bản lề giúp hai mảnh này có khả năng di chuyển không đồng nhất, tạo sự thoải mái cho binh lính. Trong đó mảnh giáp phía trên sẽ bảo vệ phần ngực của người lính, mảnh phía dưới bảo vệ phần hạ bộ, phần đè lên nhau có độ dày gấp đôi giúp bảo vệ khu vực ổ bụng. Nguồn ảnh: Warrelics.Loại áo giáp này có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau, ngoài cách mặc trước ngực như thông thường, người lính có thể đeo nó ra sau lưng để bảo vệ phần lưng khi bò nằm sấp hoặc xếp nhiều chiếc áo giáp lại với nhau phía trên nóc hầm gỗ để chắn mảnh khi bị dội pháo. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ban đầu, áo giáp được trang bị cho các tổ súng trường chống tăng và các xạ thủ súng máy do những người này mang theo hỏa lực rất mạnh và luôn bị đối phương "ưu tiên" bắn hạ trước tiên nên họ cần phải được bảo vệ. Nguồn ảnh: Tripwire.Sau đó, với số lượng xuất xưởng ngày càng nhiều áo giáp còn được trang bị cho các đơn vị công binh, các đơn vị đặc nhiệm và một vài binh lính tác chiến trong môi trường đô thị cũng "chịu khó" khoác lên mình bộ áo giáp này để có được sự bảo vệ tốt hơn. Nguồn ảnh: Warrelics.Áo giáp có khả năng chống được đạn súng trường ở khoảng cách từ 100 mét trở lên, chống đạn súng tiểu liên từ khoảng cách 50 mét trở lên, có khả năng bảo vệ người lính một cách hạn chế trước sức ép nổ của bom, mìn các loại. Trong điều kiện tác chiến đô thị, áo tỏ ra rất hữu dụng vì có thể giúp người lính bảo vệ cơ thể khỏi các mảnh văng từ gạch, sắt thép khi bom nổ sập nhà hoặc các viên đạn đập xuống đất nảy lên cũng không đủ lực xuyên qua lớp áo này. Nguồn ảnh: Napotor.Được ra đời từ năm 1942 nhưng phải đến cuối những năm chiến tranh loại áo giáp ngực SN-42 này mới được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong lực lượng quân đội Hồng Quân do ban đầu nhiều người lính cho rằng mặc nó rất khó chịu, nhất là trong điều kiện hành quân dài ngày chiếc áo giáp nặng 3,5 kg này sẽ khiến người lính kiệt sức ngay từ khi còn đang trên đường di chuyển. Nguồn ảnh: Warrelics.Tuy nhiên, sau khi nhiều hình ảnh về những người lính Hồng Quân với chiếc áo giáp chi chít lỗ lõm do đạn bắn mà vẫn khỏe mạnh được lan truyền trên khắp các mặt báo thì yêu cầu trang bị áo giáp SN-42 từ các đơn vị chiến đấu ngoài tiền bỗng tăng vọt. Ảnh: Một người lính Hồng Quân với hai lỗ đạn trên chiếc áo giáp, một ở ngực, một ở phần bụng, nếu không mặc áo giáp chắc chắn người này đã tử vong vì mất máu với hai vết thương ở chỗ hiểm như vậy. Nguồn ảnh: Warrelics.Sau đó chiếc áo giáp này đã chứng tỏ được công dụng của mình khi vừa bảo vệ được phần ngực và bụng của người chiến sỹ-vốn là khu vực cực kỳ nguy hiểm khi bị dính đạn lại vừa có khả năng bảo vệ khu vực hạ bộ của người lính khi họ vướng phải mìn. Nguồn ảnh: IRLV.Trong giai đoạn cuối chiến tranh số lượng áo giáp SN-42 được trang bị cho Hồng Quân Liên Xô đã lên tới hàng trăm nghìn bộ, thậm chí một vài người lính còn sử dụng các tấm vỏ thép mỏng trên những khẩu pháo đã bị phá hủy để tự đục lỗ xỏ dây thành áo giáp cho riêng mình. Nguồn ảnh: Redarmy.Sau chiến tranh, một lượng lớn áo giáp SN-42 vẫn còn được trang bị cho lực lượng công binh tới tận những năm 60 mới bị loại biên hoàn toàn. Có thể khẳng định một điều đây là loại áo giáp tốt nhất của Hồng Quân Liên Xô trong CTTG 2 với ưu điểm giá thành rẻ, gọn nhẹ, bảo vệ người lính ở mức khá và có thể sản xuất hàng loạt nhanh chóng. Nguồn ảnh: Warrelics.
Được trang bị với số lượng khá đại trà nếu so với các phiên bản giáp trước đó, áo giáp SN-42 của Hồng Quân Liên Xô được làm từ thép nguyên tấm có độ dày từ 1,8 đến 2,2 mm; trọng lượng 3,5 kg và diện tích bảo vệ khoảng 0,2 mét vuông. Nguồn ảnh: Rare.
Áo giáp được làm từ hai mảnh thép cán nguyên miếng được nối với nhau bằng một khớp bản lề giúp hai mảnh này có khả năng di chuyển không đồng nhất, tạo sự thoải mái cho binh lính. Trong đó mảnh giáp phía trên sẽ bảo vệ phần ngực của người lính, mảnh phía dưới bảo vệ phần hạ bộ, phần đè lên nhau có độ dày gấp đôi giúp bảo vệ khu vực ổ bụng. Nguồn ảnh: Warrelics.
Loại áo giáp này có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau, ngoài cách mặc trước ngực như thông thường, người lính có thể đeo nó ra sau lưng để bảo vệ phần lưng khi bò nằm sấp hoặc xếp nhiều chiếc áo giáp lại với nhau phía trên nóc hầm gỗ để chắn mảnh khi bị dội pháo. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ban đầu, áo giáp được trang bị cho các tổ súng trường chống tăng và các xạ thủ súng máy do những người này mang theo hỏa lực rất mạnh và luôn bị đối phương "ưu tiên" bắn hạ trước tiên nên họ cần phải được bảo vệ. Nguồn ảnh: Tripwire.
Sau đó, với số lượng xuất xưởng ngày càng nhiều áo giáp còn được trang bị cho các đơn vị công binh, các đơn vị đặc nhiệm và một vài binh lính tác chiến trong môi trường đô thị cũng "chịu khó" khoác lên mình bộ áo giáp này để có được sự bảo vệ tốt hơn. Nguồn ảnh: Warrelics.
Áo giáp có khả năng chống được đạn súng trường ở khoảng cách từ 100 mét trở lên, chống đạn súng tiểu liên từ khoảng cách 50 mét trở lên, có khả năng bảo vệ người lính một cách hạn chế trước sức ép nổ của bom, mìn các loại. Trong điều kiện tác chiến đô thị, áo tỏ ra rất hữu dụng vì có thể giúp người lính bảo vệ cơ thể khỏi các mảnh văng từ gạch, sắt thép khi bom nổ sập nhà hoặc các viên đạn đập xuống đất nảy lên cũng không đủ lực xuyên qua lớp áo này. Nguồn ảnh: Napotor.
Được ra đời từ năm 1942 nhưng phải đến cuối những năm chiến tranh loại áo giáp ngực SN-42 này mới được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong lực lượng quân đội Hồng Quân do ban đầu nhiều người lính cho rằng mặc nó rất khó chịu, nhất là trong điều kiện hành quân dài ngày chiếc áo giáp nặng 3,5 kg này sẽ khiến người lính kiệt sức ngay từ khi còn đang trên đường di chuyển. Nguồn ảnh: Warrelics.
Tuy nhiên, sau khi nhiều hình ảnh về những người lính Hồng Quân với chiếc áo giáp chi chít lỗ lõm do đạn bắn mà vẫn khỏe mạnh được lan truyền trên khắp các mặt báo thì yêu cầu trang bị áo giáp SN-42 từ các đơn vị chiến đấu ngoài tiền bỗng tăng vọt. Ảnh: Một người lính Hồng Quân với hai lỗ đạn trên chiếc áo giáp, một ở ngực, một ở phần bụng, nếu không mặc áo giáp chắc chắn người này đã tử vong vì mất máu với hai vết thương ở chỗ hiểm như vậy. Nguồn ảnh: Warrelics.
Sau đó chiếc áo giáp này đã chứng tỏ được công dụng của mình khi vừa bảo vệ được phần ngực và bụng của người chiến sỹ-vốn là khu vực cực kỳ nguy hiểm khi bị dính đạn lại vừa có khả năng bảo vệ khu vực hạ bộ của người lính khi họ vướng phải mìn. Nguồn ảnh: IRLV.
Trong giai đoạn cuối chiến tranh số lượng áo giáp SN-42 được trang bị cho Hồng Quân Liên Xô đã lên tới hàng trăm nghìn bộ, thậm chí một vài người lính còn sử dụng các tấm vỏ thép mỏng trên những khẩu pháo đã bị phá hủy để tự đục lỗ xỏ dây thành áo giáp cho riêng mình. Nguồn ảnh: Redarmy.
Sau chiến tranh, một lượng lớn áo giáp SN-42 vẫn còn được trang bị cho lực lượng công binh tới tận những năm 60 mới bị loại biên hoàn toàn. Có thể khẳng định một điều đây là loại áo giáp tốt nhất của Hồng Quân Liên Xô trong CTTG 2 với ưu điểm giá thành rẻ, gọn nhẹ, bảo vệ người lính ở mức khá và có thể sản xuất hàng loạt nhanh chóng. Nguồn ảnh: Warrelics.