Tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka định danh NATO là AT-3 do Liên Xô phát triển, chính thức gia nhập biên chế quân đội Xô Viết năm 1963. Năm 1972, Việt Nam nhận được những tổ hợp tên lửa này đầu tiên và định danh nó là B-72. Tuy nhiên, sau gần nửa thế kỷ đưa vào sử dụng trong quân đội ta, loại tên lửa này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, yêu cầu phải nâng cấp. Ảnh: Chiến sĩ triển khai tên lửa 9M14/B-72. Nguồn: QPVNĐầu năm 2020, Tổng cục kỹ thuật đã cho ra mắt loại tên lửa chống tăng CTVN-18 – là phiên bản cải tiến do Việt Nam tự chế tạo dựa trên tên lửa 9M14/B-72 đang có trong biên chế. Các loại tên lửa này đã được nâng cấp tăng tính năng kỹ thuật lẫn chiến thuật, tăng tuổi thọ sử dụng, đáp ứng nhu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại. Ảnh: Tên lửa CTVN-18 chế tạo. Tên lửa CTVN-18 có khả năng xuyên thép đồng nhất (RHA) dày 750-800mm sau khi đã chọc thủng giáp phản ứng nổ (ERA). Ảnh: Cán bộ cấp cao của Bộ quốc phòng đang được nghe giới thiệu về tên lửa với đầu đạn nổ 2 tầng (tandem) chuyên cho nhiệm vụ tiêu diệt phương tiện bọc thép sử dụng giáp phản ứng nổ.Sự kiện Việt Nam tự chế tạo thành công tên lửa 9M14/B-72 nâng cấp đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người đam mê về khoa học quân sự trong nước cũng như quốc tế, trong đó có báo chí Trung Quốc. Báo Sina số ra ngày 10/5/2020 đã công bố những hình ảnh chi tiết về quá trình thử nghiệm loại tên lửa chống tăng mới của Việt Nam cắt ra từ phóng sự của kênh truyền hình QPVN.Việc soi kỹ càng loại tên lửa mới của Việt Nam này cho thấy truyền thông Trung Quốc có sự quan tâm đặc biệt đối với loại hỏa khí chống tăng nguy hiểm mà Việt Nam vừa giới thiệu. Ảnh do báo Sina cắt ra từ clip của kênh QPVN.Loại tên lửa sau nâng cấp có thể đạt tốc độ tối đa 135m/s, có khả năng diệt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới ở khoảng cách từ 500 đến 3.000m Ảnh: Bộ đội Việt Nam phá niêm phong các hòm tên lửa CTVN-18 chuyển bị cho bắn nghiệm thu.Cơ cấu điều khiển của đạn vẫn như cũ với việc sử dụng chế độ binh sĩ trực tiếp điều khiển tên lửa bay đến mục tiêu bằng tay cầm điều khiển và chế độ bán tự động, đuôi đạn tên lửa sẽ có bộ phận tiếp nhận lệnh lái từ bộ điều khiển nối với nhau bằng dây dẫn. Ảnh: Bộ điều khiển hệ thống tên lửa CTVN-18.Việc vẫn sử dụng kiểu dẫn bắn bằng dây kiểu cũ này có nhược điểm là sẽ giới hạn tầm bắn của đạn cùng với phụ thuộc rất lớn độ chính xác của phát bắn vào yếu lĩnh của người lính tuy nhiên ưu điểm là nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống gây nhiễu điện tử trên các loại xe tăng hiện đại. Ảnh: Cận cảnh đạn tên lửa CTVN-18 với đầu nổ đúp 2 tầng chuyên diệt phương tiện bọc thép sử dụng giáp phản ứng nổ.Việc sử dụng đầu đạn nổ đúp 2 tầng (tandem) cho phép tên lửa xuyên 750-800mm thép đồng nhất (RHA) sau giáp phản ứng nổ là một thông số vô cùng ấn tượng, có tính năng ngang ngửa với các phiên bản nâng cấp 9M14/AT-3 do các nước Nga, Trung Quốc, Serbia phát triển và cũng không hề thua kém khả năng xuyên phá của các loại tên lửa chống tăng hiện đại. Ảnh: Cận cảnh đầu đạn nổ đúp 2 tầng (tandem) của tên lửa CTVN-18 Việt Nam.Cận cảnh bảng mạch điện tử của hệ thống điều khiển đạn tên lửa.Ngoài phiên bản sử dụng đầu đạn nổ đúp 2 tầng (tandem) xuyên giáp, tên lửa CTVN-18 còn có phiên bản sử dụng đầu đạn nhiệt áp dùng để tiêu diệt các mục tiêu trong nơi ẩn nấp như trong các tòa nhà, hang động, hẻm núi... cũng như có khả năng phá hủy công sự, hầm ngầm kiên cố và dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu bọc giáp nhẹ.Việc nâng cấp và chế tạo nội địa thành công loại tên lửa chống tăng 9M14/B-72 với tên gọi CTVN-18 đã nâng cao khả năng tác chiến chống tăng của bộ đội Việt Nam, có thể đáp ứng tiêu diệt tốt các loại xe tăng chủ lực của kẻ thù trong trường hợp chiến tranh hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi trường hợp. Ảnh: Cận cảnh cơ cấu bên trong của tên lửa CTVN-18. Video Việt Nam sản xuất thành công nhiều loại tên lửa - Nguồn: QPVN
Tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka định danh NATO là AT-3 do Liên Xô phát triển, chính thức gia nhập biên chế quân đội Xô Viết năm 1963. Năm 1972, Việt Nam nhận được những tổ hợp tên lửa này đầu tiên và định danh nó là B-72. Tuy nhiên, sau gần nửa thế kỷ đưa vào sử dụng trong quân đội ta, loại tên lửa này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, yêu cầu phải nâng cấp. Ảnh: Chiến sĩ triển khai tên lửa 9M14/B-72. Nguồn: QPVN
Đầu năm 2020, Tổng cục kỹ thuật đã cho ra mắt loại tên lửa chống tăng CTVN-18 – là phiên bản cải tiến do Việt Nam tự chế tạo dựa trên tên lửa 9M14/B-72 đang có trong biên chế. Các loại tên lửa này đã được nâng cấp tăng tính năng kỹ thuật lẫn chiến thuật, tăng tuổi thọ sử dụng, đáp ứng nhu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại. Ảnh: Tên lửa CTVN-18 chế tạo.
Tên lửa CTVN-18 có khả năng xuyên thép đồng nhất (RHA) dày 750-800mm sau khi đã chọc thủng giáp phản ứng nổ (ERA). Ảnh: Cán bộ cấp cao của Bộ quốc phòng đang được nghe giới thiệu về tên lửa với đầu đạn nổ 2 tầng (tandem) chuyên cho nhiệm vụ tiêu diệt phương tiện bọc thép sử dụng giáp phản ứng nổ.
Sự kiện Việt Nam tự chế tạo thành công tên lửa 9M14/B-72 nâng cấp đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người đam mê về khoa học quân sự trong nước cũng như quốc tế, trong đó có báo chí Trung Quốc. Báo Sina số ra ngày 10/5/2020 đã công bố những hình ảnh chi tiết về quá trình thử nghiệm loại tên lửa chống tăng mới của Việt Nam cắt ra từ phóng sự của kênh truyền hình QPVN.
Việc soi kỹ càng loại tên lửa mới của Việt Nam này cho thấy truyền thông Trung Quốc có sự quan tâm đặc biệt đối với loại hỏa khí chống tăng nguy hiểm mà Việt Nam vừa giới thiệu. Ảnh do báo Sina cắt ra từ clip của kênh QPVN.
Loại tên lửa sau nâng cấp có thể đạt tốc độ tối đa 135m/s, có khả năng diệt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới ở khoảng cách từ 500 đến 3.000m Ảnh: Bộ đội Việt Nam phá niêm phong các hòm tên lửa CTVN-18 chuyển bị cho bắn nghiệm thu.
Cơ cấu điều khiển của đạn vẫn như cũ với việc sử dụng chế độ binh sĩ trực tiếp điều khiển tên lửa bay đến mục tiêu bằng tay cầm điều khiển và chế độ bán tự động, đuôi đạn tên lửa sẽ có bộ phận tiếp nhận lệnh lái từ bộ điều khiển nối với nhau bằng dây dẫn. Ảnh: Bộ điều khiển hệ thống tên lửa CTVN-18.
Việc vẫn sử dụng kiểu dẫn bắn bằng dây kiểu cũ này có nhược điểm là sẽ giới hạn tầm bắn của đạn cùng với phụ thuộc rất lớn độ chính xác của phát bắn vào yếu lĩnh của người lính tuy nhiên ưu điểm là nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống gây nhiễu điện tử trên các loại xe tăng hiện đại. Ảnh: Cận cảnh đạn tên lửa CTVN-18 với đầu nổ đúp 2 tầng chuyên diệt phương tiện bọc thép sử dụng giáp phản ứng nổ.
Việc sử dụng đầu đạn nổ đúp 2 tầng (tandem) cho phép tên lửa xuyên 750-800mm thép đồng nhất (RHA) sau giáp phản ứng nổ là một thông số vô cùng ấn tượng, có tính năng ngang ngửa với các phiên bản nâng cấp 9M14/AT-3 do các nước Nga, Trung Quốc, Serbia phát triển và cũng không hề thua kém khả năng xuyên phá của các loại tên lửa chống tăng hiện đại. Ảnh: Cận cảnh đầu đạn nổ đúp 2 tầng (tandem) của tên lửa CTVN-18 Việt Nam.
Cận cảnh bảng mạch điện tử của hệ thống điều khiển đạn tên lửa.
Ngoài phiên bản sử dụng đầu đạn nổ đúp 2 tầng (tandem) xuyên giáp, tên lửa CTVN-18 còn có phiên bản sử dụng đầu đạn nhiệt áp dùng để tiêu diệt các mục tiêu trong nơi ẩn nấp như trong các tòa nhà, hang động, hẻm núi... cũng như có khả năng phá hủy công sự, hầm ngầm kiên cố và dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu bọc giáp nhẹ.
Việc nâng cấp và chế tạo nội địa thành công loại tên lửa chống tăng 9M14/B-72 với tên gọi CTVN-18 đã nâng cao khả năng tác chiến chống tăng của bộ đội Việt Nam, có thể đáp ứng tiêu diệt tốt các loại xe tăng chủ lực của kẻ thù trong trường hợp chiến tranh hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi trường hợp. Ảnh: Cận cảnh cơ cấu bên trong của tên lửa CTVN-18.
Video Việt Nam sản xuất thành công nhiều loại tên lửa - Nguồn: QPVN