Cuộc Nội chiến ở Syria hiện tại vẫn được coi là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong một thập niên trở lại đây, bắt đầu từ năm 2011 và kể từ đó tới nay, đã có hàng chục nghìn lượt phóng viên tham gia vào cuộc chiến này để ghi lại những thông tin đắt giá nhất. Nguồn ảnh: Theguardian.Tính đến năm 2018, tổng cộng đã có 153 phóng viên, nhà báo thiệt mạng trong khi đang tác nghiệp tại cuộc chiến tranh này. Nguồn ảnh: Theguardian.Trong đó, phóng viên đầu tiên thiệt mạng trong cuộc chiến này thiệt mạng ở Homs vào ngày 5/5/2011 - chỉ chưa đầy hai tháng kể từ khi cuộc nội chiến xảy ra. Nguồn ảnh: Theguardian.Các cựu phóng viên chiến trường dạn dày kinh nghiệm cho biết, những nơi diễn ra các cuộc xung đột đẫm máu như ở Syria luôn là cơ hội thu hút rất nhiều người làm báo trên khắp thế giới có mặt ở đây để thể hiện bản lĩnh và tài năng của mình. Nguồn ảnh: Theguardian.Tuy nhiên có rất nhiều người trước đó chưa từng có kinh nghiệm làm phóng viên chiến trường. Điều này khiến cho họ dễ dàng gặp nguy hiểm vì không có những kỹ năng cần thiết để sống sót trong các cuộc giao tranh. Nguồn ảnh: Theguardian.Trang phục của phóng viên chiến trường thường có màu xanh với hai chữ Press - Báo Chí ở phía trước ngực và phía sau. Tuy nhiên phần lớn các phóng viên chiến trường ở Syria lại thiệt mạng vì bom, pháo - những loại vũ khí mà người bắn không thể nhìn thấy được chính xác mục tiêu của mình. Nguồn ảnh: Theguardian.Các trang bị cồng kềnh của phóng viên chiến trường đôi khi cũng khiến họ bị đối phương nhầm tưởng là lính, đặc biệt là với các loại máy ảnh sử dụng ống kính cỡ lớn, nhìn từ xa hoặc qua các thiết bị ảnh nhiệt thường khó có thể phân biệt được với... súng chống tăng. Nguồn ảnh: Theguardian.Trong quá khứ, Wikileak cũng từng gây được tiếng vang mạnh mẽ khi công bố đoạn video ghi lại cảnh tượng trực thăng chiến đấu Apache của Mỹ tấn công các phóng viên của nước này tại Afghanistan, phi công sau đó đã phân trần rằng tình nghi người phóng viên trong hình cầm súng chống tăng - nhưng thực ra chỉ là một chiếc máy ảnh. Nguồn ảnh: Theguardian.Kể từ đầu thế kỷ 21 tới nay, đã có hàng nghìn phóng viên chiến trường thiệt mạng trên khắp thế giới trong khi tác nghiệp, trong đó có năm 2016 được coi là năm "đẫm máu" nhất với các phóng viên chiến trường khi có tới 27 phóng viên, nhà báo chiến trường thiệt mạng. Nguồn ảnh: Theguardian.Syria vẫn là quốc gia khiến nhiều phóng viên chiến trường tử vong nhất thế giới, tính riêng trong năm 2016, có tới 14 phóng viên chiến trường tử nạn ở Syria, xếp ngay sau đó là Iraq và Yemen với 6 người, Somali 3 người, thậm chí ở Ấn Độ cũng có hai phóng chiến trường thiệt mạng. Nguồn ảnh: Theguardian. Mời độc giả xem Video: Xe chở phóng viên CNN ở Syria bị khủng bố IS nã đạn.
Cuộc Nội chiến ở Syria hiện tại vẫn được coi là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong một thập niên trở lại đây, bắt đầu từ năm 2011 và kể từ đó tới nay, đã có hàng chục nghìn lượt phóng viên tham gia vào cuộc chiến này để ghi lại những thông tin đắt giá nhất. Nguồn ảnh: Theguardian.
Tính đến năm 2018, tổng cộng đã có 153 phóng viên, nhà báo thiệt mạng trong khi đang tác nghiệp tại cuộc chiến tranh này. Nguồn ảnh: Theguardian.
Trong đó, phóng viên đầu tiên thiệt mạng trong cuộc chiến này thiệt mạng ở Homs vào ngày 5/5/2011 - chỉ chưa đầy hai tháng kể từ khi cuộc nội chiến xảy ra. Nguồn ảnh: Theguardian.
Các cựu phóng viên chiến trường dạn dày kinh nghiệm cho biết, những nơi diễn ra các cuộc xung đột đẫm máu như ở Syria luôn là cơ hội thu hút rất nhiều người làm báo trên khắp thế giới có mặt ở đây để thể hiện bản lĩnh và tài năng của mình. Nguồn ảnh: Theguardian.
Tuy nhiên có rất nhiều người trước đó chưa từng có kinh nghiệm làm phóng viên chiến trường. Điều này khiến cho họ dễ dàng gặp nguy hiểm vì không có những kỹ năng cần thiết để sống sót trong các cuộc giao tranh. Nguồn ảnh: Theguardian.
Trang phục của phóng viên chiến trường thường có màu xanh với hai chữ Press - Báo Chí ở phía trước ngực và phía sau. Tuy nhiên phần lớn các phóng viên chiến trường ở Syria lại thiệt mạng vì bom, pháo - những loại vũ khí mà người bắn không thể nhìn thấy được chính xác mục tiêu của mình. Nguồn ảnh: Theguardian.
Các trang bị cồng kềnh của phóng viên chiến trường đôi khi cũng khiến họ bị đối phương nhầm tưởng là lính, đặc biệt là với các loại máy ảnh sử dụng ống kính cỡ lớn, nhìn từ xa hoặc qua các thiết bị ảnh nhiệt thường khó có thể phân biệt được với... súng chống tăng. Nguồn ảnh: Theguardian.
Trong quá khứ, Wikileak cũng từng gây được tiếng vang mạnh mẽ khi công bố đoạn video ghi lại cảnh tượng trực thăng chiến đấu Apache của Mỹ tấn công các phóng viên của nước này tại Afghanistan, phi công sau đó đã phân trần rằng tình nghi người phóng viên trong hình cầm súng chống tăng - nhưng thực ra chỉ là một chiếc máy ảnh. Nguồn ảnh: Theguardian.
Kể từ đầu thế kỷ 21 tới nay, đã có hàng nghìn phóng viên chiến trường thiệt mạng trên khắp thế giới trong khi tác nghiệp, trong đó có năm 2016 được coi là năm "đẫm máu" nhất với các phóng viên chiến trường khi có tới 27 phóng viên, nhà báo chiến trường thiệt mạng. Nguồn ảnh: Theguardian.
Syria vẫn là quốc gia khiến nhiều phóng viên chiến trường tử vong nhất thế giới, tính riêng trong năm 2016, có tới 14 phóng viên chiến trường tử nạn ở Syria, xếp ngay sau đó là Iraq và Yemen với 6 người, Somali 3 người, thậm chí ở Ấn Độ cũng có hai phóng chiến trường thiệt mạng. Nguồn ảnh: Theguardian.
Mời độc giả xem Video: Xe chở phóng viên CNN ở Syria bị khủng bố IS nã đạn.