Trang Rossiyskaya Gazeta của Nga đã hướng sự chú ý đến một số đặc điểm trên lớp bảo vệ bổ sung của xe tăng T-54M, các chuyên gia quân sự đến từ tờ tạp chí tỏ ra ngạc nhiên khi nhận thấy nhiều sự tương đồng với Merkava do Israel chế tạo.Đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là nhằm chống đạn xuyên lõm, phía sau tháp pháo xuất hiện những chiếc lồng thép, cũng như dây xích có gắn các quả cầu kim loại ở bên dưới.Những chi tiết này có tác dụng phá hủy hoặc kích nổ sớm đầu đạn của các loại súng phóng lựu chống tăng vác vai (như dòng RPG), giúp bảo vệ hoặc giảm thiệt hại đối với vỏ giáp chính.Điều thú vị là thiết kế tương tự này đã được sử dụng trong một thời gian dài trên nhiều phiên bản xe tăng Merkava, thực tế chiến trường đã chứng minh sự hiệu quả của giải pháp đơn giản và rẻ tiền nói trên.Nhận thấy sự ưu việt của thiết kế, trong cuộc chiến Syria, quân đội chính phủ nước này cũng bắt đầu biên chế những xe tăng chủ lực T-72M1 với cấu hình như vậy với tên gọi Adra, thậm chí bộ phận này còn xuất hiện trên chiếc T-90M Proryv-3 tối tân của Nga.Tờ báo Nga thông tin thêm rằng các chuyên gia Israel vẫn đang tích cực giúp đỡ Quân đội nhân dân Việt Nam trong dự án hiện đại hóa những chiếc T-54 đã cũ.Ban đầu, các xe tăng T-54 hiện đại hóa của Việt Nam dự định sử dụng pháo 105 mm M68 thay cho khẩu 100 mm D-10T2S, nhưng sau đó vũ khí này được giữ lại và chỉ thêm ốp bảo vệ cách nhiệt nhằm tiết kiệm chi phí.Để cải thiện đặc tính cơ động, công suất động cơ đã được tăng lên khi trọng lượng lớn hơn đáng kể bởi lớp giáp phụ cùng với các khí tài bổ sung, đặc tính linh hoạt của xe tăng vì vậy vẫn được đảm bảo.T-54M còn nhận được lớp giáp tăng cường cho mặt trước thân xe cũng như tháp pháo, tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số, thiết bị thông tin liên lạc tối tân, đi kèm hệ thống chữa cháy tự động tốc độ cao.Theo đánh giá, hệ thống kiểm soát hỏa lực của xe tăng chủ lực T-54M do Việt Nam nâng cấp tương đối hiện đại, thậm chí không thua kém bao nhiêu so với T-72B3 của Nga.Căn cứ vào hình ảnh đã được công bố, kính ngắm của xe tăng T-54M là loại TSGS-54BU thuộc hệ thống kiểm soát hỏa lực TIFCS-3BU. Kính ngắm có tích hợp kênh ảnh nhiệt ngày đêm và cả đo xa laser lẫn ổn định hai trục.Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, tổ hợp FCS TIFCS-3BU bao gồm máy tính đạn đạo số hóa đi kèm cảm biến khí tượng, có khả năng tự động lấy phần tử pháo khi đo xa tương tự loại 1A45 lắp trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.Kính ngắm này được phát triển riêng cho các dòng xe họ “T” của Nga, gồm cả T-54 cho nên có độ tương thích cao, có thể lắp lên xe thay vào vị trí của kính đêm TPN-1 cũ mà không cần điều chỉnh gì nhiều.Nhờ được trang bị kính ngắm TSGS-54BU và hệ thống kiểm soát hỏa lực TIFCS-3BU hiện đại, xe tăng T-54M của Việt Nam có khả năng tác xạ nhanh và chính xác không thua kém T-90.Thậm chí còn có ý kiến cho rằng trong giải đấu Tank Biathlon 2021, Việt Nam có thể tham dự với 2 đội tuyển, trong đó đội một thi đấu tại Nhóm A trên xe tăng T-72B3, đội còn lại sẽ tranh tài ở Nhóm B với T-54M.
Trang Rossiyskaya Gazeta của Nga đã hướng sự chú ý đến một số đặc điểm trên lớp bảo vệ bổ sung của xe tăng T-54M, các chuyên gia quân sự đến từ tờ tạp chí tỏ ra ngạc nhiên khi nhận thấy nhiều sự tương đồng với Merkava do Israel chế tạo.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là nhằm chống đạn xuyên lõm, phía sau tháp pháo xuất hiện những chiếc lồng thép, cũng như dây xích có gắn các quả cầu kim loại ở bên dưới.
Những chi tiết này có tác dụng phá hủy hoặc kích nổ sớm đầu đạn của các loại súng phóng lựu chống tăng vác vai (như dòng RPG), giúp bảo vệ hoặc giảm thiệt hại đối với vỏ giáp chính.
Điều thú vị là thiết kế tương tự này đã được sử dụng trong một thời gian dài trên nhiều phiên bản xe tăng Merkava, thực tế chiến trường đã chứng minh sự hiệu quả của giải pháp đơn giản và rẻ tiền nói trên.
Nhận thấy sự ưu việt của thiết kế, trong cuộc chiến Syria, quân đội chính phủ nước này cũng bắt đầu biên chế những xe tăng chủ lực T-72M1 với cấu hình như vậy với tên gọi Adra, thậm chí bộ phận này còn xuất hiện trên chiếc T-90M Proryv-3 tối tân của Nga.
Tờ báo Nga thông tin thêm rằng các chuyên gia Israel vẫn đang tích cực giúp đỡ Quân đội nhân dân Việt Nam trong dự án hiện đại hóa những chiếc T-54 đã cũ.
Ban đầu, các xe tăng T-54 hiện đại hóa của Việt Nam dự định sử dụng pháo 105 mm M68 thay cho khẩu 100 mm D-10T2S, nhưng sau đó vũ khí này được giữ lại và chỉ thêm ốp bảo vệ cách nhiệt nhằm tiết kiệm chi phí.
Để cải thiện đặc tính cơ động, công suất động cơ đã được tăng lên khi trọng lượng lớn hơn đáng kể bởi lớp giáp phụ cùng với các khí tài bổ sung, đặc tính linh hoạt của xe tăng vì vậy vẫn được đảm bảo.
T-54M còn nhận được lớp giáp tăng cường cho mặt trước thân xe cũng như tháp pháo, tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số, thiết bị thông tin liên lạc tối tân, đi kèm hệ thống chữa cháy tự động tốc độ cao.
Theo đánh giá, hệ thống kiểm soát hỏa lực của xe tăng chủ lực T-54M do Việt Nam nâng cấp tương đối hiện đại, thậm chí không thua kém bao nhiêu so với T-72B3 của Nga.
Căn cứ vào hình ảnh đã được công bố, kính ngắm của xe tăng T-54M là loại TSGS-54BU thuộc hệ thống kiểm soát hỏa lực TIFCS-3BU. Kính ngắm có tích hợp kênh ảnh nhiệt ngày đêm và cả đo xa laser lẫn ổn định hai trục.
Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, tổ hợp FCS TIFCS-3BU bao gồm máy tính đạn đạo số hóa đi kèm cảm biến khí tượng, có khả năng tự động lấy phần tử pháo khi đo xa tương tự loại 1A45 lắp trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
Kính ngắm này được phát triển riêng cho các dòng xe họ “T” của Nga, gồm cả T-54 cho nên có độ tương thích cao, có thể lắp lên xe thay vào vị trí của kính đêm TPN-1 cũ mà không cần điều chỉnh gì nhiều.
Nhờ được trang bị kính ngắm TSGS-54BU và hệ thống kiểm soát hỏa lực TIFCS-3BU hiện đại, xe tăng T-54M của Việt Nam có khả năng tác xạ nhanh và chính xác không thua kém T-90.
Thậm chí còn có ý kiến cho rằng trong giải đấu Tank Biathlon 2021, Việt Nam có thể tham dự với 2 đội tuyển, trong đó đội một thi đấu tại Nhóm A trên xe tăng T-72B3, đội còn lại sẽ tranh tài ở Nhóm B với T-54M.