Azerbaijan được cho là đã bàn giao bom thông minh QFAB-250 cho Ukraine. Ngay sau động thái này, truyền thông Nga đã tìm hiểu và nghi ngờ rằng Baku đã chuyển cho Kiev 3 chiến đấu cơ MiG-29.Truyền thông Nga đưa ra thông tin này dựa trên một số hình ảnh mà họ thu thập được, trong đó đáng kể nhất là hình ảnh chiếc MiG-29 vốn mang màu sơn thuộc không quân Azerbaijan đang được sơn lại theo màu của không quân Ukraine.Màu sơn xanh biển đặc trưng của Azerbaijan đã được thay thế bằng màu sơn ca rô xám trắng của không quân Ukraine.Nhưng cũng có thông tin cho rằng, đơn giản Azerbaijan đã mang những chiếc MiG-29 của họ cho Kiev bảo trì, và vô tình nó nằm cùng xưởng bảo trì với những chiếc MiG-29 của Ukraine.Hiện cả phía Kiev và Baku đều chưa lên tiếng bình luận về thông tin được truyền thông Nga đưa ra.MiG-29 là một trong những tiêm kích chủ lực của không quân Ukraine. Trước khi giao tranh với Nga nổ ra, không quân Ukraine có 210 máy bay quân sự các loại, trong đó có 98 chiếc tiêm kích.Cuộc xung đột với Nga diễn ra từ hôm 24/2 khiến không quân Ukraine bị hạn chế năng lực tác chiến.Ukraine nhiều lần kêu gọi các nước phương Tây cung cấp chiến đấu cơ để họ gia tăng sức mạnh đối kháng Nga, tuy nhiên vì nhiều lý do tới nay vẫn chưa có quốc gia nào chính thức bàn giao máy bay chiến đấu cho Kiev.Một vài quốc gia thành viên NATO vốn thuộc Liên Xô trước đây cho biết, sẽ xem xét việc chuyển các chiến đấu cơ MiG-29 cho Ukraine, đổi lại Mỹ sẽ cung cấp chiến đấu cơ F-16 để thế chỗ.Các chiến đấu cơ có nguồn gốc Liên Xô như MiG-29 sẽ giúp cho phi công Ukraine có thể sử dụng ngay mà không cần thời gian huấn luyện chuyển tiếp.MiG-29 là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 và biên chế năm 1982.Ra cùng thời với Su-27 trong vai trò là tiêm kích hạng nhẹ cạnh tranh trực tiếp với F-16 Mỹ, tuy nhiên hiện tại tương lai của MiG-29 lại không tươi sáng bằng Su-27.Trong khi Su-27 và các biến thể nâng cấp như Su-30/35 liên tục "cháy hàng" thì MiG-29 và biến thể nâng cấp MiG-35 lại khá ế ẩm trên thị trường xuất khẩu.MiG-29 được trang bị 2 động cơ Klimov RD-33, sức đẩy 81.4 kN mỗi chiếc, tuy nhiên động cơ này được cho là hoạt động không hiệu quả với độ bền thấp và chi phí khai thác cao.Tiêm kích MiG-29 có tốc độ tối đa 2.400 km/h, trần bay 18 km, tuy vậy chúng lại có tầm bay khá ngắn dưới 1.000 km, trong khi ở F-16 là 1.300 km.Về trang bị vũ khí, MiG-29 được trang bị 1 pháo GSh-30 cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn 150 viên.MiG-29 có thể mang được trọng lượng vũ khí 3.500 kg bao gồm 6 tên lửa không đối không loại AA-8 Aphid, AA-10 Alamo, AA-11 Archer, AA-12 Adder, bom FAB 500-M62, FAB-1000, TN-100, ECM Pods, S-24, AS-12, AS-14…Tuy là một chiến đấu cơ hạng nhẹ đáng gờm, nhưng MiG-29 cũng có những điểm yếu nhất định, trong đó phải kể đến là hệ thống radar.Radar của MiG-29 có màn hình hiển thị kém, khiến phi công nhận định tình huống không tốt.Dù vậy đã có tổng cộng trên 1.600 chiếc MiG-29 các phiên bản được Liên Xô sản xuất trong 29 năm.Loại chiến đấu cơ này xuất hiện trong biên chế hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay MiG-29 với các phiên bản do Nga nâng cấp vẫn tiếp tục được sản xuất và phục vụ xuất khẩu.
Azerbaijan được cho là đã bàn giao bom thông minh QFAB-250 cho Ukraine. Ngay sau động thái này, truyền thông Nga đã tìm hiểu và nghi ngờ rằng Baku đã chuyển cho Kiev 3 chiến đấu cơ MiG-29.
Truyền thông Nga đưa ra thông tin này dựa trên một số hình ảnh mà họ thu thập được, trong đó đáng kể nhất là hình ảnh chiếc MiG-29 vốn mang màu sơn thuộc không quân Azerbaijan đang được sơn lại theo màu của không quân Ukraine.
Màu sơn xanh biển đặc trưng của Azerbaijan đã được thay thế bằng màu sơn ca rô xám trắng của không quân Ukraine.
Nhưng cũng có thông tin cho rằng, đơn giản Azerbaijan đã mang những chiếc MiG-29 của họ cho Kiev bảo trì, và vô tình nó nằm cùng xưởng bảo trì với những chiếc MiG-29 của Ukraine.
Hiện cả phía Kiev và Baku đều chưa lên tiếng bình luận về thông tin được truyền thông Nga đưa ra.
MiG-29 là một trong những tiêm kích chủ lực của không quân Ukraine. Trước khi giao tranh với Nga nổ ra, không quân Ukraine có 210 máy bay quân sự các loại, trong đó có 98 chiếc tiêm kích.
Cuộc xung đột với Nga diễn ra từ hôm 24/2 khiến không quân Ukraine bị hạn chế năng lực tác chiến.
Ukraine nhiều lần kêu gọi các nước phương Tây cung cấp chiến đấu cơ để họ gia tăng sức mạnh đối kháng Nga, tuy nhiên vì nhiều lý do tới nay vẫn chưa có quốc gia nào chính thức bàn giao máy bay chiến đấu cho Kiev.
Một vài quốc gia thành viên NATO vốn thuộc Liên Xô trước đây cho biết, sẽ xem xét việc chuyển các chiến đấu cơ MiG-29 cho Ukraine, đổi lại Mỹ sẽ cung cấp chiến đấu cơ F-16 để thế chỗ.
Các chiến đấu cơ có nguồn gốc Liên Xô như MiG-29 sẽ giúp cho phi công Ukraine có thể sử dụng ngay mà không cần thời gian huấn luyện chuyển tiếp.
MiG-29 là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 và biên chế năm 1982.
Ra cùng thời với Su-27 trong vai trò là tiêm kích hạng nhẹ cạnh tranh trực tiếp với F-16 Mỹ, tuy nhiên hiện tại tương lai của MiG-29 lại không tươi sáng bằng Su-27.
Trong khi Su-27 và các biến thể nâng cấp như Su-30/35 liên tục "cháy hàng" thì MiG-29 và biến thể nâng cấp MiG-35 lại khá ế ẩm trên thị trường xuất khẩu.
MiG-29 được trang bị 2 động cơ Klimov RD-33, sức đẩy 81.4 kN mỗi chiếc, tuy nhiên động cơ này được cho là hoạt động không hiệu quả với độ bền thấp và chi phí khai thác cao.
Tiêm kích MiG-29 có tốc độ tối đa 2.400 km/h, trần bay 18 km, tuy vậy chúng lại có tầm bay khá ngắn dưới 1.000 km, trong khi ở F-16 là 1.300 km.
Về trang bị vũ khí, MiG-29 được trang bị 1 pháo GSh-30 cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn 150 viên.
MiG-29 có thể mang được trọng lượng vũ khí 3.500 kg bao gồm 6 tên lửa không đối không loại AA-8 Aphid, AA-10 Alamo, AA-11 Archer, AA-12 Adder, bom FAB 500-M62, FAB-1000, TN-100, ECM Pods, S-24, AS-12, AS-14…
Tuy là một chiến đấu cơ hạng nhẹ đáng gờm, nhưng MiG-29 cũng có những điểm yếu nhất định, trong đó phải kể đến là hệ thống radar.
Radar của MiG-29 có màn hình hiển thị kém, khiến phi công nhận định tình huống không tốt.
Dù vậy đã có tổng cộng trên 1.600 chiếc MiG-29 các phiên bản được Liên Xô sản xuất trong 29 năm.
Loại chiến đấu cơ này xuất hiện trong biên chế hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay MiG-29 với các phiên bản do Nga nâng cấp vẫn tiếp tục được sản xuất và phục vụ xuất khẩu.