Nhận định được nói đến trong bài viết đăng tải trên trang Defense News cho biết, do bị EU và Mỹ áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt và cắt đứt các kênh phân phối quan trọng của ngành công nghiệp quốc phòng, Nga đang cố gắng để tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường vũ khí trong khu vực châu Á.Sự hiện diện đáng kể vũ khí của Nga đã được cảm nhận trong khu vực châu Á. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), hơn 60% số lượng xuất khẩu vũ khí Nga được bán cho các nước châu Á-Thái Bình Dương và châu Đại Dương, khách hàng tích cực nhất là Ấn Độ và Trung Quốc."Nga có thể chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường vũ khí châu Á, vì cung cấp cho khách hàng các điều khoản hấp dẫn trong giao dịch với các cường quốc khu vực" - Defense News dẫn lời nhà nghiên cứu về lĩnh vực "Không phổ biến vũ khí hạt nhân" - ông Petr Topychkanov.Nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Carnegie Moscow lưu ý rằng, hiện nay Nga đang có cơ hội tốt để mở rộng hợp tác với một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia do vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc.Ngoài ra, Moscow cũng có nhiều cơ hội tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pakistan, do vấn đề an ninh ở nước này trước sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố và việc Islamabat đang bày tỏ sự không hài lòng trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng với Washington.Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng trong tương lai dài hạn, vũ khí Nga không có nhiều khả năng tăng đột biến thị phần trong thị trường vũ khí châu Á-Thái Bình Dương, bởi các khách hàng chính là Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu tự phát triển các dự án quân sự của riêng mình.Tuy nhiên, trong giai đoạn trung hạn, vũ khí Nga vẫn là nòng cốt trong lực lượng vũ trang các nước này, bởi có những lĩnh vực mà còn rất lâu Ấn Độ và Trung Quốc mới có khả năng đuổi kịp, thậm chí là không thể, ví dụ như máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa chiến thuật.Nguyên nhân thứ 2 là Moscow có thể nhân cơ hội tình hình trong khu vực này đang nóng lên do những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông căng thẳng giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc để đẩy mạnh sự hiện diện của vũ khí Nga ở khu vực này.Ngoài ra, các loại vũ khí Mỹ vẫn là đối thủ cạnh tranh chính của Nga. Nhưng cũng giống Moscow, Washington cũng chỉ có những khách hàng truyền thống, được định hướng cả về quan điểm chính trị nên hai bên khó có thể lấn sân mạnh của nhau. Ảnh trong bài: Tiêm kích Su-30 và tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất.
Nhận định được nói đến trong bài viết đăng tải trên trang Defense News cho biết, do bị EU và Mỹ áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt và cắt đứt các kênh phân phối quan trọng của ngành công nghiệp quốc phòng, Nga đang cố gắng để tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường vũ khí trong khu vực châu Á.
Sự hiện diện đáng kể vũ khí của Nga đã được cảm nhận trong khu vực châu Á. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), hơn 60% số lượng xuất khẩu vũ khí Nga được bán cho các nước châu Á-Thái Bình Dương và châu Đại Dương, khách hàng tích cực nhất là Ấn Độ và Trung Quốc.
"Nga có thể chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường vũ khí châu Á, vì cung cấp cho khách hàng các điều khoản hấp dẫn trong giao dịch với các cường quốc khu vực" - Defense News dẫn lời nhà nghiên cứu về lĩnh vực "Không phổ biến vũ khí hạt nhân" - ông Petr Topychkanov.
Nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Carnegie Moscow lưu ý rằng, hiện nay Nga đang có cơ hội tốt để mở rộng hợp tác với một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia do vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc.
Ngoài ra, Moscow cũng có nhiều cơ hội tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pakistan, do vấn đề an ninh ở nước này trước sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố và việc Islamabat đang bày tỏ sự không hài lòng trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng với Washington.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng trong tương lai dài hạn, vũ khí Nga không có nhiều khả năng tăng đột biến thị phần trong thị trường vũ khí châu Á-Thái Bình Dương, bởi các khách hàng chính là Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu tự phát triển các dự án quân sự của riêng mình.
Tuy nhiên, trong giai đoạn trung hạn, vũ khí Nga vẫn là nòng cốt trong lực lượng vũ trang các nước này, bởi có những lĩnh vực mà còn rất lâu Ấn Độ và Trung Quốc mới có khả năng đuổi kịp, thậm chí là không thể, ví dụ như máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa chiến thuật.
Nguyên nhân thứ 2 là Moscow có thể nhân cơ hội tình hình trong khu vực này đang nóng lên do những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông căng thẳng giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc để đẩy mạnh sự hiện diện của vũ khí Nga ở khu vực này.
Ngoài ra, các loại vũ khí Mỹ vẫn là đối thủ cạnh tranh chính của Nga. Nhưng cũng giống Moscow, Washington cũng chỉ có những khách hàng truyền thống, được định hướng cả về quan điểm chính trị nên hai bên khó có thể lấn sân mạnh của nhau. Ảnh trong bài: Tiêm kích Su-30 và tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất.