Ra đời để thay thế khẩu pháo lựu cực kỳ danh tiếng đó là khẩu M198, khẩu lựu pháo M777 bắt đầu được phục vụ trong lực lượng Thuỷ quân Lục chiến và Lục quân Mỹ từ năm 2005 tới nay. Nguồn ảnh: WTM.Tuy nhiên, đây lại vốn dĩ không phải là một khẩu pháo do Mỹ sản xuất mà nó lại có nguồn gốc xuất sứ từ Anh. Cụ thể, pháo lựu M777 được BAE Systems sản xuất và sau đó công nghệ sản xuất khẩu pháo này được phía London chia sẻ cho Washington. Nguồn ảnh: Somlik.Kể từ khi ra đời tới nay, khẩu pháo M777 này đã có mặt trong rất nhiều cuộc xung đột khác nhau trên khắp thế giới, bao gồm cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq, Chiến tranh Chechen lần hai, chiến tranh Syria, Yemen,... Nguồn ảnh: Pinterest.Về cơ bản, đây là một khẩu pháo có độ cơ động khá cao dù nó là pháo kéo chứ không phải là pháo tự hành. M777 có trọng lượng chỉ 4,2 tấn, nó có thể được kéo dễ dàng bằng xe tải loại nhỏ hay thậm chí là cẩu bằng trực thăng tới trận địa. Nguồn ảnh: Ferry.Kích thước khi chiến đấu của khẩu pháo này dài 10,7 mét. Trong khi đó ở trạng thái di chuyển, M777 có thể thu gọn kích thước lại còn... 9,5 mét. Khẩu pháo này có nòng dài tới 5,08 mét; có kíp chiến đấu từ 7 tới 8 người. Nguồn ảnh: Wiki.M777 sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau, mỗi loại đạn sẽ cho một tầm bắn khác nhau. Trong đó có loại đạn có tầm bắn ngắn nhất là M107 với tầm bắn tối đa 24 km; loại đạn ERFB (tăng tầm) có tầm bắn lên tới 30 km và tối đa là đạn có dẫn đường với tầm bắn tới 40 km. Nguồn ảnh: Firinger.Với trọng lượng chỉ 4,2 tấn, M777 nhẹ hơn người tiền nhiệm của nó là khẩu M198 tới 41% (M198 nặng tới 7,1 tấn) và có thể di chuyển trên chiến trường cơ động hơn rất nhiều lần so với các loại pháo tương tự của Liên Xô hay Nga. Có thể coi khẩu M777 là khẩu pháo 155mm nhẹ nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Archive.Điểm yếu chí tử của khẩu pháo này đó là nòng pháo không có khả năng hạ góc nòng pháo. Cụ thể, khẩu pháo lựu 155mm này có khả năng nâng góc nòng lên tối đa 71,7 độ và chỉ có thể hạ nòng xuống tối đa 0 độ. Như vậy, khi đặt M777 trên cao điểm, nó sẽ chỉ có thể bắn cầu vồng xuống dưới chứ không thể bắn thẳng được. Nguồn ảnh: Wiki.Hiện tại, đang có tổng cộng 4 phiên bản M777 được sử dụng. Trong đó có bản M777 là bản cơ bản nhất, sau đó đến bản M777A1 với hệ thống dẫn bắn bằng máy tính, M777A2 là bản nâng cấp về phần mềm của M777A1 và M777ER với nòng dài hơn, có thể bắn xa tới 70 km. Nguồn ảnh: Howitzer.Đang có tổng cộng 5 quốc gia trên thế giới sở hữu loại pháo này, trong đó bao gồm Mỹ, Australia, Canada, Ấn Độ và Saudi Arabia. Khẩu pháo này tốt đến nỗi, Trung Quốc cũng cố gắng tạo ra một bản sao tương tự nhưng tất nhiên là không thể bằng so với bản gốc. Nguồn ảnh: Militaria. Mời độc giả xem Video: M777 khai hoả liên tục trên chiến trường Afghanistan.
Ra đời để thay thế khẩu pháo lựu cực kỳ danh tiếng đó là khẩu M198, khẩu lựu pháo M777 bắt đầu được phục vụ trong lực lượng Thuỷ quân Lục chiến và Lục quân Mỹ từ năm 2005 tới nay. Nguồn ảnh: WTM.
Tuy nhiên, đây lại vốn dĩ không phải là một khẩu pháo do Mỹ sản xuất mà nó lại có nguồn gốc xuất sứ từ Anh. Cụ thể, pháo lựu M777 được BAE Systems sản xuất và sau đó công nghệ sản xuất khẩu pháo này được phía London chia sẻ cho Washington. Nguồn ảnh: Somlik.
Kể từ khi ra đời tới nay, khẩu pháo M777 này đã có mặt trong rất nhiều cuộc xung đột khác nhau trên khắp thế giới, bao gồm cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq, Chiến tranh Chechen lần hai, chiến tranh Syria, Yemen,... Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản, đây là một khẩu pháo có độ cơ động khá cao dù nó là pháo kéo chứ không phải là pháo tự hành. M777 có trọng lượng chỉ 4,2 tấn, nó có thể được kéo dễ dàng bằng xe tải loại nhỏ hay thậm chí là cẩu bằng trực thăng tới trận địa. Nguồn ảnh: Ferry.
Kích thước khi chiến đấu của khẩu pháo này dài 10,7 mét. Trong khi đó ở trạng thái di chuyển, M777 có thể thu gọn kích thước lại còn... 9,5 mét. Khẩu pháo này có nòng dài tới 5,08 mét; có kíp chiến đấu từ 7 tới 8 người. Nguồn ảnh: Wiki.
M777 sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau, mỗi loại đạn sẽ cho một tầm bắn khác nhau. Trong đó có loại đạn có tầm bắn ngắn nhất là M107 với tầm bắn tối đa 24 km; loại đạn ERFB (tăng tầm) có tầm bắn lên tới 30 km và tối đa là đạn có dẫn đường với tầm bắn tới 40 km. Nguồn ảnh: Firinger.
Với trọng lượng chỉ 4,2 tấn, M777 nhẹ hơn người tiền nhiệm của nó là khẩu M198 tới 41% (M198 nặng tới 7,1 tấn) và có thể di chuyển trên chiến trường cơ động hơn rất nhiều lần so với các loại pháo tương tự của Liên Xô hay Nga. Có thể coi khẩu M777 là khẩu pháo 155mm nhẹ nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Archive.
Điểm yếu chí tử của khẩu pháo này đó là nòng pháo không có khả năng hạ góc nòng pháo. Cụ thể, khẩu pháo lựu 155mm này có khả năng nâng góc nòng lên tối đa 71,7 độ và chỉ có thể hạ nòng xuống tối đa 0 độ. Như vậy, khi đặt M777 trên cao điểm, nó sẽ chỉ có thể bắn cầu vồng xuống dưới chứ không thể bắn thẳng được. Nguồn ảnh: Wiki.
Hiện tại, đang có tổng cộng 4 phiên bản M777 được sử dụng. Trong đó có bản M777 là bản cơ bản nhất, sau đó đến bản M777A1 với hệ thống dẫn bắn bằng máy tính, M777A2 là bản nâng cấp về phần mềm của M777A1 và M777ER với nòng dài hơn, có thể bắn xa tới 70 km. Nguồn ảnh: Howitzer.
Đang có tổng cộng 5 quốc gia trên thế giới sở hữu loại pháo này, trong đó bao gồm Mỹ, Australia, Canada, Ấn Độ và Saudi Arabia. Khẩu pháo này tốt đến nỗi, Trung Quốc cũng cố gắng tạo ra một bản sao tương tự nhưng tất nhiên là không thể bằng so với bản gốc. Nguồn ảnh: Militaria.
Mời độc giả xem Video: M777 khai hoả liên tục trên chiến trường Afghanistan.