Chiến tranh hiện đại đòi hỏi phải có khả năng cơ động cao và hỏa lực mạnh. Từ nhiều năm nay, hỏa lực pháo binh luôn đóng vai trò yểm trợ chính cho các hoạt động tác chiến của lực lượng trên bộ. Sức hủy diệt của pháo dã chiến hiện đại đã nhiều lần được chứng minh trong các cuộc chiến tranh với vai trò sử dụng để “làm mềm” chiến trường trước khi lực lượng mặt đất xông lên hoặc để “dập nát” lực lượng phòng ngự của đối phương. Nguồn ảnh: Best Animations.Hiện nay, quân đội các nước đều đang phát triển song song 2 hệ thống pháo chính là pháo kéo và pháo tự hành, trong đó, mỗi loại có một ưu thế riêng. Đối với pháo kéo, các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, sở dĩ loại pháo này vẫn được quân đội các nước ưa chuộng là bởi các lý do sau: Thứ nhất, pháo kéo có trọng lượng nhẹ nên đảm bảo khả năng cơ động chiến lược đáp ứng yêu cầu tác chiến trên bộ hiện đại với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Nguồn ảnh: Medium.Ưu điểm thứ hai, cấu hình của pháo kéo đơn giản, kích thước nhỏ gọn nên dễ chuyên chở bằng máy bay, xe vận tải, thậm chí là có thể tháo rời từng bộ phận để đưa vào chiến trường; Và thứ ba, các bộ phận hợp thành của pháo kéo khá đơn giản, ít bị hỏng hóc và giá thành rẻ, nên pháo kéo không tốn nhiều thời gian và tiền bạc để duy tu, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, với giá thành rẻ nên việc biên chế cũng được số lượng nhiều hơn so với các loại pháo tự hành hiện đại có giá thành đắt đỏ. Nguồn ảnh: The Japan Times.Mẫu pháo kéo phổ biến và thành công nhất hiện nay có thể kể đến là lựu pháo BAE M777 cỡ nòng 155mm, nó là một biến thể của pháo lựu M198 được sử dụng trong Lục quân và Hải quân đánh bộ Mỹ. So với pháo lựu M198, pháo kéo M777 nhỏ hơn và nhẹ hơn 42%, do nó được chế tạo từ hợp kim titan, với tổng trọng lượng không đến 4.100kg; chiều dài 10,2m; số lượng khẩu đội cũng chỉ cần 5 pháo thủ ít hơn rất nhiều so với 9 pháo thủ trên M198. Nguồn ảnh: Imgur.Thời gian triển khai chưa tới 2 phút 30 giây. M777 sử dụng đạn phá mảnh thông thường M107 có tầm bắn lên tới 24km hoặc đạn nổ mạnh phá mảnh M795 với tầm bắn 22,5km. Khi sử dụng với đạn tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 30km. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhất định khi sử dụng với đạn thông minh m982 Excalibur thì tầm bắn lên tới 40km với sai số mục tiêu là 5m. Nguồn ảnh: Indian Defence.Ngoài ra, do M777 có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ nên có thể chuyên chở bằng máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, máy bay trực thăng CH-47 hoặc xe tải để nhanh chóng đưa vào chiến trường. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily.Cái tên tiếp theo là đại diện của pháo kéo hiện đại mẫu lựu pháo Denel G7 cỡ nòng 105mm được Tập đoàn Denel Land Systems/Nam Phi nghiên cứu, phát triển từ năm 2000. Pháo có trọng lượng 3.800kg; dài 6,9m; rộng 2,02m; cao 2,1m; sơ tốc đầu đạn 950m/s; biên chế 100 quả đạn tiêu chuẩn; giá pháo có đuôi hình chữ “V” làm bằng thép cường lực và có kích nâng khi đưa vào vị trí tác xạ. Nguồn ảnh: Denel Dynamics.Pháo kéo Denel G7 có tầm bắn tối đa 30km - xa hơn tầm bắn của tất cả các kiểu pháo lựu 105mm cũng như phần lớn các kiểu pháo lựu 155mm hiện có trong biên chế quân đội các nước trên thế giới. Denel G7 sử dụng đạn nổ phá 105mm thế hệ mới, có diện phá hủy các mục tiêu lên tới 1.900 m2. Nguồn ảnh: Denel Dynamics.Còn đại diện pháo kéo mạnh mẽ nhất đến từ Nga là mẫu lựu pháo152mm 2A36, đây là mẫu lựu pháo được Liên Xô nghiên cứu phát triển từ Chiến tranh Lạnh và tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay. 2A36 có trọng lượng 9,8 tấn; khẩu đội 8 người; tốc độ bắn 6 viên/phút; khối lượng đạn nổ mảnh 46kg; năng lượng đầu nòng pháo 20.950kj; góc tầm từ -2/+57 độ; góc hướng từ -25/+25 độ. Nguồn ảnh: news4europe.Pháo có giá pháo 4 bánh; nòng pháo có loa hãm lùi đầu nòng dạng nhiều buồng có khe nứt. Pháo kéo 152mm 2A36 sử dụng cơ chế nạp đạn nửa tự động, thiết bị ngắm bắn trực tiếp và gián tiếp nằm bên trái pháo. Ngoài ra, pháo còn được trang bị thiết bị giảm giật thủy lực và bộ phận làm mát bằng chất lỏng; cơ chế thay đổi tầm và hướng điều khiển bằng tay hai tốc độ. Nguồn ảnh: Wikipedia.Theo Bộ Quốc phòng Nga, 2A36 có khả năng cơ động cực cao do trọng lượng nhẹ, nên có thể vận chuyển bằng được thủy, đường không và tàu hỏa. 2A36 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ mảnh (HE-FRAG), đạn mẹ - con tự tìm mục tiêu và đạn vạch đường xuyên giáp (AP-T). Nguồn ảnh: defence24.Theo đó, đạn pháo 152mm 2A36 được chế tạo theo thiết kế mới cho phép nâng tầm bắn với đạn HE-FRAG tăng tầm lên tối đa 40km và đạt tiêu chuẩn 27km với đạn HE-FRAG thông thường. Ngoài ra, 2A36 còn được trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại để nâng cao khả năng điểm xạ chính xác như: Thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh, hệ thống đo góc thủy lực tự hiệu chỉnh, máy tính điện tử, máy cảm biến tốc độ cơ khí. Nguồn ảnh: news4europe.Cái tên cuối cùng trong danh sách là gã "tí hon" LG-105 MkIII, mẫu lựu pháo do Tập đoàn Nexter Systems/Pháp nghiên cứu chế tạo. Đây là kiểu pháo có trọng lượng nhẹ, rất dễ sử dụng và là vũ khí lý tưởng khi cần phải chuyên chở bằng máy bay hoặc tàu đổ bộ. LG-105 MkIII có trọng lượng 1,5 tấn; tốc độ bắn 30 phát/phút; kíp pháo thủ biên chế 3 người. LG-105 MkIII có thể bắn mọi loại đạn phù hợp với tiêu chuẩn NATO, đặc biệt là đạn M1 của Mỹ với tầm bắn tiêu chuẩn trên 11km và đạn tăng tầm Nexter Munitions với tầm xa trên 17km. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ngoài ra, pháo LG-105 MkIII còn được ghép nối với hệ thống điều khiển bắn (hệ thống C3I - chỉ huy, điều khiển, truyền tin và tình báo) cho phép pháo thủ tính toán chính xác vị trí mục tiêu. Hiện nay, đã có nhiều nước đặt mua loại pháo này gồm: Inđônêxia 20 khẩu; Canađa 28 khẩu; Thái Lan 24; Bỉ 14 khẩu; Ấn Độ 1.400 khẩu. Nguồn ảnh: defence24.
Chiến tranh hiện đại đòi hỏi phải có khả năng cơ động cao và hỏa lực mạnh. Từ nhiều năm nay, hỏa lực pháo binh luôn đóng vai trò yểm trợ chính cho các hoạt động tác chiến của lực lượng trên bộ. Sức hủy diệt của pháo dã chiến hiện đại đã nhiều lần được chứng minh trong các cuộc chiến tranh với vai trò sử dụng để “làm mềm” chiến trường trước khi lực lượng mặt đất xông lên hoặc để “dập nát” lực lượng phòng ngự của đối phương. Nguồn ảnh: Best Animations.
Hiện nay, quân đội các nước đều đang phát triển song song 2 hệ thống pháo chính là pháo kéo và pháo tự hành, trong đó, mỗi loại có một ưu thế riêng. Đối với pháo kéo, các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, sở dĩ loại pháo này vẫn được quân đội các nước ưa chuộng là bởi các lý do sau: Thứ nhất, pháo kéo có trọng lượng nhẹ nên đảm bảo khả năng cơ động chiến lược đáp ứng yêu cầu tác chiến trên bộ hiện đại với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Nguồn ảnh: Medium.
Ưu điểm thứ hai, cấu hình của pháo kéo đơn giản, kích thước nhỏ gọn nên dễ chuyên chở bằng máy bay, xe vận tải, thậm chí là có thể tháo rời từng bộ phận để đưa vào chiến trường; Và thứ ba, các bộ phận hợp thành của pháo kéo khá đơn giản, ít bị hỏng hóc và giá thành rẻ, nên pháo kéo không tốn nhiều thời gian và tiền bạc để duy tu, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, với giá thành rẻ nên việc biên chế cũng được số lượng nhiều hơn so với các loại pháo tự hành hiện đại có giá thành đắt đỏ. Nguồn ảnh: The Japan Times.
Mẫu pháo kéo phổ biến và thành công nhất hiện nay có thể kể đến là lựu pháo BAE M777 cỡ nòng 155mm, nó là một biến thể của pháo lựu M198 được sử dụng trong Lục quân và Hải quân đánh bộ Mỹ. So với pháo lựu M198, pháo kéo M777 nhỏ hơn và nhẹ hơn 42%, do nó được chế tạo từ hợp kim titan, với tổng trọng lượng không đến 4.100kg; chiều dài 10,2m; số lượng khẩu đội cũng chỉ cần 5 pháo thủ ít hơn rất nhiều so với 9 pháo thủ trên M198. Nguồn ảnh: Imgur.
Thời gian triển khai chưa tới 2 phút 30 giây. M777 sử dụng đạn phá mảnh thông thường M107 có tầm bắn lên tới 24km hoặc đạn nổ mạnh phá mảnh M795 với tầm bắn 22,5km. Khi sử dụng với đạn tăng tầm thì tầm bắn có thể lên tới 30km. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhất định khi sử dụng với đạn thông minh m982 Excalibur thì tầm bắn lên tới 40km với sai số mục tiêu là 5m. Nguồn ảnh: Indian Defence.
Ngoài ra, do M777 có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ nên có thể chuyên chở bằng máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, máy bay trực thăng CH-47 hoặc xe tải để nhanh chóng đưa vào chiến trường. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily.
Cái tên tiếp theo là đại diện của pháo kéo hiện đại mẫu lựu pháo Denel G7 cỡ nòng 105mm được Tập đoàn Denel Land Systems/Nam Phi nghiên cứu, phát triển từ năm 2000. Pháo có trọng lượng 3.800kg; dài 6,9m; rộng 2,02m; cao 2,1m; sơ tốc đầu đạn 950m/s; biên chế 100 quả đạn tiêu chuẩn; giá pháo có đuôi hình chữ “V” làm bằng thép cường lực và có kích nâng khi đưa vào vị trí tác xạ. Nguồn ảnh: Denel Dynamics.
Pháo kéo Denel G7 có tầm bắn tối đa 30km - xa hơn tầm bắn của tất cả các kiểu pháo lựu 105mm cũng như phần lớn các kiểu pháo lựu 155mm hiện có trong biên chế quân đội các nước trên thế giới. Denel G7 sử dụng đạn nổ phá 105mm thế hệ mới, có diện phá hủy các mục tiêu lên tới 1.900 m2. Nguồn ảnh: Denel Dynamics.
Còn đại diện pháo kéo mạnh mẽ nhất đến từ Nga là mẫu lựu pháo152mm 2A36, đây là mẫu lựu pháo được Liên Xô nghiên cứu phát triển từ Chiến tranh Lạnh và tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay. 2A36 có trọng lượng 9,8 tấn; khẩu đội 8 người; tốc độ bắn 6 viên/phút; khối lượng đạn nổ mảnh 46kg; năng lượng đầu nòng pháo 20.950kj; góc tầm từ -2/+57 độ; góc hướng từ -25/+25 độ. Nguồn ảnh: news4europe.
Pháo có giá pháo 4 bánh; nòng pháo có loa hãm lùi đầu nòng dạng nhiều buồng có khe nứt. Pháo kéo 152mm 2A36 sử dụng cơ chế nạp đạn nửa tự động, thiết bị ngắm bắn trực tiếp và gián tiếp nằm bên trái pháo. Ngoài ra, pháo còn được trang bị thiết bị giảm giật thủy lực và bộ phận làm mát bằng chất lỏng; cơ chế thay đổi tầm và hướng điều khiển bằng tay hai tốc độ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, 2A36 có khả năng cơ động cực cao do trọng lượng nhẹ, nên có thể vận chuyển bằng được thủy, đường không và tàu hỏa. 2A36 có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ mảnh (HE-FRAG), đạn mẹ - con tự tìm mục tiêu và đạn vạch đường xuyên giáp (AP-T). Nguồn ảnh: defence24.
Theo đó, đạn pháo 152mm 2A36 được chế tạo theo thiết kế mới cho phép nâng tầm bắn với đạn HE-FRAG tăng tầm lên tối đa 40km và đạt tiêu chuẩn 27km với đạn HE-FRAG thông thường. Ngoài ra, 2A36 còn được trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại để nâng cao khả năng điểm xạ chính xác như: Thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh, hệ thống đo góc thủy lực tự hiệu chỉnh, máy tính điện tử, máy cảm biến tốc độ cơ khí. Nguồn ảnh: news4europe.
Cái tên cuối cùng trong danh sách là gã "tí hon" LG-105 MkIII, mẫu lựu pháo do Tập đoàn Nexter Systems/Pháp nghiên cứu chế tạo. Đây là kiểu pháo có trọng lượng nhẹ, rất dễ sử dụng và là vũ khí lý tưởng khi cần phải chuyên chở bằng máy bay hoặc tàu đổ bộ. LG-105 MkIII có trọng lượng 1,5 tấn; tốc độ bắn 30 phát/phút; kíp pháo thủ biên chế 3 người. LG-105 MkIII có thể bắn mọi loại đạn phù hợp với tiêu chuẩn NATO, đặc biệt là đạn M1 của Mỹ với tầm bắn tiêu chuẩn trên 11km và đạn tăng tầm Nexter Munitions với tầm xa trên 17km. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ngoài ra, pháo LG-105 MkIII còn được ghép nối với hệ thống điều khiển bắn (hệ thống C3I - chỉ huy, điều khiển, truyền tin và tình báo) cho phép pháo thủ tính toán chính xác vị trí mục tiêu. Hiện nay, đã có nhiều nước đặt mua loại pháo này gồm: Inđônêxia 20 khẩu; Canađa 28 khẩu; Thái Lan 24; Bỉ 14 khẩu; Ấn Độ 1.400 khẩu. Nguồn ảnh: defence24.