Inskander-M là tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ năm 2007. Moscow đã từng tự tin khẳng định trên thế giới sẽ không có một hệ thống phòng thủ nào có thể đánh chặn được Iskander-M tới tận năm 2025. Nguồn ảnh: BI.Tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn này còn có tên gọi khác là SS-26, Stone, Tender, 9M720 hoặc 9M723. Lực lượng Tên lửa Nga lại thích gọi tên lửa Iskander-M bằng biệt danh "Con trai Scud" vì nó được ra đời để thay thế cho các tổ hợp tên lửa Scud B. Nguồn ảnh: BI.Có tổng cộng ba biến thể khác nhau của Iskander, bao gồm Iskander-M, Tender và Iskander-E - phiên bản được Nga cải biên để xuất khẩu. Nguồn ảnh: BI.Loại tên lửa này có độ dài 7,3 mét và nặng khoảng 3,8 tấn. Tuỳ từng phiên bản mà trọng lượng của tên lửa tầm ngắn Iskander sẽ thay đổi vài chục tới khoảng 100 kg nhưng mọi phiên bản đều có chiều dài tiêu chuẩn giống nhau. Nguồn ảnh: BI.Có tầm bắn vào khoảng 480 km, Iskander là một trong các tổ hợp tên lửa của Nga không bị ảnh hưởng bởi hiệp định Giải trừ Tầm phóng Tên lửa Hạt nhân 1988 (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty). Theo đó, các loại tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân tầm bắn từ 500 km trở lên sẽ phải bị giải giáp hoàn toàn. Nguồn ảnh: BI.Nhiều học giả phương Tây cho rằng Iskander-M rất giống với Kh-47M2 hay Kinzhal. Trên thực tế thì Kinzhal có khả năng đạt tốc độ tới Mach 10 và tầm bắn 1900 km khi thử nghiệm và được công bố là chỉ có thể bị phát hiện bởi những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay và gần như không thể bị đánh chặn. Nguồn ảnh: BI.Iskander-M có thể tương thích với nhiều loại đầu đạn khác nhau trong đó có loại đầu đạn nổ mảnh, nổ mạnh, đầu đạn chùm, đầu đạn nổ trên không, đầu đạn nổ xuyên hoặc đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù được xếp vào loại tên lửa tầm ngắn, khả năng triển khai của Iskander-M cũng cực kỳ... dị khi nó sẽ phóng lên độ cao gần 50.000 mét so với mặt đất sau đó tách đầu đạn ra khỏi tầng phóng. Đầu đạn sau khi tách khỏi tầm phóng sẽ đâm xuống mục tiêu do lực hút trái đất với tốc độ siêu siêu thanh. Nguồn ảnh: BI.Theo tờ Popular Mechanics, Iskander-M không thể qua mặt được hệ thống phòng không của Mỹ nhưng để đánh chặn được loại tên lửa này, các hệ thống phòng không của Mỹ sẽ phải tấn công nó ở độ cao 50.000 mét - độ cao mà tốc độ của Iskander-M giảm về 0 trước khi nó rơi ngược về trái đất - một nhiệm vụ về cơ bản là bất khả thi với mọi lực lượng phòng không trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Nga thử nghiệm tên lửa Iskander giữa rừng.
Inskander-M là tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ năm 2007. Moscow đã từng tự tin khẳng định trên thế giới sẽ không có một hệ thống phòng thủ nào có thể đánh chặn được Iskander-M tới tận năm 2025. Nguồn ảnh: BI.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn này còn có tên gọi khác là SS-26, Stone, Tender, 9M720 hoặc 9M723. Lực lượng Tên lửa Nga lại thích gọi tên lửa Iskander-M bằng biệt danh "Con trai Scud" vì nó được ra đời để thay thế cho các tổ hợp tên lửa Scud B. Nguồn ảnh: BI.
Có tổng cộng ba biến thể khác nhau của Iskander, bao gồm Iskander-M, Tender và Iskander-E - phiên bản được Nga cải biên để xuất khẩu. Nguồn ảnh: BI.
Loại tên lửa này có độ dài 7,3 mét và nặng khoảng 3,8 tấn. Tuỳ từng phiên bản mà trọng lượng của tên lửa tầm ngắn Iskander sẽ thay đổi vài chục tới khoảng 100 kg nhưng mọi phiên bản đều có chiều dài tiêu chuẩn giống nhau. Nguồn ảnh: BI.
Có tầm bắn vào khoảng 480 km, Iskander là một trong các tổ hợp tên lửa của Nga không bị ảnh hưởng bởi hiệp định Giải trừ Tầm phóng Tên lửa Hạt nhân 1988 (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty). Theo đó, các loại tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân tầm bắn từ 500 km trở lên sẽ phải bị giải giáp hoàn toàn. Nguồn ảnh: BI.
Nhiều học giả phương Tây cho rằng Iskander-M rất giống với Kh-47M2 hay Kinzhal. Trên thực tế thì Kinzhal có khả năng đạt tốc độ tới Mach 10 và tầm bắn 1900 km khi thử nghiệm và được công bố là chỉ có thể bị phát hiện bởi những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay và gần như không thể bị đánh chặn. Nguồn ảnh: BI.
Iskander-M có thể tương thích với nhiều loại đầu đạn khác nhau trong đó có loại đầu đạn nổ mảnh, nổ mạnh, đầu đạn chùm, đầu đạn nổ trên không, đầu đạn nổ xuyên hoặc đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù được xếp vào loại tên lửa tầm ngắn, khả năng triển khai của Iskander-M cũng cực kỳ... dị khi nó sẽ phóng lên độ cao gần 50.000 mét so với mặt đất sau đó tách đầu đạn ra khỏi tầng phóng. Đầu đạn sau khi tách khỏi tầm phóng sẽ đâm xuống mục tiêu do lực hút trái đất với tốc độ siêu siêu thanh. Nguồn ảnh: BI.
Theo tờ Popular Mechanics, Iskander-M không thể qua mặt được hệ thống phòng không của Mỹ nhưng để đánh chặn được loại tên lửa này, các hệ thống phòng không của Mỹ sẽ phải tấn công nó ở độ cao 50.000 mét - độ cao mà tốc độ của Iskander-M giảm về 0 trước khi nó rơi ngược về trái đất - một nhiệm vụ về cơ bản là bất khả thi với mọi lực lượng phòng không trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Nga thử nghiệm tên lửa Iskander giữa rừng.