Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine kéo dài hơn 10 tháng đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý cao của thế giới bên ngoài. Sau khi tướng Sulovkin, Tư lệnh quân đội Nga tại Ukraine, quyết định sơ tán lực lượng chủ lực khỏi vùng Kherson, thì tất cả lực lượng được tập trung vào khu vực Donbass.Tại chiến trường Donbass, các mặt trận như Bakhmut, Malinka và Soledar trở thành chiến trường chính. Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Nga đã bắn 75.000 viên đạn pháo trong một tháng qua. Hiện quân đội Nga đã tiến sâu vào thành phố Bakhmut, nơi đang diễn ra những trận giao tranh ác liệt giữa hai bên.Nhưng theo giới quan sát quân sự độc lập, quân đội Nga tổ chức phát động nhiều cuộc tấn công mới ở Bakhmut, nhưng ít có lực lượng không quân tham gia; mặc dù Không quân Nga vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối trên không.Với địa hình xung quanh thành phố Bakhmut tương đối là bằng phẳng, với việc sử dụng các phân đội thiết giáp làm lực lượng đột phá, khiến quân Nga bị thiệt hại nặng; nhưng hiện tại quân Nga đã nắm quyền chủ động ở Bakhmut, nhưng vẫn khó có thể kiểm soát hoàn toàn thành phố, tuy nhiên quân Nga đã hình thành vòng vây xung quanh Bakhmut.Khi đã hình thành được thế bao vây Bakhmut, tiếp theo quân Nga sẽ bức hàng quân đội Ukraine tại Bakhmut bằng những trận hỏa lực dữ dội của pháo binh. Nếu hoàn thành việc tràn ngập Bakhmut, mục tiêu tiếp theo của Quân đội Nga sẽ là Soledar, Marinka và những nơi có thể dễ dàng giải quyết. Một câu hỏi đặt ra là lực lượng Không quân Nga đã đi đâu trong trận chiến tại Bakhmut? Mặc dù khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, Không quân Nga nhiều lần chi viện hỏa lực cho các lực lượng mặt đất chiến đấu. Thậm chí Không quân Nga còn đưa máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 ném bom xuống Bakhmut. Theo truyền thông Anh, lý do Không quân Nga không (hoặc tham chiến hạn chế tại Donbass) có hai nguyên nhân; thứ nhất là Không quân Nga thiếu vũ khí tấn công dẫn đường chính xác tầm xa và thứ hai là khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu, để chỉ thị cho Không quân Nga theo thời gian thực rất hạn chế. Việc Không quân Nga thiếu vũ khí tấn công chính xác tầm xa, nên khi tấn công mục tiêu mặt đất, họ phải dùng vũ khí thông thường. Việc này buộc máy bay chiến đấu Nga phải tiếp cận gần mục tiêu để bảo đảm độ chính xác. Việc Không quân Nga trang bị những chiến đấu cơ hiện đại, nhưng chỉ để sử dụng những vũ khí thông thường, đó là sự lãng phí khủng khiếp.Nhưng tình huống máy bay chiến đấu Nga phải tiếp cận gần mục tiêu, đã tạo cơ hội cho lực lượng phòng không tầm thấp của Ukraine “lập công”; khi một số lượng lớn binh lính Ukraine đã sử dụng tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) như Stinger hay Igla, bí mật phục kích máy bay chiến đấu Nga, khiến Không quân Nga chịu tổn thất đáng kể.Để giảm thiểu thương vong của phi công và máy bay chiến đấu, quân đội Nga đã hạn chế tối đa việc điều động lực lượng không quân chi viện hỏa lực trực tiếp mặt đất ở cự ly gần, thay vào đó sử dụng máy bay ném bom chiến lược, để tiến hành các cuộc tập kích tầm xa bằng tên lửa hành trình.Lý do thứ hai mà Không quân Nga ít tham gia tấn công mặt đất là do họ thiếu nghiêm trọng máy bay cảnh báo sớm loại mới, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của quân đội Nga nói chung và Không quân Nga nói riêng tại chiến trường Ukraine. Hiện Không quân Nga chỉ có một số ít máy bay cảnh báo sớm A-50U tương đối hiện đại; tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu chiến trường, họ cũng đã triển khai một số máy bay cảnh báo sớm A-50 cũ, đã lạc hậu do chưa được nâng cấp ở các khu vực gần chiến tuyến, nhưng hiệu quả không cao.Số máy bay cảnh báo sớm A-50 hiện đang phục vụ trong Không quân Nga đều được sản xuất từ thời Liên Xô trong thập niên 1980; tổng cộng đã có 30 chiếc được sản xuất. Hiện trong quân đội Nga chỉ còn chưa đầy 10 chiếc vẫn còn có thể hoạt động bình thường.Tình trạng kỹ thuật của máy bay cảnh báo sớm A-50 rất lạc hậu, thiết bị trinh sát trên không đã có từ 40 năm trước, rõ ràng là không phù hợp với bối cảnh hiện đại. Trong khi đó, khả năng tác chiến điện tử của Ukraine không phải là yếu, họ lại nhận được sự trợ giúp lớn từ NATO về chế áp điện tử, nên những chiếc A-50 khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Hiện tại ở thành phố Bakhmut, cả quân Nga và Ukraine vẫn đang giao tranh ác liệt, bất chấp thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Quân đội Ukraine có thể tận dụng hỏa lực pháo binh do các nước NATO viện trợ, để thực hiện các đòn đánh chính xác vào lực lượng thiết giáp Nga; trong khi đó Không quân Nga không thể phát huy hết lợi thế, để chi viện cho lực lượng chiến đấu mặt đất. Hiện Bakhmut là chiến địa ác liệt nhất, Quân đội Ukraine muốn tử thủ đến cùng, còn Nga cũng quyết tâm rất lớn. Xét tình hình hiện tại, mặc dù Nga đã bao vây Bakhmut, nhưng để quân đội Ukraine hoàn toàn đầu hàng cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine kéo dài hơn 10 tháng đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý cao của thế giới bên ngoài. Sau khi tướng Sulovkin, Tư lệnh quân đội Nga tại Ukraine, quyết định sơ tán lực lượng chủ lực khỏi vùng Kherson, thì tất cả lực lượng được tập trung vào khu vực Donbass.
Tại chiến trường Donbass, các mặt trận như Bakhmut, Malinka và Soledar trở thành chiến trường chính. Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Nga đã bắn 75.000 viên đạn pháo trong một tháng qua. Hiện quân đội Nga đã tiến sâu vào thành phố Bakhmut, nơi đang diễn ra những trận giao tranh ác liệt giữa hai bên.
Nhưng theo giới quan sát quân sự độc lập, quân đội Nga tổ chức phát động nhiều cuộc tấn công mới ở Bakhmut, nhưng ít có lực lượng không quân tham gia; mặc dù Không quân Nga vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối trên không.
Với địa hình xung quanh thành phố Bakhmut tương đối là bằng phẳng, với việc sử dụng các phân đội thiết giáp làm lực lượng đột phá, khiến quân Nga bị thiệt hại nặng; nhưng hiện tại quân Nga đã nắm quyền chủ động ở Bakhmut, nhưng vẫn khó có thể kiểm soát hoàn toàn thành phố, tuy nhiên quân Nga đã hình thành vòng vây xung quanh Bakhmut.
Khi đã hình thành được thế bao vây Bakhmut, tiếp theo quân Nga sẽ bức hàng quân đội Ukraine tại Bakhmut bằng những trận hỏa lực dữ dội của pháo binh. Nếu hoàn thành việc tràn ngập Bakhmut, mục tiêu tiếp theo của Quân đội Nga sẽ là Soledar, Marinka và những nơi có thể dễ dàng giải quyết.
Một câu hỏi đặt ra là lực lượng Không quân Nga đã đi đâu trong trận chiến tại Bakhmut? Mặc dù khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, Không quân Nga nhiều lần chi viện hỏa lực cho các lực lượng mặt đất chiến đấu. Thậm chí Không quân Nga còn đưa máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 ném bom xuống Bakhmut.
Theo truyền thông Anh, lý do Không quân Nga không (hoặc tham chiến hạn chế tại Donbass) có hai nguyên nhân; thứ nhất là Không quân Nga thiếu vũ khí tấn công dẫn đường chính xác tầm xa và thứ hai là khả năng trinh sát phát hiện mục tiêu, để chỉ thị cho Không quân Nga theo thời gian thực rất hạn chế.
Việc Không quân Nga thiếu vũ khí tấn công chính xác tầm xa, nên khi tấn công mục tiêu mặt đất, họ phải dùng vũ khí thông thường. Việc này buộc máy bay chiến đấu Nga phải tiếp cận gần mục tiêu để bảo đảm độ chính xác. Việc Không quân Nga trang bị những chiến đấu cơ hiện đại, nhưng chỉ để sử dụng những vũ khí thông thường, đó là sự lãng phí khủng khiếp.
Nhưng tình huống máy bay chiến đấu Nga phải tiếp cận gần mục tiêu, đã tạo cơ hội cho lực lượng phòng không tầm thấp của Ukraine “lập công”; khi một số lượng lớn binh lính Ukraine đã sử dụng tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) như Stinger hay Igla, bí mật phục kích máy bay chiến đấu Nga, khiến Không quân Nga chịu tổn thất đáng kể.
Để giảm thiểu thương vong của phi công và máy bay chiến đấu, quân đội Nga đã hạn chế tối đa việc điều động lực lượng không quân chi viện hỏa lực trực tiếp mặt đất ở cự ly gần, thay vào đó sử dụng máy bay ném bom chiến lược, để tiến hành các cuộc tập kích tầm xa bằng tên lửa hành trình.
Lý do thứ hai mà Không quân Nga ít tham gia tấn công mặt đất là do họ thiếu nghiêm trọng máy bay cảnh báo sớm loại mới, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của quân đội Nga nói chung và Không quân Nga nói riêng tại chiến trường Ukraine.
Hiện Không quân Nga chỉ có một số ít máy bay cảnh báo sớm A-50U tương đối hiện đại; tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu chiến trường, họ cũng đã triển khai một số máy bay cảnh báo sớm A-50 cũ, đã lạc hậu do chưa được nâng cấp ở các khu vực gần chiến tuyến, nhưng hiệu quả không cao.
Số máy bay cảnh báo sớm A-50 hiện đang phục vụ trong Không quân Nga đều được sản xuất từ thời Liên Xô trong thập niên 1980; tổng cộng đã có 30 chiếc được sản xuất. Hiện trong quân đội Nga chỉ còn chưa đầy 10 chiếc vẫn còn có thể hoạt động bình thường.
Tình trạng kỹ thuật của máy bay cảnh báo sớm A-50 rất lạc hậu, thiết bị trinh sát trên không đã có từ 40 năm trước, rõ ràng là không phù hợp với bối cảnh hiện đại. Trong khi đó, khả năng tác chiến điện tử của Ukraine không phải là yếu, họ lại nhận được sự trợ giúp lớn từ NATO về chế áp điện tử, nên những chiếc A-50 khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Hiện tại ở thành phố Bakhmut, cả quân Nga và Ukraine vẫn đang giao tranh ác liệt, bất chấp thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Quân đội Ukraine có thể tận dụng hỏa lực pháo binh do các nước NATO viện trợ, để thực hiện các đòn đánh chính xác vào lực lượng thiết giáp Nga; trong khi đó Không quân Nga không thể phát huy hết lợi thế, để chi viện cho lực lượng chiến đấu mặt đất.
Hiện Bakhmut là chiến địa ác liệt nhất, Quân đội Ukraine muốn tử thủ đến cùng, còn Nga cũng quyết tâm rất lớn. Xét tình hình hiện tại, mặc dù Nga đã bao vây Bakhmut, nhưng để quân đội Ukraine hoàn toàn đầu hàng cũng không phải là chuyện dễ dàng.