M46 130mm hiện là loại pháo hạng nặng mạnh mẽ nhất của Binh chủng Pháo binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Với tầm bắn xa 30km, M46 130mm đem lại ưu thế lớn trong các cuộc đấu pháo hay chi viện hỏa lực trong các chiến dịch quy mô lớn trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Ảnh: Xe xích AT-S kéo pháo M46 130mm duyệt binh ở Sài Gòn năm 1975. Ảnh: Bảo tàng Pháo binhMặc dù tới nay pháo M46 vẫn được xem là một khẩu pháo đầy uy lực trên chiến trường với tốc độ bắn lý thuyết 6-8 phát/phút cùng tầm bắn 27-28km. Thế nhưng, tuy nhiên, các loại pháo kéo xe đang dần trở nên mất lợi thế do khả năng cơ động kém rất dễ bị đối phương phản pháo khi bắn. Ảnh: QĐNDNhằm khắc phục hạn chế này, các quốc gia trên thế giới đang chú trọng vào phát triển các loại pháo tự hành nhằm mang lại khả năng cơ động cao hơn. Tuy nhiên, việc phát triển các pháo tự hành mới thường khá tốn kém lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Thay vào đó, các quốc gia trên thế giới trong đó có Ấn Độ, Cuba đã chọn giải pháp cải tiến các loại pháo xe kéo thành pháo tự hành giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo tỉ lệ thành công lớn. Ảnh: Pháo kéo M46 130mm trong diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Bảo tàng Pháo binhMột trong những chương trình nâng cấp pháo M46 điển hỉnh là phương án Arjun Catapult do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thực hiện vào năm 2012, hoàn thành và thử nghiệm năm 2014. Nguồn ảnh: Military-TodayCụ thể của phương án này này, người Ấn đã đưa pháo M46 130mm đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun Mk1. Pháo tự hành cải tiến giữ nguyên cơ cấu hỏa lực của pháo M46. Hai bên hông xe được thiết kế dạng hộp để che chắn cho ê kíp vận hành, 30 đạn pháo được xếp trong một ngăn ở bên trái của xe. Pháo tự hành có một mái che phía trên cho ê kíp vận hành. Nguồn ảnh: Military-TodayArjun Catapult giữ nguyên vị trí lái xe như trên xe tăng nguyên bản, tháp pháo thiết kế dạng cố định, nòng pháo chỉ có thể di chuyển qua lại 2 bên trong giới hạn 12,5 độ. Khung gầm xe tăng Arjun Mk1 được thiết kế với một hệ thống treo đặc biệt để hấp thu lực giật của pháo khi bắn. Pháo có tốc độ bắn trung bình khoảng 5 viên/phút ở chế độ duy trì liên tục, tốc độ bắn tối đa có thể đat 8 viên/phút. Nguồn ảnh: Military-TodayTầm bắn của pháo tự hành Arjun Catapult vẫn giữ nguyên như M46 với 27km khi sử dụng đạn pháo thông thường và 40km khi sử dụng đạn pháo tăng tầm. Pháo có khả năng bắn nhiều loại đạn như: đạn nổ phá mảnh; đạn xuyên giáp; đạn khói; đạn chiếu sáng và đạn hóa học. Nguồn ảnh: Military-TodayKhung gầm được trang bị động cơ diesel MTU 838 Ka 501 công suất 1.400 mã lực. Nó sử dụng hộp số bán tự động với 4 số tới và 2 số lùi. Hệ thống động lực mạnh mẽ này giúp pháo tự hành Arjun Catapult đạt tốc độ 72km/h trên đường nhựa, dự trữ hành trình 450km. Nguồn ảnh: Military-TodayTrong khi đó thì Cuba lựa chọn giải pháp tích hợp pháo dã chiến M46 130mm lên khung gầm xe vận tải bánh lốp 6x6 KrAZ. Mẫu pháo mới này được định danh là Jupiter V. Nguồn ảnh: Military-TodaTính năng của pháo cơ bản tương tự pháo kéo, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, góc nâng hạ nòng -2 đến +45 độ, góc quay 50 độ, kíp chiến đấu 6 người. Pháo tự hành có thể hành tiến với tốc độ tối đa đến 70km/h bằng động cơ diesel YaMZ-238 240 mã lực. Nguồn ảnh: Military-TodayBên cạnh giải pháp pháo tự hành, chúng ta có thể tham khảo phương án thay nòng pháo của M46 từ cỡ 130mm lên chuẩn hiện đại 155 hoặc 152mm nhằm tăng hiệu suất chiến đấu trên chiến trường hiện tại và tương lai. Ví dụ như hãng Soltam System của Israel đã đưa ra gói nâng cấp M-46S thay nòng 130mm bằng nòng 155/45mm đạt tầm bắn từ 25,8km (đạn HE) đến 39km (đạn tăng tầm). Nguồn ảnh: Military-TodayHay Serbia thay nòng 130mm bằng nòng cỡ 152mm chuẩn Nga, tầm bắn có thể lên đến 40km với đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Military-TodayHay là Ấn Độ có gói nâng cấp Metamorphosis IOB M46 FG cũng thay nòng pháo 130mm bằng 155mm chuẩn NATO giúp tăng tầm bắn lên 39km. Nguồn ảnh: Military-Today
M46 130mm hiện là loại pháo hạng nặng mạnh mẽ nhất của Binh chủng Pháo binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Với tầm bắn xa 30km, M46 130mm đem lại ưu thế lớn trong các cuộc đấu pháo hay chi viện hỏa lực trong các chiến dịch quy mô lớn trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Ảnh: Xe xích AT-S kéo pháo M46 130mm duyệt binh ở Sài Gòn năm 1975. Ảnh: Bảo tàng Pháo binh
Mặc dù tới nay pháo M46 vẫn được xem là một khẩu pháo đầy uy lực trên chiến trường với tốc độ bắn lý thuyết 6-8 phát/phút cùng tầm bắn 27-28km. Thế nhưng, tuy nhiên, các loại pháo kéo xe đang dần trở nên mất lợi thế do khả năng cơ động kém rất dễ bị đối phương phản pháo khi bắn. Ảnh: QĐND
Nhằm khắc phục hạn chế này, các quốc gia trên thế giới đang chú trọng vào phát triển các loại pháo tự hành nhằm mang lại khả năng cơ động cao hơn. Tuy nhiên, việc phát triển các pháo tự hành mới thường khá tốn kém lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Thay vào đó, các quốc gia trên thế giới trong đó có Ấn Độ, Cuba đã chọn giải pháp cải tiến các loại pháo xe kéo thành pháo tự hành giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo tỉ lệ thành công lớn. Ảnh: Pháo kéo M46 130mm trong diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Bảo tàng Pháo binh
Một trong những chương trình nâng cấp pháo M46 điển hỉnh là phương án Arjun Catapult do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thực hiện vào năm 2012, hoàn thành và thử nghiệm năm 2014. Nguồn ảnh: Military-Today
Cụ thể của phương án này này, người Ấn đã đưa pháo M46 130mm đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun Mk1. Pháo tự hành cải tiến giữ nguyên cơ cấu hỏa lực của pháo M46. Hai bên hông xe được thiết kế dạng hộp để che chắn cho ê kíp vận hành, 30 đạn pháo được xếp trong một ngăn ở bên trái của xe. Pháo tự hành có một mái che phía trên cho ê kíp vận hành. Nguồn ảnh: Military-Today
Arjun Catapult giữ nguyên vị trí lái xe như trên xe tăng nguyên bản, tháp pháo thiết kế dạng cố định, nòng pháo chỉ có thể di chuyển qua lại 2 bên trong giới hạn 12,5 độ. Khung gầm xe tăng Arjun Mk1 được thiết kế với một hệ thống treo đặc biệt để hấp thu lực giật của pháo khi bắn. Pháo có tốc độ bắn trung bình khoảng 5 viên/phút ở chế độ duy trì liên tục, tốc độ bắn tối đa có thể đat 8 viên/phút. Nguồn ảnh: Military-Today
Tầm bắn của pháo tự hành Arjun Catapult vẫn giữ nguyên như M46 với 27km khi sử dụng đạn pháo thông thường và 40km khi sử dụng đạn pháo tăng tầm. Pháo có khả năng bắn nhiều loại đạn như: đạn nổ phá mảnh; đạn xuyên giáp; đạn khói; đạn chiếu sáng và đạn hóa học. Nguồn ảnh: Military-Today
Khung gầm được trang bị động cơ diesel MTU 838 Ka 501 công suất 1.400 mã lực. Nó sử dụng hộp số bán tự động với 4 số tới và 2 số lùi. Hệ thống động lực mạnh mẽ này giúp pháo tự hành Arjun Catapult đạt tốc độ 72km/h trên đường nhựa, dự trữ hành trình 450km. Nguồn ảnh: Military-Today
Trong khi đó thì Cuba lựa chọn giải pháp tích hợp pháo dã chiến M46 130mm lên khung gầm xe vận tải bánh lốp 6x6 KrAZ. Mẫu pháo mới này được định danh là Jupiter V. Nguồn ảnh: Military-Toda
Tính năng của pháo cơ bản tương tự pháo kéo, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, góc nâng hạ nòng -2 đến +45 độ, góc quay 50 độ, kíp chiến đấu 6 người. Pháo tự hành có thể hành tiến với tốc độ tối đa đến 70km/h bằng động cơ diesel YaMZ-238 240 mã lực. Nguồn ảnh: Military-Today
Bên cạnh giải pháp pháo tự hành, chúng ta có thể tham khảo phương án thay nòng pháo của M46 từ cỡ 130mm lên chuẩn hiện đại 155 hoặc 152mm nhằm tăng hiệu suất chiến đấu trên chiến trường hiện tại và tương lai. Ví dụ như hãng Soltam System của Israel đã đưa ra gói nâng cấp M-46S thay nòng 130mm bằng nòng 155/45mm đạt tầm bắn từ 25,8km (đạn HE) đến 39km (đạn tăng tầm). Nguồn ảnh: Military-Today
Hay Serbia thay nòng 130mm bằng nòng cỡ 152mm chuẩn Nga, tầm bắn có thể lên đến 40km với đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Military-Today
Hay là Ấn Độ có gói nâng cấp Metamorphosis IOB M46 FG cũng thay nòng pháo 130mm bằng 155mm chuẩn NATO giúp tăng tầm bắn lên 39km. Nguồn ảnh: Military-Today