Là một trong những loại súng chống tăng không giật cá nhân được quân và dân ta sử dụng rất phổ biến trong cuộc Kháng chiến Chống Mỹ, súng chống tăng RPG-2 của Liên Xô hay còn gọi là B40 của Việt Nam được coi là một trong những thứ vũ khí nguy hiểm bậc nhất trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Naver.Thực chất, cái tên B40 được ra đời do tên tiếng Việt của khẩu súng này là Bazooka 40mm. Sở dĩ khẩu súng này được gọi là bazooka vì nó có cùng tính năng chiến đấu với khẩu bazooka do Viện sĩ Trần Đại Nghĩa chế tạo trong kháng chiến chống Pháp. Nguồn ảnh: Naver.Giống với mọi vũ khí Liên Xô được sản xuất trong thời gian này, súng chống tăng B40 có kết cấu cực kỳ nhỏ gọn, trọng lượng rỗng của súng chỉ vào khoảng 2,8 kg và khi lắp đạn khẩu súng này sẽ nặng khoảng 4,6 kg. Nguồn ảnh: QPVN.Cơ cấu bắn của B40 thực sự rất đơn giản, bộ phận phức tạp nhất của khẩu súng này chính là phần... đầu đạn. Còn lại, phần thân của khẩu súng chống tăng RPG-2 thực chất chỉ là một ống thép phi 40 không hơn. Trong ảnh là trọn bộ trang bị của một súng chống tăng B40 với một ống phóng và balo mang đạn với cơ số đạn tối đa lên đến 3 quả. Nguồn ảnh: Naver.Cấu tạo của phần thân B40 cực kỳ đơn giản chỉ với cụm kích nổ đuôi đạn. Do là loại súng không giật nên khi bắn luồng khí phản lực phát ra phía sau khẩu súng là rất lớn, có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh hoặc xạ thủ khi bắn trong không gian hẹp. Nguồn ảnh: Royal.Cận cảnh đầu đạn PG-2 của khẩu súng chống tăng RPG-2. Đầu đạn của khẩu súng chống tăng này có cánh đuôi ngắn, dẫn đến tình trạng viên đạn khó bắn được xa và có độ ổn định kém. Dù vậy PG-2 lại khá hiệu quả ở tầm gần. Nguồn ảnh: Naver.Tầm bắn hiệu quả của RPG-2 chỉ vào khoảng 100 tới 150 mét. Với tầm bắn ngắn như vậy, súng chống tăng không giật B40 hoàn toàn không cần phải trang bị kính ngắm quang học mà chỉ cần sử dụng thước ngắm cơ khí. Nguồn ảnh:QPVN.Thước ngắm của B40 cũng có cấu tạo cực kỳ đơn giản, có thể gập lại được để gọn gàng khi di chuyển. Trong quá trình chiến đấu, đối với các mục tiêu to lớn như công trình nhà cửa, xạ thủ hoàn toàn có thể kẹp B40 vào nách và bắn, ở cự ly gần, cách bắn như vậy vẫn chính xác mà không khiến xạ thủ bị ù tai. Nguồn ảnh: Firearm.Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đôi súng chống tăng B40 và súng trường tấn công AK-47 luôn là nhóm vũ khí bộ binh của quân giải phóng khiến giặc Mỹ và tay sai phải khiếp sợ. Nguồn ảnh: Edwin Moïse.Được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1949 và loại biên vào năm 1960, nhưng sức ảnh hưởng của RPG-2 (B40) trong mọi cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng thập kỷ sau đó. Khi nó xuất hiện trong hầu hết mọi cuộc chiến từ lớn cho tới nhỏ trên toàn thế giới trong gần 70 năm qua. Nguồn ảnh: pmang.com.Từ đó cho tới nay RPG-2 được sản xuất với hàng triệu đơn vị, bản thân nó cũng cực kỳ dễ chế tạo và gia công ở bất cứ nhà máy cơ khí nào. Phần chế tạo đạn PG-2 cho RPG-2 có lẽ sẽ phức tạp hơn một chút nhưng cũng khá đơn giản với lính quân giới lành nghề. Nguồn ảnh: Modern Guerrilla.Chính vì lí do này RPG-2 được các nhóm phiến quân ly khai và khủng bố ở nhiều nước trên thế giới sử dụng và được chế tạo với quy mô cực lớn. Nguồn ảnh: Modern Guerrilla.Hiện tại, vẫn còn quân đội nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng RPG-2 trong biên chế quân đội của mình ví dụ như Triều Tiên, Somali, Syria,... Còn lại, phần lớn các quốc gia khác trên thế giới trong đó có cả Việt Nam đã từng sử dụng RPG-2 nay đều chuyển qua sử dụng RPG-7. Nguồn ảnh: Pinterest.
Là một trong những loại súng chống tăng không giật cá nhân được quân và dân ta sử dụng rất phổ biến trong cuộc Kháng chiến Chống Mỹ, súng chống tăng RPG-2 của Liên Xô hay còn gọi là B40 của Việt Nam được coi là một trong những thứ vũ khí nguy hiểm bậc nhất trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Naver.
Thực chất, cái tên B40 được ra đời do tên tiếng Việt của khẩu súng này là Bazooka 40mm. Sở dĩ khẩu súng này được gọi là bazooka vì nó có cùng tính năng chiến đấu với khẩu bazooka do Viện sĩ Trần Đại Nghĩa chế tạo trong kháng chiến chống Pháp. Nguồn ảnh: Naver.
Giống với mọi vũ khí Liên Xô được sản xuất trong thời gian này, súng chống tăng B40 có kết cấu cực kỳ nhỏ gọn, trọng lượng rỗng của súng chỉ vào khoảng 2,8 kg và khi lắp đạn khẩu súng này sẽ nặng khoảng 4,6 kg. Nguồn ảnh: QPVN.
Cơ cấu bắn của B40 thực sự rất đơn giản, bộ phận phức tạp nhất của khẩu súng này chính là phần... đầu đạn. Còn lại, phần thân của khẩu súng chống tăng RPG-2 thực chất chỉ là một ống thép phi 40 không hơn. Trong ảnh là trọn bộ trang bị của một súng chống tăng B40 với một ống phóng và balo mang đạn với cơ số đạn tối đa lên đến 3 quả. Nguồn ảnh: Naver.
Cấu tạo của phần thân B40 cực kỳ đơn giản chỉ với cụm kích nổ đuôi đạn. Do là loại súng không giật nên khi bắn luồng khí phản lực phát ra phía sau khẩu súng là rất lớn, có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh hoặc xạ thủ khi bắn trong không gian hẹp. Nguồn ảnh: Royal.
Cận cảnh đầu đạn PG-2 của khẩu súng chống tăng RPG-2. Đầu đạn của khẩu súng chống tăng này có cánh đuôi ngắn, dẫn đến tình trạng viên đạn khó bắn được xa và có độ ổn định kém. Dù vậy PG-2 lại khá hiệu quả ở tầm gần. Nguồn ảnh: Naver.
Tầm bắn hiệu quả của RPG-2 chỉ vào khoảng 100 tới 150 mét. Với tầm bắn ngắn như vậy, súng chống tăng không giật B40 hoàn toàn không cần phải trang bị kính ngắm quang học mà chỉ cần sử dụng thước ngắm cơ khí. Nguồn ảnh:QPVN.
Thước ngắm của B40 cũng có cấu tạo cực kỳ đơn giản, có thể gập lại được để gọn gàng khi di chuyển. Trong quá trình chiến đấu, đối với các mục tiêu to lớn như công trình nhà cửa, xạ thủ hoàn toàn có thể kẹp B40 vào nách và bắn, ở cự ly gần, cách bắn như vậy vẫn chính xác mà không khiến xạ thủ bị ù tai. Nguồn ảnh: Firearm.
Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đôi súng chống tăng B40 và súng trường tấn công AK-47 luôn là nhóm vũ khí bộ binh của quân giải phóng khiến giặc Mỹ và tay sai phải khiếp sợ. Nguồn ảnh: Edwin Moïse.
Được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1949 và loại biên vào năm 1960, nhưng sức ảnh hưởng của RPG-2 (B40) trong mọi cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng thập kỷ sau đó. Khi nó xuất hiện trong hầu hết mọi cuộc chiến từ lớn cho tới nhỏ trên toàn thế giới trong gần 70 năm qua. Nguồn ảnh: pmang.com.
Từ đó cho tới nay RPG-2 được sản xuất với hàng triệu đơn vị, bản thân nó cũng cực kỳ dễ chế tạo và gia công ở bất cứ nhà máy cơ khí nào. Phần chế tạo đạn PG-2 cho RPG-2 có lẽ sẽ phức tạp hơn một chút nhưng cũng khá đơn giản với lính quân giới lành nghề. Nguồn ảnh: Modern Guerrilla.
Chính vì lí do này RPG-2 được các nhóm phiến quân ly khai và khủng bố ở nhiều nước trên thế giới sử dụng và được chế tạo với quy mô cực lớn. Nguồn ảnh: Modern Guerrilla.
Hiện tại, vẫn còn quân đội nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng RPG-2 trong biên chế quân đội của mình ví dụ như Triều Tiên, Somali, Syria,... Còn lại, phần lớn các quốc gia khác trên thế giới trong đó có cả Việt Nam đã từng sử dụng RPG-2 nay đều chuyển qua sử dụng RPG-7. Nguồn ảnh: Pinterest.