Bắt đầu từ đầu năm 1941, máy bay ném bom B-24 "Liberator" (Người giải phóng) của Mỹ bắt đầu được tập trung sản xuất với số lượng lớn để sau này, đây trở thành một trong những loại máy bay ném bom được sản xuất với số lượng nhiều nhất lịch sử ngành hàng không quân sự thế giới. Nguồn ảnh: BI.Có sải cánh rộng 33,4 mét, đây là loại máy bay có sải cánh lớn nhất mà Mỹ từng sản xuất cho tới thời điểm đó và nhiệm vụ sản xuất loại máy bay này được đặt lên vai hãng Ford - một hãng chuyên sản xuất xe hơi của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Mỗi chiếc B-24 được lắp ráp từ 9 km dây điện và khoảng 3000 linh kiện khác nhau. Mỗi linh kiện của B-24 có kích thuocs từ 15 cm cho tới tối đa 10 mét. Nguồn ảnh: BI.Chiếc máy bay này có cấu tạo 85% làm từ nhôm và 13% làm từ thép. Phần còn lại rất nhỏ bao gồm nhựa, cao su, magie và các loại chất liệu khác không đáng kể. Nguồn ảnh: BI.Để hoàn thiện một chiếc máy bay B-24, người ta cần sử dụng tới... 360.000 chiếc đinh táng rive, mỗi chiếc có chiều dài 4 cm và được đóng dọc máy bay một cách chính xác nhất có thể. Nguồn ảnh: BI.Hãng Ford đã nghiên cứu cách thức chế tạo B-24 nhanh nhất có thể và "dây chuyền sản xuất số lượng lớn" đã ra đời từ đây. Với việc chuyên môn hoá công nhân của mình và thực hiện lắp ráp từng phần một cách tuần tự, tốc độ cho ra lò chiếc B-24 đạt tới nhanh khủng khiếp, phá kỷ lục của mọi dây chuyền sản xuất trước đó. Nguồn ảnh: BI.Tới ngày 3/3/1941 - nghĩa là chỉ vài tháng sau khi bắt đầu quá trình sản xuất hàng loạt, tổng cộng đã có... 800 chiếc B-24 được ra lò và một lượng lớn khác đã hoàn thiện nhưng thiếu động cơ do động cơ có tốc độ lắp ráp quá chậm. Nguồn ảnh: BI.Tới năm 1942, thêm ba hãng nữa ở Mỹ ký hợp đồng với Lầu Năm Góc để lắp ráp B-24 bao gồm North American, Consolidated Aircraft và Douglas giúp tốc độ sản xuất mới loại máy bay này tăng lên một cách chóng mặt. Nguồn ảnh: BI.Để tăng tối đa khả năng hoạt động B-24 này, cấu tạo bên trong của nó đã được thay đổi theo cách không thoải mái lắm cho phi công. Cụ thể, toàn bộ ghế ngồi trên chếc máy bay B-24 đều được làm bằng thép để bảo vệ phi công khỏi mảnh văng của pháo phòng không. Nguồn ảnh: BI.Máy bay ném bom B-24 được trang bị tổng cộng 18 bình nhiên liệu với 12 bình ở giữa thân và mỗi bên cánh ba bình. Tổng cộng khoảng 7,5 tấn nhiên liệu. Nguồn ảnh: BI.Số lượng bom nó có thể mang theo tối đa là 3,6 tấn. Thông thường B-24 sẽ mang theo 4 quả bom 900 kg hoặc 8 quả bom 450 kg, 12 quả 220kg hoặc 20 quả bom 45 kg. Nguồn ảnh: BI.Kể từ năm 1940 cho tới cuộc đổ bộ D-Day năm 1944, Mỹ đã sản xuất ra được 10.000 chiếc B-24. Và kể từ khi Đồng minh đặt chân được lên châu Âu cho tới hết chiến tranh, thêm... 8000 chiếc nữa đã được ra đời - một tốc độ sản xuất mà tới nay vẫn chưa có bất cứ loại máy bay ném bom nào bì được. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Những thước phim hiếm thấy về một phi vụ ném bom của B-24 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Bắt đầu từ đầu năm 1941, máy bay ném bom B-24 "Liberator" (Người giải phóng) của Mỹ bắt đầu được tập trung sản xuất với số lượng lớn để sau này, đây trở thành một trong những loại máy bay ném bom được sản xuất với số lượng nhiều nhất lịch sử ngành hàng không quân sự thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Có sải cánh rộng 33,4 mét, đây là loại máy bay có sải cánh lớn nhất mà Mỹ từng sản xuất cho tới thời điểm đó và nhiệm vụ sản xuất loại máy bay này được đặt lên vai hãng Ford - một hãng chuyên sản xuất xe hơi của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Mỗi chiếc B-24 được lắp ráp từ 9 km dây điện và khoảng 3000 linh kiện khác nhau. Mỗi linh kiện của B-24 có kích thuocs từ 15 cm cho tới tối đa 10 mét. Nguồn ảnh: BI.
Chiếc máy bay này có cấu tạo 85% làm từ nhôm và 13% làm từ thép. Phần còn lại rất nhỏ bao gồm nhựa, cao su, magie và các loại chất liệu khác không đáng kể. Nguồn ảnh: BI.
Để hoàn thiện một chiếc máy bay B-24, người ta cần sử dụng tới... 360.000 chiếc đinh táng rive, mỗi chiếc có chiều dài 4 cm và được đóng dọc máy bay một cách chính xác nhất có thể. Nguồn ảnh: BI.
Hãng Ford đã nghiên cứu cách thức chế tạo B-24 nhanh nhất có thể và "dây chuyền sản xuất số lượng lớn" đã ra đời từ đây. Với việc chuyên môn hoá công nhân của mình và thực hiện lắp ráp từng phần một cách tuần tự, tốc độ cho ra lò chiếc B-24 đạt tới nhanh khủng khiếp, phá kỷ lục của mọi dây chuyền sản xuất trước đó. Nguồn ảnh: BI.
Tới ngày 3/3/1941 - nghĩa là chỉ vài tháng sau khi bắt đầu quá trình sản xuất hàng loạt, tổng cộng đã có... 800 chiếc B-24 được ra lò và một lượng lớn khác đã hoàn thiện nhưng thiếu động cơ do động cơ có tốc độ lắp ráp quá chậm. Nguồn ảnh: BI.
Tới năm 1942, thêm ba hãng nữa ở Mỹ ký hợp đồng với Lầu Năm Góc để lắp ráp B-24 bao gồm North American, Consolidated Aircraft và Douglas giúp tốc độ sản xuất mới loại máy bay này tăng lên một cách chóng mặt. Nguồn ảnh: BI.
Để tăng tối đa khả năng hoạt động B-24 này, cấu tạo bên trong của nó đã được thay đổi theo cách không thoải mái lắm cho phi công. Cụ thể, toàn bộ ghế ngồi trên chếc máy bay B-24 đều được làm bằng thép để bảo vệ phi công khỏi mảnh văng của pháo phòng không. Nguồn ảnh: BI.
Máy bay ném bom B-24 được trang bị tổng cộng 18 bình nhiên liệu với 12 bình ở giữa thân và mỗi bên cánh ba bình. Tổng cộng khoảng 7,5 tấn nhiên liệu. Nguồn ảnh: BI.
Số lượng bom nó có thể mang theo tối đa là 3,6 tấn. Thông thường B-24 sẽ mang theo 4 quả bom 900 kg hoặc 8 quả bom 450 kg, 12 quả 220kg hoặc 20 quả bom 45 kg. Nguồn ảnh: BI.
Kể từ năm 1940 cho tới cuộc đổ bộ D-Day năm 1944, Mỹ đã sản xuất ra được 10.000 chiếc B-24. Và kể từ khi Đồng minh đặt chân được lên châu Âu cho tới hết chiến tranh, thêm... 8000 chiếc nữa đã được ra đời - một tốc độ sản xuất mà tới nay vẫn chưa có bất cứ loại máy bay ném bom nào bì được. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim hiếm thấy về một phi vụ ném bom của B-24 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.