Xăng dầu là mặt hàng xương sống để tiến hành bất kỳ cuộc chiến tranh nào, trong Chiến tranh thế giới thứ 2 cũng vậy, xăng dầu là thứ "quý hơn vàng" với cỗ máy chiến tranh phát xít Đức. Lúc bấy giờ, thành phố Ploiesti của Romania là một trong những nơi sản xuất nhiều xăng dầu nhất châu Âu. Các nhà máy lọc dầu ở Romania cung cấp tới 30% nhu cầu của phát xít Đức. Hiểu được điều này, quân Đồng minh mà đứng đầu là Mỹ lên kế hoạch tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn nhằm hủy diệt “dạ dày” quân phát xít. Nguồn ảnh: WHOKế hoạch lớn được khởi động ngày 1/8/1943 với lực lượng tham gia lên tới 178 máy bay ném bom B-24 cất cánh từ các căn cứ đặt ở Libya. Trong ảnh, máy bay ném bom B-24D của Không lực Hoa Kỳ sẵn sàng cất cánh từ căn cứ đặt tại Libya. Nguồn ảnh: WHOCác máy bay ném bom B-24 "Liberator" thuộc Liên đoàn oanh tạc cỡ 98 tại căn cứ Benghazi, Libya. Đây là một loại máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ do hãng Consolidated Aircraft chế tạo. Nó được sản xuất với số lượng nhiều hơn bất kỳ một kiểu máy bay quân sự Mỹ nào khác trong Thế Chiến II và vẫn đang giữ kỷ lục là kiểu máy bay Mỹ sản xuất nhiều nhất. Nguồn ảnh: WHOPhi đội máy bay ném bom B-24D bay thấp trên mặt biển Địa Trung Hải, ngày 1/8/1943. Nguồn ảnh: WHOKhông ảnh được máy bay trinh sát chụp các nhà máy lọc dầu cùng các kho chứa ở thành phố Ploiesti, Romania. Nguồn ảnh: WHOCác máy bay ném bom B-24 sẽ phải đối mặt với khẩu đội pháo phòng không Flak 88 của Đức. Nguồn ảnh: WHO"Pháo đài bay" B-24 bay trên đám cháy dữ dội bốc lên tại nhà máy lọc dầu ở Ploiesti, Romania. Nguồn ảnh: WHOCuộc không kích "túi dầu" quân phát xít quy mô lớn được tiến hành ở độ cao rất thấp. Nguồn ảnh: WHONhững cột khói bùng lên dữ dội tại nhà máy lọc dầu "Astra Romana" sau phi vụ ném bom độ cao thấp của B-24. Nguồn ảnh: WHOCác kho chứa dầu tại nhà máy lọc dầu "Columbia Aquila" bốc cháy sau lượt bom của máy bay B-24. Nguồn ảnh: WHO31 máy bay ném bom B-24 Liberator tiếp cận mục tiêu ở Ploiesti. Nguồn ảnh: WHOCó thể thấy, máy bay B-24 “liều mạng” hạ xuống độ cao thấp nhất ném thật chính xác hàng tấn bom nhằm cắt bỏ “dạ dày” quân phát xít. Nguồn ảnh: WHOViệc bay thấp như vậy dẫn tới hậu quả khôn lường – các máy bay có thể dễ dàng bị bắn hạ bởi các súng pháo phòng không, hoặc thậm chí húc vào nhau do đám khói dày đặc che khuất tầm nhìn. Nguồn ảnh: WHOThực vậy, trong tổng số 178 chiếc máy bay ném bom B-24 được cử đi, khi trở về căn cứ ở Libya chỉ có 88 chiếc. Tức là 90 chiếc B-24 đã bị bắn rơi hoặc gặp tai nạn, ước tính 300 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng hoặc bị bắt (mỗi chiếc B-24 được điều khiển bởi 7-10 người). Nguồn ảnh: WHOĐợt 2 14 chiếc máy bay ném bom B-24 lao vào không kích nhằm hủy diệt tận gốc các nhà máy lọc dầu. Nguồn ảnh: WHOBức ảnh màu hiếm hai máy bay ném bom B-24 thuộc Liên đoàn 93, Không đoàn 8 Lục quân Mỹ. Hai máy bay này trở về căn cứ an toàn, thế nhưng trong phi vụ không kích TP Bremen, Đức ngày 13/11/1943, vận may của chúng đã chấm dứt. Nguồn ảnh: WHOMặc dù cuộc không kích thu được ngay kết quả khả quan, thế nhưng sau đó vài tháng, toàn bộ các nhà máy lọc dầu được sửa chữa lại và tạo ra sản lượng còn cao hơn trước. Với mức thiệt hại quá lớn (90 máy bay), cùng việc không chấm dứt hoàn toàn hoạt động sản xuất xăng dầu, cuộc không kích này được đánh giá là thất bại nặng nề với Không lực Hoa Kỳ. Nguồn ảnh: WHONgày 1/8/1943 được giới quân sự Mỹ gọi là "Ngày Chủ nhật Đen" ghi nhớ mãi thất bại nặng nề này. Trong ảnh, máy bay B-24 thuộc Phi đoàn 415, Liên đoàn 98 trở về căn cứ với cái đuôi bị phá hỏng do trúng đạn phòng không. Nguồn ảnh: WHO
Xăng dầu là mặt hàng xương sống để tiến hành bất kỳ cuộc chiến tranh nào, trong Chiến tranh thế giới thứ 2 cũng vậy, xăng dầu là thứ "quý hơn vàng" với cỗ máy chiến tranh phát xít Đức. Lúc bấy giờ, thành phố Ploiesti của Romania là một trong những nơi sản xuất nhiều xăng dầu nhất châu Âu. Các nhà máy lọc dầu ở Romania cung cấp tới 30% nhu cầu của phát xít Đức. Hiểu được điều này, quân Đồng minh mà đứng đầu là Mỹ lên kế hoạch tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn nhằm hủy diệt “dạ dày” quân phát xít. Nguồn ảnh: WHO
Kế hoạch lớn được khởi động ngày 1/8/1943 với lực lượng tham gia lên tới 178 máy bay ném bom B-24 cất cánh từ các căn cứ đặt ở Libya. Trong ảnh, máy bay ném bom B-24D của Không lực Hoa Kỳ sẵn sàng cất cánh từ căn cứ đặt tại Libya. Nguồn ảnh: WHO
Các máy bay ném bom B-24 "Liberator" thuộc Liên đoàn oanh tạc cỡ 98 tại căn cứ Benghazi, Libya. Đây là một loại máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ do hãng Consolidated Aircraft chế tạo. Nó được sản xuất với số lượng nhiều hơn bất kỳ một kiểu máy bay quân sự Mỹ nào khác trong Thế Chiến II và vẫn đang giữ kỷ lục là kiểu máy bay Mỹ sản xuất nhiều nhất. Nguồn ảnh: WHO
Phi đội máy bay ném bom B-24D bay thấp trên mặt biển Địa Trung Hải, ngày 1/8/1943. Nguồn ảnh: WHO
Không ảnh được máy bay trinh sát chụp các nhà máy lọc dầu cùng các kho chứa ở thành phố Ploiesti, Romania. Nguồn ảnh: WHO
Các máy bay ném bom B-24 sẽ phải đối mặt với khẩu đội pháo phòng không Flak 88 của Đức. Nguồn ảnh: WHO
"Pháo đài bay" B-24 bay trên đám cháy dữ dội bốc lên tại nhà máy lọc dầu ở Ploiesti, Romania. Nguồn ảnh: WHO
Cuộc không kích "túi dầu" quân phát xít quy mô lớn được tiến hành ở độ cao rất thấp. Nguồn ảnh: WHO
Những cột khói bùng lên dữ dội tại nhà máy lọc dầu "Astra Romana" sau phi vụ ném bom độ cao thấp của B-24. Nguồn ảnh: WHO
Các kho chứa dầu tại nhà máy lọc dầu "Columbia Aquila" bốc cháy sau lượt bom của máy bay B-24. Nguồn ảnh: WHO
31 máy bay ném bom B-24 Liberator tiếp cận mục tiêu ở Ploiesti. Nguồn ảnh: WHO
Có thể thấy, máy bay B-24 “liều mạng” hạ xuống độ cao thấp nhất ném thật chính xác hàng tấn bom nhằm cắt bỏ “dạ dày” quân phát xít. Nguồn ảnh: WHO
Việc bay thấp như vậy dẫn tới hậu quả khôn lường – các máy bay có thể dễ dàng bị bắn hạ bởi các súng pháo phòng không, hoặc thậm chí húc vào nhau do đám khói dày đặc che khuất tầm nhìn. Nguồn ảnh: WHO
Thực vậy, trong tổng số 178 chiếc máy bay ném bom B-24 được cử đi, khi trở về căn cứ ở Libya chỉ có 88 chiếc. Tức là 90 chiếc B-24 đã bị bắn rơi hoặc gặp tai nạn, ước tính 300 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng hoặc bị bắt (mỗi chiếc B-24 được điều khiển bởi 7-10 người). Nguồn ảnh: WHO
Đợt 2 14 chiếc máy bay ném bom B-24 lao vào không kích nhằm hủy diệt tận gốc các nhà máy lọc dầu. Nguồn ảnh: WHO
Bức ảnh màu hiếm hai máy bay ném bom B-24 thuộc Liên đoàn 93, Không đoàn 8 Lục quân Mỹ. Hai máy bay này trở về căn cứ an toàn, thế nhưng trong phi vụ không kích TP Bremen, Đức ngày 13/11/1943, vận may của chúng đã chấm dứt. Nguồn ảnh: WHO
Mặc dù cuộc không kích thu được ngay kết quả khả quan, thế nhưng sau đó vài tháng, toàn bộ các nhà máy lọc dầu được sửa chữa lại và tạo ra sản lượng còn cao hơn trước. Với mức thiệt hại quá lớn (90 máy bay), cùng việc không chấm dứt hoàn toàn hoạt động sản xuất xăng dầu, cuộc không kích này được đánh giá là thất bại nặng nề với Không lực Hoa Kỳ. Nguồn ảnh: WHO
Ngày 1/8/1943 được giới quân sự Mỹ gọi là "Ngày Chủ nhật Đen" ghi nhớ mãi thất bại nặng nề này. Trong ảnh, máy bay B-24 thuộc Phi đoàn 415, Liên đoàn 98 trở về căn cứ với cái đuôi bị phá hỏng do trúng đạn phòng không. Nguồn ảnh: WHO