Sau khi chiêu sử dụng máy bay không người lái và tên lửa tấn công các vị trí của lực lượng Armenia tỏ ra bị "bắt bài", quân đội Azerbaijan nhận ra cần phải thay đổi chiến thuật. Do nhu cầu này, Azerbaijan đã quyết định sử dụng pháo tự hành 2S7 Pion được mệnh danh "Hoa mẫu đơn" để thực hiện các cuộc tấn công.Các cuộc tấn công chủ động bằng pháo cỡ nòng lớn 203 mm có thể gắn liền với nhu cầu phá hủy công sự trên đường tiến công của quân đội Azerbaijan. Trong 1 ngày qua, quân đội Azerbaijan đã chiếm được một số khu vực chiến lược quan trọng, nhưng nỗ lực tiến hành chiến dịch tấn công quy mô lớn đã kết thúc vô ích, do sự phòng thủ khá vững chắc ở hướng này.Pháo tự hành 2S7 Pion "Hoa mẫu đơn" bắt đầu phục vụ trong biên chế của Quân đội Liên Xô từ năm 1976 và tới nay vẫn là loại pháo tự hành cực kỳ nguy hiểm đang tiếp tục phục vụ quân đội Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổ hợp 2S7 Pion sử dụng khung gầm bánh xích đặc biệt được phát triển riêng, đồng thời cũng có nhiều linh kiện lấy từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80.Khẩu pháo có cỡ nòng rất lớn, lên tới 203mm kèm theo đó là tầm bắn tối đa có thể lên tới 55 km - tương đương với tầm bắn của các loại tên lửa tầm gần.Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại ngoài Nga, trên thế giới chỉ còn một vài quốc gia sử dụng khẩu pháo này với số lượng khá ít trong biên chế bao gồm Ukraine, Triều Tiên, Uzbekistan, Azerbaijan... Nguồn ảnh: Pinterest.Năm 2019, xuất phát từ nhu cầu đặc biệt, Hải quân Nga quyết định bổ sung lực lượng pháo tự hành hạng nặng loại Pion 2S7 vào biên chế của lực lượng phòng thủ bờ biển. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây được cho là bước đi khôn ngoan của lực lượng này vì pháo binh từ trước đến nay luôn là thế mạnh của quân đội Liên Xô - Nga trong khi đó chế tạo tàu chiến thì hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: Pinterest.Với việc trang bị khẩu pháo tự hành hạng nặng này vào biên chế, năng lực phòng thủ của quân đội Nga dự kiến sẽ được gia tăng rất tốt, đặc biệt là trong việc phòng thủ chống độ bộ. Nguồn ảnh: Pinterest.Khác với các loại tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại khác, pháo binh có chi phí vận hành và sử dụng rẻ hơn rất nhiều. Khi sử dụng, loại hỏa khí này cũng sẽ cung cấp hỏa lực dàn trải và mạnh hơn nhiều so với việc sử dụng tên lửa bắn vào từng mục tiêu nhất định. Nguồn ảnh: Pinterest.Truyền thông Nga khẳng định, việc trang bị pháo tự hành sẽ giúp lực lượng phòng thủ bờ biển của quốc gia này chống lại với các đợt tấn công, đổ bộ đường thủy trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong các cuộc đổ bộ đường biển, mục tiêu thường chỉ là các tàu vận tải, tàu há mồm hay thậm chí là xe thiết giáp chở quân rất nhỏ, di chuyển lắt léo, khó có thể bị bắn hạ bởi tên lửa nhưng bù lại khi đó, pháo binh sẽ tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.Nguồn ảnh: Pinterest. Video Pháo tự hành 2S7 Pion khai hỏa - Nguồn: Zvezda
Sau khi chiêu sử dụng máy bay không người lái và tên lửa tấn công các vị trí của lực lượng Armenia tỏ ra bị "bắt bài", quân đội Azerbaijan nhận ra cần phải thay đổi chiến thuật. Do nhu cầu này, Azerbaijan đã quyết định sử dụng pháo tự hành 2S7 Pion được mệnh danh "Hoa mẫu đơn" để thực hiện các cuộc tấn công.
Các cuộc tấn công chủ động bằng pháo cỡ nòng lớn 203 mm có thể gắn liền với nhu cầu phá hủy công sự trên đường tiến công của quân đội Azerbaijan. Trong 1 ngày qua, quân đội Azerbaijan đã chiếm được một số khu vực chiến lược quan trọng, nhưng nỗ lực tiến hành chiến dịch tấn công quy mô lớn đã kết thúc vô ích, do sự phòng thủ khá vững chắc ở hướng này.
Pháo tự hành 2S7 Pion "Hoa mẫu đơn" bắt đầu phục vụ trong biên chế của Quân đội Liên Xô từ năm 1976 và tới nay vẫn là loại pháo tự hành cực kỳ nguy hiểm đang tiếp tục phục vụ quân đội Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổ hợp 2S7 Pion sử dụng khung gầm bánh xích đặc biệt được phát triển riêng, đồng thời cũng có nhiều linh kiện lấy từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80.
Khẩu pháo có cỡ nòng rất lớn, lên tới 203mm kèm theo đó là tầm bắn tối đa có thể lên tới 55 km - tương đương với tầm bắn của các loại tên lửa tầm gần.Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại ngoài Nga, trên thế giới chỉ còn một vài quốc gia sử dụng khẩu pháo này với số lượng khá ít trong biên chế bao gồm Ukraine, Triều Tiên, Uzbekistan, Azerbaijan... Nguồn ảnh: Pinterest.
Năm 2019, xuất phát từ nhu cầu đặc biệt, Hải quân Nga quyết định bổ sung lực lượng pháo tự hành hạng nặng loại Pion 2S7 vào biên chế của lực lượng phòng thủ bờ biển. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây được cho là bước đi khôn ngoan của lực lượng này vì pháo binh từ trước đến nay luôn là thế mạnh của quân đội Liên Xô - Nga trong khi đó chế tạo tàu chiến thì hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với việc trang bị khẩu pháo tự hành hạng nặng này vào biên chế, năng lực phòng thủ của quân đội Nga dự kiến sẽ được gia tăng rất tốt, đặc biệt là trong việc phòng thủ chống độ bộ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khác với các loại tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại khác, pháo binh có chi phí vận hành và sử dụng rẻ hơn rất nhiều. Khi sử dụng, loại hỏa khí này cũng sẽ cung cấp hỏa lực dàn trải và mạnh hơn nhiều so với việc sử dụng tên lửa bắn vào từng mục tiêu nhất định. Nguồn ảnh: Pinterest.
Truyền thông Nga khẳng định, việc trang bị pháo tự hành sẽ giúp lực lượng phòng thủ bờ biển của quốc gia này chống lại với các đợt tấn công, đổ bộ đường thủy trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong các cuộc đổ bộ đường biển, mục tiêu thường chỉ là các tàu vận tải, tàu há mồm hay thậm chí là xe thiết giáp chở quân rất nhỏ, di chuyển lắt léo, khó có thể bị bắn hạ bởi tên lửa nhưng bù lại khi đó, pháo binh sẽ tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Pháo tự hành 2S7 Pion khai hỏa - Nguồn: Zvezda