Tình hình chiến sự cực kỳ nóng bỏng tại biên giới giữa hai nước từng thuộc Liên bang Xo Viết cũ là Azerbaijan và Armenia đã kéo dài hơn 1 tuần qua, chưa hề có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự hạ nhiệt và thương vong đang ngày một lớn hơn. Đặc biệt, các bên đã có dấu hiệu cho thấy sự sử dụng của vũ khí có sức hủy diệt cao như tên lửa đạn đạo và pháo phản lực phóng loạt tầm xa có thể gây nguy hiểm cho thường dân. Ảnh: Binh sĩ Armenia tại chốt chiến đấu.Lực lượng mặt đất của Azerbaijan đang gặp phải rất nhiều khó khăn khi vấp phải tinh thần chiến đấu quả cảm của quân đội Armenia. Theo ước tính do đối phương công bố, Azerbaijan đã bị bắn cháy hơn 200 xe tăng và thiết giáp các loại, bị bắt sống 6 xe bao gồm 2 chiếc T-90S, 1 chiếc BTR-80A và 3 chiếc BMP-2. Ảnh: Một chiếc xe tăng T-72 Aslan của Azerbaijan bị bắn cháy.Ngược lại, phía Azerbaijan cũng tuyên bố đã bắn cháy hơn 130 xe tăng thiết giáp của Armenia, đồng thời đến nay đã bắt sống được 6 xe tăng bao gồm 4 chiếc T-72B và 2 chiếc T-72A. Azerbaijan tỏ ra tấn công cực kỳ hiệu quả bằng khi tiêu diệt xe tăng đối phương bằng các UAV cảm tử hoặc UAV vũ trang trong khi phòng không lục quân của Armenia khá yếu kém dẫn đến tổn thất cũng không ít. Ảnh: Mục tiêu mặt đất của Armenia bị UAV Azerbaijan tấn công.Dẫu vậy, điều quan trọng là hiện nay, cán cân lợi thế xung đột đang nghiêng hẳn về Azerbaijan khi nước này có nhiều đồng minh hỗ trợ. Trong đó phải kể đến bên nhiệt tình nhất đó là Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã tuyên bố sẵn sàng tham chiến nếu Azerbaijan mở lời, đồng thời hiện nay đang có thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa lính đánh thuê từ Syria sang để chiến đấu chống lại Armenia. Ngoài ra Pakistan cũng đã lên tiếng ủng hộ Azerbaijan trong công cuộc xung đột này. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan trên chiến trường.Trong khi đó về phía Armenia, ngoài tinh thần chiến đấu gan dạ và quật cường ra thì hầu như là họ không hề có sự trợ giúp cũng như ủng hộ nào đáng kể từ nước ngoài. Nga với tư cách là nước kế thừa hợp pháp của Liên Xô chỉ đang hành động một cách dè dặt và khuyên các bên kiềm chế xung đột. Ảnh: Binh sĩ Armenia trên chiến trường.Người ta đã rất hi vọng rằng Nga sẽ thực hiện các điều khoản của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) mà Nga và Armenia đã ký kết rằng Nga sẽ can thiệp quân sự nếu như các thành viên trong Tổ chức bị đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia tuy nhiên cho đến nay các hành động của Nga cho thấy rằng điều này khó có thể xảy ra. Ảnh: Binh sĩ Armenia vận chuyển đạn pháo lên tuyến bắn.Theo một số cơ quan truyền thông Nga đánh giá rằng hiện nay Armenia đang có xu hướng ngả sang thân Mỹ và Phương Tây, dần tách rời mạnh mẽ khỏi sự ảnh hưởng của Nga. Trong Nội các Chính phủ tại Yerevan đang có những thành phần bài Nga rõ rệt, do đó Nga sẽ không hành động dứt khoát nếu như tình trạng này chưa được giải quyết một cách triệt để. Có thể sự thất bại của Armenia trước Azerbaijan sẽ khiến họ hiểu ra rằng đồng minh duy nhất mà họ có thể trông cậy vào chỉ có thể là Nga. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan trên chiến trường.Một số ý kiến khác lại cho rằng trong một thời gian dài qua, Armenia đã không có sự hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ trong khi Azerbaijan lại liên tục có những hợp đồng mua sắm vũ khí lớn đối với Nga. Việc lúc này nếu Nga ra tay giúp Armenia một cách mạnh mẽ sẽ khiến cho họ mất đi một khách hàng tiềm năng to lớn và có thể khiến cho Azerbaijan ngả hẳn về phía Thổ Nhĩ Kỳ - Israel. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan trên chiến trường.Tuy nhiên, Armenia dù cho đang quan tâm đến một mối quan hệ với Phương Tây nhưng đồng thời vẫn cực kỳ coi trọng mối quan hệ đồng minh chiến lược đối với Nga. Bằng chứng là việc căn cứ quân sự lớn của Nga vẫn còn đang hoạt động rất hiệu quả trên lãnh thổ Armenia và nếu như người Armenia bài trừ Nga triệt để thì căn cứ này đã không còn cơ hội tồn tại. Ảnh: Lực lượng tăng - thiết giáp Nga đóng quân tại Armenia diễn tập phối hợp với nước sở tại.Những hành động hỗ trợ của Nga dành cho Armenia hiện nay vẫn là cực kỳ hạn chế và họ chưa đứng hẳn về một bên nào trong cuộc chiến, đồng thời bày tỏ ý muốn hai bên cùng kiềm chế xung đột, tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Điều này sẽ khiến Nga cực kỳ mất lòng đồng minh khi mà Tổ chức CSTO vẫn còn đang hoạt động và làm lung lay niềm tin của các đồng minh khác. Ảnh: Xe tăng T-72B và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Armenia Video Cập nhật chiến sự Armenia - Azerbaijan: Azerbaijan ra điều kiện ngưng bắn với Armenia - Nguồn: Vietnamnet
Tình hình chiến sự cực kỳ nóng bỏng tại biên giới giữa hai nước từng thuộc Liên bang Xo Viết cũ là Azerbaijan và Armenia đã kéo dài hơn 1 tuần qua, chưa hề có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự hạ nhiệt và thương vong đang ngày một lớn hơn. Đặc biệt, các bên đã có dấu hiệu cho thấy sự sử dụng của vũ khí có sức hủy diệt cao như tên lửa đạn đạo và pháo phản lực phóng loạt tầm xa có thể gây nguy hiểm cho thường dân. Ảnh: Binh sĩ Armenia tại chốt chiến đấu.
Lực lượng mặt đất của Azerbaijan đang gặp phải rất nhiều khó khăn khi vấp phải tinh thần chiến đấu quả cảm của quân đội Armenia. Theo ước tính do đối phương công bố, Azerbaijan đã bị bắn cháy hơn 200 xe tăng và thiết giáp các loại, bị bắt sống 6 xe bao gồm 2 chiếc T-90S, 1 chiếc BTR-80A và 3 chiếc BMP-2. Ảnh: Một chiếc xe tăng T-72 Aslan của Azerbaijan bị bắn cháy.
Ngược lại, phía Azerbaijan cũng tuyên bố đã bắn cháy hơn 130 xe tăng thiết giáp của Armenia, đồng thời đến nay đã bắt sống được 6 xe tăng bao gồm 4 chiếc T-72B và 2 chiếc T-72A. Azerbaijan tỏ ra tấn công cực kỳ hiệu quả bằng khi tiêu diệt xe tăng đối phương bằng các UAV cảm tử hoặc UAV vũ trang trong khi phòng không lục quân của Armenia khá yếu kém dẫn đến tổn thất cũng không ít. Ảnh: Mục tiêu mặt đất của Armenia bị UAV Azerbaijan tấn công.
Dẫu vậy, điều quan trọng là hiện nay, cán cân lợi thế xung đột đang nghiêng hẳn về Azerbaijan khi nước này có nhiều đồng minh hỗ trợ. Trong đó phải kể đến bên nhiệt tình nhất đó là Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã tuyên bố sẵn sàng tham chiến nếu Azerbaijan mở lời, đồng thời hiện nay đang có thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa lính đánh thuê từ Syria sang để chiến đấu chống lại Armenia. Ngoài ra Pakistan cũng đã lên tiếng ủng hộ Azerbaijan trong công cuộc xung đột này. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan trên chiến trường.
Trong khi đó về phía Armenia, ngoài tinh thần chiến đấu gan dạ và quật cường ra thì hầu như là họ không hề có sự trợ giúp cũng như ủng hộ nào đáng kể từ nước ngoài. Nga với tư cách là nước kế thừa hợp pháp của Liên Xô chỉ đang hành động một cách dè dặt và khuyên các bên kiềm chế xung đột. Ảnh: Binh sĩ Armenia trên chiến trường.
Người ta đã rất hi vọng rằng Nga sẽ thực hiện các điều khoản của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) mà Nga và Armenia đã ký kết rằng Nga sẽ can thiệp quân sự nếu như các thành viên trong Tổ chức bị đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia tuy nhiên cho đến nay các hành động của Nga cho thấy rằng điều này khó có thể xảy ra. Ảnh: Binh sĩ Armenia vận chuyển đạn pháo lên tuyến bắn.
Theo một số cơ quan truyền thông Nga đánh giá rằng hiện nay Armenia đang có xu hướng ngả sang thân Mỹ và Phương Tây, dần tách rời mạnh mẽ khỏi sự ảnh hưởng của Nga. Trong Nội các Chính phủ tại Yerevan đang có những thành phần bài Nga rõ rệt, do đó Nga sẽ không hành động dứt khoát nếu như tình trạng này chưa được giải quyết một cách triệt để. Có thể sự thất bại của Armenia trước Azerbaijan sẽ khiến họ hiểu ra rằng đồng minh duy nhất mà họ có thể trông cậy vào chỉ có thể là Nga. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan trên chiến trường.
Một số ý kiến khác lại cho rằng trong một thời gian dài qua, Armenia đã không có sự hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ trong khi Azerbaijan lại liên tục có những hợp đồng mua sắm vũ khí lớn đối với Nga. Việc lúc này nếu Nga ra tay giúp Armenia một cách mạnh mẽ sẽ khiến cho họ mất đi một khách hàng tiềm năng to lớn và có thể khiến cho Azerbaijan ngả hẳn về phía Thổ Nhĩ Kỳ - Israel. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan trên chiến trường.
Tuy nhiên, Armenia dù cho đang quan tâm đến một mối quan hệ với Phương Tây nhưng đồng thời vẫn cực kỳ coi trọng mối quan hệ đồng minh chiến lược đối với Nga. Bằng chứng là việc căn cứ quân sự lớn của Nga vẫn còn đang hoạt động rất hiệu quả trên lãnh thổ Armenia và nếu như người Armenia bài trừ Nga triệt để thì căn cứ này đã không còn cơ hội tồn tại. Ảnh: Lực lượng tăng - thiết giáp Nga đóng quân tại Armenia diễn tập phối hợp với nước sở tại.
Những hành động hỗ trợ của Nga dành cho Armenia hiện nay vẫn là cực kỳ hạn chế và họ chưa đứng hẳn về một bên nào trong cuộc chiến, đồng thời bày tỏ ý muốn hai bên cùng kiềm chế xung đột, tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Điều này sẽ khiến Nga cực kỳ mất lòng đồng minh khi mà Tổ chức CSTO vẫn còn đang hoạt động và làm lung lay niềm tin của các đồng minh khác. Ảnh: Xe tăng T-72B và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Armenia
Video Cập nhật chiến sự Armenia - Azerbaijan: Azerbaijan ra điều kiện ngưng bắn với Armenia - Nguồn: Vietnamnet