Theo Defence Blog trích thông báo từ Không quân Australia (RAAF) ngày 23/7 cho hay, RAAF đã phóng thử thành công một quả tên lửa chống hạm ATM-84J Harpoon từ máy bay săn ngầm P-8A Poseidon trong khuôn khổ cuộc tập trận RIMPAC 2018. Ảnh: Không quân Australia.Được biết, tên lửa Harpoon này đã được phóng đi từ một chiếc P-8 của không quân Australia đang tham gia tập trận RIMPAC 2018 tại Hawaii, Mỹ. Ảnh: Không quân Australia.“Vụ phóng thử ATM-84J Harpoon thành công là nhờ nỗ lực của đội ngũ nhân viên và các chuyên gia”, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Hon Marise Payne phát biểu. Trong khi đó mục tiêu của quả tên lửa là tàu vận tải USS Racine (LST-1191) của Hải quân Mỹ, một trong nhiều mục tiêu giả định trong đợt tập trận RIMPAC lần này. Ảnh: Không quân Australia.Mặc dù, Không quân Australia tuyên bố phóng thành công Harpoon thế nhưng kết quả nó mang lại không tạo mấy ấn tượng khi tàu USS Racine gần như không suy suyển sau đòn tấn công của tên lửa chống hạm mạnh nhất Australia. Trong vòng đỏ là tên lửa Harpoon trên chiếc P-8 của Không quân Australia tham gia diễn tập RIMPAC. Ảnh: Không quân Australia.Được biết, mỗi quả tên lửa Harpoon được trang bị đầu đạn nổ cực nặng 221kg, đầu đạn này được quảng cáo có thể đánh chìm tàu chiến nặng tới trên 2.000 tấn. Ảnh: Không quân Australia.Trong khi đó mỗi chiếc P-8 của Không quân Australia chỉ có thể mang theo tối đa 4 tên lửa Harpoon, do đó nó có khá ít lựa chọn tấn công khi gặp biên đội tàu chiến đông đảo của đối phương. Ảnh: Hải quân Mỹ.Về phần tên lửa Harpoon nó được thiết kế để có thể phóng từ máy bay cánh cố định, tàu chiến, tàu ngầm và cơ sở phòng thủ ven biển. Cho đến nay đã có khoảng 7.500 quả tên lửa Harpoon đã được chế tạo với nhiều biến thể khác nhau. Ảnh: Indian Defence.Có thể nói, tên lửa Harpoon là tên lửa chống ham tiên tiến nhất trên thế giới và đang được biên chế trong quân đội của hơn 30 quốc gia. Cận cảnh tên lửa Harpoon được gắn lên trên cánh một chiếc P-8. Ảnh: Hải quân Mỹ.Với màn trình diễn vừa rồi tại RIMPAC 2018, có thể thấy ít nhiều sự hạn chế của Harpoon sau nhiều thập kỷ sử dụng, có lẽ vì vậy mà Hải quân và Không quân Mỹ đang tính tới việc thay thế dòng tên lửa này bằng một ứng cử viên sáng giá hơn như Naval Strike Missile (NSM). Bản thân NSM cũng được Hải quân Mỹ thử nghiệm trong đợt diễn tập bắn đạn thật với mục tiêu cũng là tàu USS Racine. Ảnh: Không quân Australia.Mời độc giả xem video về lịch sử tên lửa Harpoon (Nguồn: Youtube)
Theo Defence Blog trích thông báo từ Không quân Australia (RAAF) ngày 23/7 cho hay, RAAF đã phóng thử thành công một quả tên lửa chống hạm ATM-84J Harpoon từ máy bay săn ngầm P-8A Poseidon trong khuôn khổ cuộc tập trận RIMPAC 2018. Ảnh: Không quân Australia.
Được biết, tên lửa Harpoon này đã được phóng đi từ một chiếc P-8 của không quân Australia đang tham gia tập trận RIMPAC 2018 tại Hawaii, Mỹ. Ảnh: Không quân Australia.
“Vụ phóng thử ATM-84J Harpoon thành công là nhờ nỗ lực của đội ngũ nhân viên và các chuyên gia”, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Hon Marise Payne phát biểu. Trong khi đó mục tiêu của quả tên lửa là tàu vận tải USS Racine (LST-1191) của Hải quân Mỹ, một trong nhiều mục tiêu giả định trong đợt tập trận RIMPAC lần này. Ảnh: Không quân Australia.
Mặc dù, Không quân Australia tuyên bố phóng thành công Harpoon thế nhưng kết quả nó mang lại không tạo mấy ấn tượng khi tàu USS Racine gần như không suy suyển sau đòn tấn công của tên lửa chống hạm mạnh nhất Australia. Trong vòng đỏ là tên lửa Harpoon trên chiếc P-8 của Không quân Australia tham gia diễn tập RIMPAC. Ảnh: Không quân Australia.
Được biết, mỗi quả tên lửa Harpoon được trang bị đầu đạn nổ cực nặng 221kg, đầu đạn này được quảng cáo có thể đánh chìm tàu chiến nặng tới trên 2.000 tấn. Ảnh: Không quân Australia.
Trong khi đó mỗi chiếc P-8 của Không quân Australia chỉ có thể mang theo tối đa 4 tên lửa Harpoon, do đó nó có khá ít lựa chọn tấn công khi gặp biên đội tàu chiến đông đảo của đối phương. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Về phần tên lửa Harpoon nó được thiết kế để có thể phóng từ máy bay cánh cố định, tàu chiến, tàu ngầm và cơ sở phòng thủ ven biển. Cho đến nay đã có khoảng 7.500 quả tên lửa Harpoon đã được chế tạo với nhiều biến thể khác nhau. Ảnh: Indian Defence.
Có thể nói, tên lửa Harpoon là tên lửa chống ham tiên tiến nhất trên thế giới và đang được biên chế trong quân đội của hơn 30 quốc gia. Cận cảnh tên lửa Harpoon được gắn lên trên cánh một chiếc P-8. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Với màn trình diễn vừa rồi tại RIMPAC 2018, có thể thấy ít nhiều sự hạn chế của Harpoon sau nhiều thập kỷ sử dụng, có lẽ vì vậy mà Hải quân và Không quân Mỹ đang tính tới việc thay thế dòng tên lửa này bằng một ứng cử viên sáng giá hơn như Naval Strike Missile (NSM). Bản thân NSM cũng được Hải quân Mỹ thử nghiệm trong đợt diễn tập bắn đạn thật với mục tiêu cũng là tàu USS Racine. Ảnh: Không quân Australia.
Mời độc giả xem video về lịch sử tên lửa Harpoon (Nguồn: Youtube)