Sau khi quyết định "hất cẳng" Pháp, lựa chọn Anh và Mỹ để cung cấp tàu ngầm hạt nhân, Australia dự kiến sẽ trang bị các loại tên lửa Tomahawk từ Mỹ, để trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân tương lai của quốc gia này.Việc được trang bị tàu ngầm hạt nhân và tên lửa hành trình Tomahawk, sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân Australia sức mạnh chưa từng có, đó là khả năng tấn công tầm xa.Ngoài ra, Australia cũng có kế hoạch đưa các tên lửa hành trình này lên các tàu khu trục đang được nước này sử dụng trong biên chế, nhằm đa dạng hóa cách thức triển khai loại vũ khí này.Theo các thông tin được truyền thông Nga đăng tải, Australia còn có kế hoạch đặt mua AGM-158B JASSM-ER - một loại vũ khí không đối đất tầm xa, để trang bị cho các chiến đấu cơ F/A-18F của nước này.Trước đó, Mỹ và Anh đã ký thỏa thuận với Australia về việc cung cấp công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân cho quốc gia này, nhưng không kèm theo trang bị vũ khí chiến lược.Theo kế hoạch của các bên, tàu ngầm hạt nhân của Australia sẽ được sử dụng để "đối phó với những mối đe dọa tương lai" - khi mà châu Á - Thái Bình Dương có thể trở thành điểm nóng mới trên bản đồ xung đột thế giới.Truyền thông Australia cho biết, quốc gia này dự kiến sẽ đóng tổng cộng 8 tàu ngầm hạt nhân. Nơi triển khai đóng tàu là thành phố Adelaide nằm ở phía Nam nước này.Ngoài ra, Australia cũng tuyên bố sẽ tuân thủ mọi cam kết về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Các công nghệ hạt nhân được Mỹ và Anh chuyển giao, sẽ chỉ phục vụ cho mục đích dân sự.Trong quá khứ, Mỹ từng chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Anh vào năm 1958. Kể từ đó tới nay, Australia là quốc gia thứ hai được Washington chuyển giao "công nghệ nhạy cảm" này.Giới chuyên gia cho biết, quá trình chuyển giao công nghệ và đóng mới tàu ngầm, có thể tốn tới nhiều chục năm. Nhanh nhất cũng phải mất hàng chục năm nữa, Australia mới sở hữu chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên.Là một đảo quốc rộng lớn bằng cả một châu lục, Australia sở hữu một đội lực lượng hải quân hùng hậu, nhưng hiện tại chỉ có đội tàu ngầm bao gồm 6 chiếc tàu ngầm thông thường, được biên chế từ cách đây gần 30 năm.Việc Australia được trang bị tàu ngầm hạt nhân, là một bước đi mang tính chiến lược của Mỹ và Anh, trong nỗ lực vươn tầm ảnh hưởng của lực lượng này tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của tổ hợp tên lửa Tomahawk - loại tên lửa có biệt danh "Sứ giả hòa bình" của Mỹ. Nguồn: USnavy.
Sau khi quyết định "hất cẳng" Pháp, lựa chọn Anh và Mỹ để cung cấp tàu ngầm hạt nhân, Australia dự kiến sẽ trang bị các loại tên lửa Tomahawk từ Mỹ, để trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân tương lai của quốc gia này.
Việc được trang bị tàu ngầm hạt nhân và tên lửa hành trình Tomahawk, sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân Australia sức mạnh chưa từng có, đó là khả năng tấn công tầm xa.
Ngoài ra, Australia cũng có kế hoạch đưa các tên lửa hành trình này lên các tàu khu trục đang được nước này sử dụng trong biên chế, nhằm đa dạng hóa cách thức triển khai loại vũ khí này.
Theo các thông tin được truyền thông Nga đăng tải, Australia còn có kế hoạch đặt mua AGM-158B JASSM-ER - một loại vũ khí không đối đất tầm xa, để trang bị cho các chiến đấu cơ F/A-18F của nước này.
Trước đó, Mỹ và Anh đã ký thỏa thuận với Australia về việc cung cấp công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân cho quốc gia này, nhưng không kèm theo trang bị vũ khí chiến lược.
Theo kế hoạch của các bên, tàu ngầm hạt nhân của Australia sẽ được sử dụng để "đối phó với những mối đe dọa tương lai" - khi mà châu Á - Thái Bình Dương có thể trở thành điểm nóng mới trên bản đồ xung đột thế giới.
Truyền thông Australia cho biết, quốc gia này dự kiến sẽ đóng tổng cộng 8 tàu ngầm hạt nhân. Nơi triển khai đóng tàu là thành phố Adelaide nằm ở phía Nam nước này.
Ngoài ra, Australia cũng tuyên bố sẽ tuân thủ mọi cam kết về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Các công nghệ hạt nhân được Mỹ và Anh chuyển giao, sẽ chỉ phục vụ cho mục đích dân sự.
Trong quá khứ, Mỹ từng chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Anh vào năm 1958. Kể từ đó tới nay, Australia là quốc gia thứ hai được Washington chuyển giao "công nghệ nhạy cảm" này.
Giới chuyên gia cho biết, quá trình chuyển giao công nghệ và đóng mới tàu ngầm, có thể tốn tới nhiều chục năm. Nhanh nhất cũng phải mất hàng chục năm nữa, Australia mới sở hữu chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên.
Là một đảo quốc rộng lớn bằng cả một châu lục, Australia sở hữu một đội lực lượng hải quân hùng hậu, nhưng hiện tại chỉ có đội tàu ngầm bao gồm 6 chiếc tàu ngầm thông thường, được biên chế từ cách đây gần 30 năm.
Việc Australia được trang bị tàu ngầm hạt nhân, là một bước đi mang tính chiến lược của Mỹ và Anh, trong nỗ lực vươn tầm ảnh hưởng của lực lượng này tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tổ hợp tên lửa Tomahawk - loại tên lửa có biệt danh "Sứ giả hòa bình" của Mỹ. Nguồn: USnavy.