Vùng đất Nagorno-Karabakh là nơi xảy ra tranh chấp, thuộc lãnh thổ Azerbaijan nhưng do người sắc tộc Armenia nắm quyền điều hành. Vì vùng lãnh thổ này, Armenia và Azerbaijan đã có chiến tranh trong thời gian từ năm 1988 đến năm 1994 và cuối cùng đã đạt được lệnh ngừng bắn. Ảnh: Pháo binh hạng nặng của Azerbaijan nã đạn về phía Armenia - Nguồn: SinaTuy nhiên, hai bên chưa bao giờ có được dàn xếp nào về vùng đất đang tranh chấp. Cuộc giao tranh hiện thời là cuộc xung đột tồi tệ nhất kể từ năm 1994. Hai bên đổ lỗi cho nhau về tình hình bạo lực lúc này. Ảnh: Bản đồ về vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh - Nguồn: Wikipedia.Do sự can thiệp mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã từ chối sự trung gian hòa giải của Anh, Pháp và Nga; đồng thời thường xuyên mua máy bay tấn công không người lái và nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác từ Israel. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan tiến công trận địa pháo binh của Armenia - Nguồn: SinaArmenia cũng không chịu thua kém và kêu gọi thanh niên trên 18 tuổi nhập ngũ. Đồng thời đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh; đưa những vũ khí hiện đại nhất hiện có sẵn sàng tham chiến. Ảnh: Cả hai bên tham chiến đã đưa vào sử dụng pháo hạng nặng - Nguồn: TASSTheo đánh giá chung về tiềm lực quốc gia và sức mạnh quân sự, sức mạnh của Armenia kém xa Azerbaijan; bên cạnh đó, vào thời điểm đầu tiên của cuộc xung đột, Azerbaijan đã nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Thổ Nhĩ Kỳ cả về vật chất và tinh thần. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan tiến công mục tiêu của Armenia - Nguồn: SinaVới tiềm lực yếu hơn, lại bị liên minh Thổ - Azerbaijan hợp sức chống lại, nên Armenia thừa nhận đánh mất ưu thế trước Azerbaijan; do vậy từ ngày 27/9, Tổng thống Armenia đã gọi điện cho Nga 4 lần, với hy vọng nhận được lời hứa của Nga gửi quân, nhưng chỉ đổi lại sự ủng hộ bằng lời nói của Nga. Ảnh: Tổng thống Armenia Armen Sarkissian - Nguồn: APTừ khi cuộc xung đột tái diễn, phía Armenia đã chống cự kiên cường; nhưng trước sức mạnh vượt trội của liên quân Azerbaijan - Thổ, nên phía Armenia đã để mất thị trấn Mardakert của vùng Nagorno-Karabakh vào tay phía Azerbaijan. Ảnh: Cư dân Nagorno-Karabakh được cho đồ ăn sau khi họ bỏ chạy khỏi một thị trấn biên giới của Armenia - Nguồn: APVới sự trợ giúp của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã giành được ưu thế trên không ở khu vực Nagorno-Karabakh; những chiếc UAV mà Azerbaijan mua từ Thổ Nhĩ Kỳ đã phát huy tốt tác dụng, tiêu diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép cũng như trận địa pháo binh của phía Armenia. Ảnh: UAV TB-2 mà Azerbaijan mua của Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: SinaNếu Nga không khẩn trương hành động, với diễn biến quân sự hiện tại, phía Armenia bại trận chỉ còn là vấn đề thời gian. Armenia hiện đã sẵn sàng sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander và chiến đấu cơ Su-30SM. Ảnh: Su-30SM của Armenia - Nguồn: TASSNhưng một khi Armenia sử dụng "bảo bối" cuối cùng này, có thể nói đây là biện pháp cuối cùng; khi đó hai nước sẽ bước vào trạng thái chiến tranh toàn diện. Với sức mạnh vượt trội, có thể Azerbaijan sẽ giành chiến thắng nhanh hơn. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Iskander của Armenia - Nguồn: TASSTừ trước đến nay, Armenia dám đương đầu với Azerbaijan vì lý do có sự "chống lưng" mạnh mẽ từ phía Nga, và thậm chí Nga còn có hai căn cứ quân sự tại Armenia; nhưng đến thời điểm hiện tại, hai căn cứ quân sự này vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Ảnh: Pháo binh của Armenia nã đạn về phía Azerbaijan - Nguồn: SinaNếu chiến tranh giữa Azerbaijan và Armenia leo thang đến mức nghiêm trọng ở ngay sân sau của Nga, thì phía sau chắc chắn có bóng dáng của NATO và Mỹ, đây là điều mà Nga không thể dung thứ. Ảnh: Quân đội Nga và Armenia tập trận chung tại căn cứ quân sự Gyumri của Nga ở Armenia vào tháng 8/2013 - Nguồn: Mil.ruTrước tình cảnh này, nhiệm vụ đặt ra cho Nga là nặng nề. Nga phải bảo đảm chấm dứt ngay tình trạng thù địch trên chiến trường, đồng thời cố gắng cân bằng giữa Armenia và Azerbaijan, hai đối tác và láng giềng thân cận của mình ở vùng Nam Kavkaz. Ảnh: Phần phía nam Caucasus của Nga - Nguồn: Wikimedia commonsArmemia giúp Nga có chiều sâu chiến lược ở sườn quân sự phía nam. Armenia cũng là đồng minh của Nga trong Hiệp ước An ninh Tập thể. Trong khi đó, Azerbaijan là đối tác tin cậy của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố và ly khai ở Bắc Kavkaz. Azerbaijan cũng là đồng minh chiến lược quan trọng của Nga trong khu vực Kavkaz. Ảnh: Quân đội Nga và Armenia tập trận chung tại căn cứ quân sự Gyumri của Nga ở Armenia vào tháng 8/2013 - Nguồn: Mil.ruDo vậy Tổng thống Nga Putin khá thận trọng trong phát biểu về tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Nga vừa phải đối mặt với việc xử lý xung đột vũ trang lớn hơn, vừa phải đối diện với một nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng quyết đoán trong các vấn đề quốc tế. Ảnh: Các lực lượng đặc biệt từ Nga, Armenia và các nước SNG khác tham gia cuộc tập trận chung tại trung tâm huấn luyện Marshal Baghramian gần Yerevan của Armenia - Nguồn: TASS Video Cập nhật chiến sự Armenia - Azerbaijan: Azerbaijan ra điều kiện ngưng bắn với Armenia - Nguồn: Vietnamnet
Vùng đất Nagorno-Karabakh là nơi xảy ra tranh chấp, thuộc lãnh thổ Azerbaijan nhưng do người sắc tộc Armenia nắm quyền điều hành. Vì vùng lãnh thổ này, Armenia và Azerbaijan đã có chiến tranh trong thời gian từ năm 1988 đến năm 1994 và cuối cùng đã đạt được lệnh ngừng bắn. Ảnh: Pháo binh hạng nặng của Azerbaijan nã đạn về phía Armenia - Nguồn: Sina
Tuy nhiên, hai bên chưa bao giờ có được dàn xếp nào về vùng đất đang tranh chấp. Cuộc giao tranh hiện thời là cuộc xung đột tồi tệ nhất kể từ năm 1994. Hai bên đổ lỗi cho nhau về tình hình bạo lực lúc này. Ảnh: Bản đồ về vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh - Nguồn: Wikipedia.
Do sự can thiệp mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã từ chối sự trung gian hòa giải của Anh, Pháp và Nga; đồng thời thường xuyên mua máy bay tấn công không người lái và nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác từ Israel. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan tiến công trận địa pháo binh của Armenia - Nguồn: Sina
Armenia cũng không chịu thua kém và kêu gọi thanh niên trên 18 tuổi nhập ngũ. Đồng thời đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh; đưa những vũ khí hiện đại nhất hiện có sẵn sàng tham chiến. Ảnh: Cả hai bên tham chiến đã đưa vào sử dụng pháo hạng nặng - Nguồn: TASS
Theo đánh giá chung về tiềm lực quốc gia và sức mạnh quân sự, sức mạnh của Armenia kém xa Azerbaijan; bên cạnh đó, vào thời điểm đầu tiên của cuộc xung đột, Azerbaijan đã nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Thổ Nhĩ Kỳ cả về vật chất và tinh thần. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan tiến công mục tiêu của Armenia - Nguồn: Sina
Với tiềm lực yếu hơn, lại bị liên minh Thổ - Azerbaijan hợp sức chống lại, nên Armenia thừa nhận đánh mất ưu thế trước Azerbaijan; do vậy từ ngày 27/9, Tổng thống Armenia đã gọi điện cho Nga 4 lần, với hy vọng nhận được lời hứa của Nga gửi quân, nhưng chỉ đổi lại sự ủng hộ bằng lời nói của Nga. Ảnh: Tổng thống Armenia Armen Sarkissian - Nguồn: AP
Từ khi cuộc xung đột tái diễn, phía Armenia đã chống cự kiên cường; nhưng trước sức mạnh vượt trội của liên quân Azerbaijan - Thổ, nên phía Armenia đã để mất thị trấn Mardakert của vùng Nagorno-Karabakh vào tay phía Azerbaijan. Ảnh: Cư dân Nagorno-Karabakh được cho đồ ăn sau khi họ bỏ chạy khỏi một thị trấn biên giới của Armenia - Nguồn: AP
Với sự trợ giúp của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã giành được ưu thế trên không ở khu vực Nagorno-Karabakh; những chiếc UAV mà Azerbaijan mua từ Thổ Nhĩ Kỳ đã phát huy tốt tác dụng, tiêu diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép cũng như trận địa pháo binh của phía Armenia. Ảnh: UAV TB-2 mà Azerbaijan mua của Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Sina
Nếu Nga không khẩn trương hành động, với diễn biến quân sự hiện tại, phía Armenia bại trận chỉ còn là vấn đề thời gian. Armenia hiện đã sẵn sàng sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander và chiến đấu cơ Su-30SM. Ảnh: Su-30SM của Armenia - Nguồn: TASS
Nhưng một khi Armenia sử dụng "bảo bối" cuối cùng này, có thể nói đây là biện pháp cuối cùng; khi đó hai nước sẽ bước vào trạng thái chiến tranh toàn diện. Với sức mạnh vượt trội, có thể Azerbaijan sẽ giành chiến thắng nhanh hơn. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Iskander của Armenia - Nguồn: TASS
Từ trước đến nay, Armenia dám đương đầu với Azerbaijan vì lý do có sự "chống lưng" mạnh mẽ từ phía Nga, và thậm chí Nga còn có hai căn cứ quân sự tại Armenia; nhưng đến thời điểm hiện tại, hai căn cứ quân sự này vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Ảnh: Pháo binh của Armenia nã đạn về phía Azerbaijan - Nguồn: Sina
Nếu chiến tranh giữa Azerbaijan và Armenia leo thang đến mức nghiêm trọng ở ngay sân sau của Nga, thì phía sau chắc chắn có bóng dáng của NATO và Mỹ, đây là điều mà Nga không thể dung thứ. Ảnh: Quân đội Nga và Armenia tập trận chung tại căn cứ quân sự Gyumri của Nga ở Armenia vào tháng 8/2013 - Nguồn: Mil.ru
Trước tình cảnh này, nhiệm vụ đặt ra cho Nga là nặng nề. Nga phải bảo đảm chấm dứt ngay tình trạng thù địch trên chiến trường, đồng thời cố gắng cân bằng giữa Armenia và Azerbaijan, hai đối tác và láng giềng thân cận của mình ở vùng Nam Kavkaz. Ảnh: Phần phía nam Caucasus của Nga - Nguồn: Wikimedia commons
Armemia giúp Nga có chiều sâu chiến lược ở sườn quân sự phía nam. Armenia cũng là đồng minh của Nga trong Hiệp ước An ninh Tập thể. Trong khi đó, Azerbaijan là đối tác tin cậy của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố và ly khai ở Bắc Kavkaz. Azerbaijan cũng là đồng minh chiến lược quan trọng của Nga trong khu vực Kavkaz. Ảnh: Quân đội Nga và Armenia tập trận chung tại căn cứ quân sự Gyumri của Nga ở Armenia vào tháng 8/2013 - Nguồn: Mil.ru
Do vậy Tổng thống Nga Putin khá thận trọng trong phát biểu về tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Nga vừa phải đối mặt với việc xử lý xung đột vũ trang lớn hơn, vừa phải đối diện với một nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng quyết đoán trong các vấn đề quốc tế. Ảnh: Các lực lượng đặc biệt từ Nga, Armenia và các nước SNG khác tham gia cuộc tập trận chung tại trung tâm huấn luyện Marshal Baghramian gần Yerevan của Armenia - Nguồn: TASS
Video Cập nhật chiến sự Armenia - Azerbaijan: Azerbaijan ra điều kiện ngưng bắn với Armenia - Nguồn: Vietnamnet