Điện Kremlin mới đây cho biết, họ từ chối cung cấp cho Armenia bất kỳ hỗ trợ quân sự nào theo điều khoản của Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), để đảm bảo khả năng phòng thủ của Yerevan trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.Điều này khiến Armenia không hài lòng, bởi họ cho rằng mình đang phải hứng chịu tổn thất rất nghiêm trọng trong các cuộc giao tranh cường độ cao với quân đội Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ.Cụ thể, thư ký báo chí của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov cho biết: “Các nghĩa vụ của Nga theo cam kết trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể không áp dụng đối với Nagorno-Karabakh chưa được công nhận”.Ông Peskov lưu ý, Nga chỉ có nghĩa vụ với Armenia trên tư cách là thành viên của CSTO về đảm bảo an ninh “Nếu Armenia phải đối mặt với một số hình thức gây hấn, tấn công từ bên ngoài, trong trường hợp này, các quốc gia thành viên của hiệp ước có nghĩa vụ đứng lên bảo vệ tình trạng đó".Còn trong trường hợp này, ông Peskov phủ nhận rằng cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh đã lan đến lãnh thổ Armenia, hãng thông tấn Nga Interfax cho biết.Về phần mình, Armenia cáo buộc Azerbaijan đang tích cực tấn công vào lãnh thổ của họ, đặc biệt khi 2 tên lửa đạn đạo lửa đã bị bắn hạ cách Yerevan chỉ vài km, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Armenia.Điều đó cho thấy Yerevan đang đối diện cuộc xung đột với một quốc gia bên ngoài, và nếu không có sự trợ giúp từ Nga, sẽ có nguy cơ rất lớn xảy ra chiến tranh trực tiếp với Azerbaijan (và cả Thổ Nhĩ Kỳ).Trong bối cảnh Moskva từ chối hỗ trợ quân sự cho Yerevan trong khuôn khổ CSTO, nhiều thông tin cho rằng Armenia có ý định tước quyền sử dụng căn cứ không quân của Nga ở Gyumri.Đây là một trong những căn cứ không quân nước ngoài lớn nhất của Nga trên thế giới, và điều này có thể trở thành một vấn đề rất tai hại.Nguồn tin địa phương cho biết: “Việc tước quyền sử dụng sân bay quân sự ở Gyumri có thể trở thành một giải pháp hiệu quả để Armenia gây sức ép tới Nga trong bối cảnh Moskva từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình theo CSTO” .Một tuyên bố chính thức từ Yerevan về vấn đề này vẫn chưa được đưa ra, tuy nhiên nếu Nga không có cơ sở quân sự nói trên thì rất có thể các nước thành viên NATO sẽ sử dụng nó trong tương lai.Theo đánh giá, điều này sẽ tạo thêm vấn đề lớn cho khả năng phòng thủ của Nga và khiến Moskva mất nhiều hơn một đồng minh hay một căn cứ quân sự đơn thuần.“Trong bối cảnh NATO tích cực hợp tác với Gruzia, nếu Nga không có căn cứ không quân ở Gyumri, điều đó có thể gây thêm căng thẳng lên biên giới Nga và các đồng minh khác của Moskva trong khu vực"."Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng Yerevan sẽ đưa ra quyết định đúng đắn bất chấp những bất đồng đã nảy sinh liên quan đến vấn đề Nagorno-Karabakh”, một chuyên gia quân sự Nga nói.Mặc dù không hỗ trợ quân sự trực tiếp, nhưng Moskva vẫn có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để gây tác động lên Azerbaijan cũng như Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạ nhiệt căng thẳng, điều này sẽ khiến thái độ của Armenia bớt gay gắt.
Điện Kremlin mới đây cho biết, họ từ chối cung cấp cho Armenia bất kỳ hỗ trợ quân sự nào theo điều khoản của Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), để đảm bảo khả năng phòng thủ của Yerevan trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Điều này khiến Armenia không hài lòng, bởi họ cho rằng mình đang phải hứng chịu tổn thất rất nghiêm trọng trong các cuộc giao tranh cường độ cao với quân đội Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cụ thể, thư ký báo chí của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov cho biết: “Các nghĩa vụ của Nga theo cam kết trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể không áp dụng đối với Nagorno-Karabakh chưa được công nhận”.
Ông Peskov lưu ý, Nga chỉ có nghĩa vụ với Armenia trên tư cách là thành viên của CSTO về đảm bảo an ninh “Nếu Armenia phải đối mặt với một số hình thức gây hấn, tấn công từ bên ngoài, trong trường hợp này, các quốc gia thành viên của hiệp ước có nghĩa vụ đứng lên bảo vệ tình trạng đó".
Còn trong trường hợp này, ông Peskov phủ nhận rằng cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh đã lan đến lãnh thổ Armenia, hãng thông tấn Nga Interfax cho biết.
Về phần mình, Armenia cáo buộc Azerbaijan đang tích cực tấn công vào lãnh thổ của họ, đặc biệt khi 2 tên lửa đạn đạo lửa đã bị bắn hạ cách Yerevan chỉ vài km, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Armenia.
Điều đó cho thấy Yerevan đang đối diện cuộc xung đột với một quốc gia bên ngoài, và nếu không có sự trợ giúp từ Nga, sẽ có nguy cơ rất lớn xảy ra chiến tranh trực tiếp với Azerbaijan (và cả Thổ Nhĩ Kỳ).
Trong bối cảnh Moskva từ chối hỗ trợ quân sự cho Yerevan trong khuôn khổ CSTO, nhiều thông tin cho rằng Armenia có ý định tước quyền sử dụng căn cứ không quân của Nga ở Gyumri.
Đây là một trong những căn cứ không quân nước ngoài lớn nhất của Nga trên thế giới, và điều này có thể trở thành một vấn đề rất tai hại.
Nguồn tin địa phương cho biết: “Việc tước quyền sử dụng sân bay quân sự ở Gyumri có thể trở thành một giải pháp hiệu quả để Armenia gây sức ép tới Nga trong bối cảnh Moskva từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình theo CSTO” .
Một tuyên bố chính thức từ Yerevan về vấn đề này vẫn chưa được đưa ra, tuy nhiên nếu Nga không có cơ sở quân sự nói trên thì rất có thể các nước thành viên NATO sẽ sử dụng nó trong tương lai.
Theo đánh giá, điều này sẽ tạo thêm vấn đề lớn cho khả năng phòng thủ của Nga và khiến Moskva mất nhiều hơn một đồng minh hay một căn cứ quân sự đơn thuần.
“Trong bối cảnh NATO tích cực hợp tác với Gruzia, nếu Nga không có căn cứ không quân ở Gyumri, điều đó có thể gây thêm căng thẳng lên biên giới Nga và các đồng minh khác của Moskva trong khu vực".
"Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng Yerevan sẽ đưa ra quyết định đúng đắn bất chấp những bất đồng đã nảy sinh liên quan đến vấn đề Nagorno-Karabakh”, một chuyên gia quân sự Nga nói.
Mặc dù không hỗ trợ quân sự trực tiếp, nhưng Moskva vẫn có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để gây tác động lên Azerbaijan cũng như Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạ nhiệt căng thẳng, điều này sẽ khiến thái độ của Armenia bớt gay gắt.