Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Lục quân Mỹ chịu trách nhiệm chiến đấu ở mặt trận Châu Âu trong khi các lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ phải đối đầu với Nhật trên toàn mặt trận Thái Bình Dương. So với những gì những gì Thủy quân Lục chiến Mỹ phải chịu đựng khi đối đầu với Nhật, cuộc chiến của Lục quân Mỹ không khác gì một "chuyến du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao mạo hiểm". Nguồn ảnh: Drumworld.Tất cả các cựu binh Mỹ đều đồng ý rằng, lực lượng Thủy quân Lục chiến đã phải đối đầu với một đối thủ kinh khủng hơn rất nhiều so với những gì cánh Lục quân gặp phải trên chiến trường Châu Âu. Nguồn ảnh: Drumworld.Binh lính Nhật rất ngoan cường, mưu mẹo và cực kỳ dã man, lính Mỹ bị Nhật bắt sống 10 phần sẽ có tới 9 phần bị xử tại chỗ, 1 phần sẽ bị đưa tới các trại lao động khổ sai và... lao động đến chết. Nguồn ảnh: Drumworld.Ngoài kẻ thù là đối phương ngoan cường với tinh thần Samurai, Thủy quân Lục chiến Mỹ còn phải đối đầu với đủ các loại động vật giết người vốn dĩ sống "nhan nhản" trong các khu rừng nhiệt đới ở tây Thái Bình Dương. Từ rắn độc, nhện độc cho tới muỗi vằn, sốt rét, nước ăn chân, lở loét,... Nguồn ảnh: Drumworld.Máy bay chiến đấu Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống biển sau khi hết nhiên liệu. Nguồn ảnh: Drumworld.Một binh lính Thủy quân Lục chiến Mỹ cho một chú mèo hoang uống nước bên cạnh xác chiếc xe tăng hạng nhẹ của Nhật đã bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Drumworld.Thương binh Mỹ trên tàu há mồm chờ được di tản ra khỏi chiến trường. Nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường rất cao kết hợp với một loạt các loại ruồi bọ trong tự nhiên sẽ khiến các vết thương của binh lính dễ bị lở loét và nhiễm trùng rất nhanh. Nguồn ảnh: Drumworld.Thủy quân Lục chiến Mỹ chiến đấu trong một ngôi làng. Binh lính Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai rất thích đánh lén, bắn tỉa lính Mỹ, điều đó khiến thần kinh của lính Mỹ lúc nào cũng bị "căng như dây đàn" ngay cả khi ngủ. Chính vì vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai tỷ lệ binh lính Mỹ chiến đấu ở Thái Bình Dương bị Hội chứng Chiến tranh cao hơn rất nhiều so với những "đồng nghiệp" ở mặt trận Châu Âu. Nguồn ảnh: Drumworld.Ở mặt trận Châu Âu, binh lính Mỹ ít ra cũng có một chút thời gian vui vẻ khi tiến vào giải phóng các thành phố lớn. Ở mặt trận Thái Bình Dương, binh lính Mỹ khi đi ngủ vẫn lo sẽ bị lính Nhật lẻn vào tận giường... cắt cổ. Nguồn ảnh: Drumworld.Cây cỏ rậm rạp chính là lợi thế tuyệt đối cho quân Nhật khi họ muốn đánh theo kiểu du kích và biển người. Nguồn ảnh: Drumworld.Binh lính Thủy quân Lục chiến Mỹ phải trông cậy rất nhiều vào các phương tiện khí tài vượt trội như xe tăng, máy bay để tiến công vào các vị trí của Nhật. Nguồn ảnh: Drumworld.Những pha tấn công theo kiểu biển người của Nhật ở cự ly gần có thể khiến binh lính Mỹ bị vỡ trận ngay lập tức và buộc phải rút lui. Nguồn ảnh: Drumworld.Một binh lính Nhật bị bắt làm tù binh, ngay cả khi đã đầu hàng, binh lính Mỹ cũng luôn lo sợ các tù binh Nhật này có giấu lựu đạn và bọc phá trong người, vậy nên trong phần lớn trường hợp, binh lính Nhật bị buộc phải cởi hết quần áo trước khi ra hàng. Nguồn ảnh: Drumworld.Tử sỹ Thủy quân Lục chiến Mỹ được đưa lên tàu vận tải. Thi hài của những tử sỹ này sẽ được bảo quản trong các khoang lạnh, khi này "đủ chuyến" sẽ được đưa về Guam và bay về Mỹ hoặc đi đường thủy về nước để an táng. Nguồn ảnh: Drumworld.Súng phun lửa rất được binh lính Mỹ ưa thích để đốt trụi cây cối, tránh bị lính Nhật áp sát, đánh úp. Nguồn ảnh: Drumworld.Nhiều hòn đảo trước khi Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên đã bị bom đạn dội sạch nhưng sức kháng cự của quân Nhật vẫn gần như còn y nguyên, gây thiệt hại cực kỳ lớn cho lính Mỹ. Nguồn ảnh: Drumworld.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Lục quân Mỹ chịu trách nhiệm chiến đấu ở mặt trận Châu Âu trong khi các lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ phải đối đầu với Nhật trên toàn mặt trận Thái Bình Dương. So với những gì những gì Thủy quân Lục chiến Mỹ phải chịu đựng khi đối đầu với Nhật, cuộc chiến của Lục quân Mỹ không khác gì một "chuyến du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao mạo hiểm". Nguồn ảnh: Drumworld.
Tất cả các cựu binh Mỹ đều đồng ý rằng, lực lượng Thủy quân Lục chiến đã phải đối đầu với một đối thủ kinh khủng hơn rất nhiều so với những gì cánh Lục quân gặp phải trên chiến trường Châu Âu. Nguồn ảnh: Drumworld.
Binh lính Nhật rất ngoan cường, mưu mẹo và cực kỳ dã man, lính Mỹ bị Nhật bắt sống 10 phần sẽ có tới 9 phần bị xử tại chỗ, 1 phần sẽ bị đưa tới các trại lao động khổ sai và... lao động đến chết. Nguồn ảnh: Drumworld.
Ngoài kẻ thù là đối phương ngoan cường với tinh thần Samurai, Thủy quân Lục chiến Mỹ còn phải đối đầu với đủ các loại động vật giết người vốn dĩ sống "nhan nhản" trong các khu rừng nhiệt đới ở tây Thái Bình Dương. Từ rắn độc, nhện độc cho tới muỗi vằn, sốt rét, nước ăn chân, lở loét,... Nguồn ảnh: Drumworld.
Máy bay chiến đấu Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống biển sau khi hết nhiên liệu. Nguồn ảnh: Drumworld.
Một binh lính Thủy quân Lục chiến Mỹ cho một chú mèo hoang uống nước bên cạnh xác chiếc xe tăng hạng nhẹ của Nhật đã bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Drumworld.
Thương binh Mỹ trên tàu há mồm chờ được di tản ra khỏi chiến trường. Nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường rất cao kết hợp với một loạt các loại ruồi bọ trong tự nhiên sẽ khiến các vết thương của binh lính dễ bị lở loét và nhiễm trùng rất nhanh. Nguồn ảnh: Drumworld.
Thủy quân Lục chiến Mỹ chiến đấu trong một ngôi làng. Binh lính Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai rất thích đánh lén, bắn tỉa lính Mỹ, điều đó khiến thần kinh của lính Mỹ lúc nào cũng bị "căng như dây đàn" ngay cả khi ngủ. Chính vì vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai tỷ lệ binh lính Mỹ chiến đấu ở Thái Bình Dương bị Hội chứng Chiến tranh cao hơn rất nhiều so với những "đồng nghiệp" ở mặt trận Châu Âu. Nguồn ảnh: Drumworld.
Ở mặt trận Châu Âu, binh lính Mỹ ít ra cũng có một chút thời gian vui vẻ khi tiến vào giải phóng các thành phố lớn. Ở mặt trận Thái Bình Dương, binh lính Mỹ khi đi ngủ vẫn lo sẽ bị lính Nhật lẻn vào tận giường... cắt cổ. Nguồn ảnh: Drumworld.
Cây cỏ rậm rạp chính là lợi thế tuyệt đối cho quân Nhật khi họ muốn đánh theo kiểu du kích và biển người. Nguồn ảnh: Drumworld.
Binh lính Thủy quân Lục chiến Mỹ phải trông cậy rất nhiều vào các phương tiện khí tài vượt trội như xe tăng, máy bay để tiến công vào các vị trí của Nhật. Nguồn ảnh: Drumworld.
Những pha tấn công theo kiểu biển người của Nhật ở cự ly gần có thể khiến binh lính Mỹ bị vỡ trận ngay lập tức và buộc phải rút lui. Nguồn ảnh: Drumworld.
Một binh lính Nhật bị bắt làm tù binh, ngay cả khi đã đầu hàng, binh lính Mỹ cũng luôn lo sợ các tù binh Nhật này có giấu lựu đạn và bọc phá trong người, vậy nên trong phần lớn trường hợp, binh lính Nhật bị buộc phải cởi hết quần áo trước khi ra hàng. Nguồn ảnh: Drumworld.
Tử sỹ Thủy quân Lục chiến Mỹ được đưa lên tàu vận tải. Thi hài của những tử sỹ này sẽ được bảo quản trong các khoang lạnh, khi này "đủ chuyến" sẽ được đưa về Guam và bay về Mỹ hoặc đi đường thủy về nước để an táng. Nguồn ảnh: Drumworld.
Súng phun lửa rất được binh lính Mỹ ưa thích để đốt trụi cây cối, tránh bị lính Nhật áp sát, đánh úp. Nguồn ảnh: Drumworld.
Nhiều hòn đảo trước khi Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên đã bị bom đạn dội sạch nhưng sức kháng cự của quân Nhật vẫn gần như còn y nguyên, gây thiệt hại cực kỳ lớn cho lính Mỹ. Nguồn ảnh: Drumworld.