Theo trang quân sự Sina, Pháo binh Trung Quốc vừa có một loạt các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn diễn ra lần lượt trên khắp nước này trước khi kết thúc mùa huấn luyện mùa hè. Nổi bật trong đó là những cuộc tập trận bắn đạn thật của các đơn vị pháo binh Trung Quốc tại vùng hoang mạc Tân Cương của nước này. Nguồn ảnh: Globaltimes.Trong ảnh là Pháo tự hành PCL-09 (hay còn có tên xuất khẩu là CS/SH1 của Trung Quốc tham gia diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Globaltimes.PCL-09 có cỡ nòng 122 mm, được sản xuất bởi Norinco. Lần đầu tiên PCL-09 xuất hiện là vào năm 2010, được đặt trên khung gầm 6x6, khẩu pháo tự hành này có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới 80 km/h. Nguồn ảnh: Globaltimes.Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại của khẩu pháo này chỉ khoảng 90 giây, giúp nó có khả năng cơ động cực kỳ tốt trong mọi điều kiện tác chiến. Nguồn ảnh: Globaltimes.Lực lượng bộ binh Trung Quốc với cối 82 mm tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra hồi đầu tháng 10 vừa rồi. Nguồn ảnh: Globaltimes.Cối 82 mm là một vũ khí đơn giản, dễ sử dụng, triển khai nhanh nhưng cũng không kém phần hiệu quả trong chiến đấu đối với lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: Globaltimes.Pháo phản lực phóng loạt Type-81 cỡ nòng 122 mm. Loại pháo phản lực này được Trung Quốc tự sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1989 tới nay. Nguồn ảnh: Globaltimes.Là một biến thể sản xuất nội địa của dòng pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad Liên Xô trước đây, Type 81 có tổng cộng tới 40 ống phóng và có khả năng phóng hết đạn trong khoảng hơn 20 giây. Nguồn ảnh: Globaltimes.Tên lửa chống tăng HJ-9 của Trung Quốc được đặt trên xe thiết giáp WZ550 cũng do nước này sản xuất. Đây là hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ thứ ba được Norinco sản xuất bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Globaltimes.Binh lính Trung Quốc thực hành phóng tên lửa phòng không FN-6 trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. FN-6 là loại tên lửa vác vai đất đối không hiện đại bậc nhất của Trung Quốc hiện nay. Nguồn ảnh: Globaltimes.Tầm bắn tối đa của FN-6 lên tới 6000 mét và nó có thể hạ được mục tiêu ở độ cao tối đa 3800 mét với vận tốc bay khoảng 600 mét/giây. Nguồn ảnh: Globaltimes.Được sản xuất từ năm 1963 bởi Liên Xô, tới nay pháo lựu D-30 vẫn còn là một trong những loại pháo kéo được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Quân đội Trung Quốc cũng sở hữu tới hàng nghìn khẩu pháo kéo loại này. Nguồn ảnh: Globaltimes.Có cỡ nòng 122 mm và trọng lượng chỉ khoảng 3,2 tấn nên dù là loại pháo kéo nhưng D-30 vẫn có thời gian triển khai rất nhanh. Tầm bắn tối đa của loại pháo kéo này vào khoảng 15,5 km khi sử dụng đạn pháo thông thường và khoảng 21,9 km khi sử dụng đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Globaltimes.Pháo kéo D-30 của Trung Quốc có tổ chiến đấu tối thiểu 5 người, tối đa 8 người. Nguồn ảnh: Globaltimes.Tốc độ bắn tối đa của loại pháo lựu này có thể lên tới 12 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Theo trang quân sự Sina, Pháo binh Trung Quốc vừa có một loạt các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn diễn ra lần lượt trên khắp nước này trước khi kết thúc mùa huấn luyện mùa hè. Nổi bật trong đó là những cuộc tập trận bắn đạn thật của các đơn vị pháo binh Trung Quốc tại vùng hoang mạc Tân Cương của nước này. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Trong ảnh là Pháo tự hành PCL-09 (hay còn có tên xuất khẩu là CS/SH1 của Trung Quốc tham gia diễn tập bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Globaltimes.
PCL-09 có cỡ nòng 122 mm, được sản xuất bởi Norinco. Lần đầu tiên PCL-09 xuất hiện là vào năm 2010, được đặt trên khung gầm 6x6, khẩu pháo tự hành này có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới 80 km/h. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại của khẩu pháo này chỉ khoảng 90 giây, giúp nó có khả năng cơ động cực kỳ tốt trong mọi điều kiện tác chiến. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Lực lượng bộ binh Trung Quốc với cối 82 mm tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra hồi đầu tháng 10 vừa rồi. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Cối 82 mm là một vũ khí đơn giản, dễ sử dụng, triển khai nhanh nhưng cũng không kém phần hiệu quả trong chiến đấu đối với lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Pháo phản lực phóng loạt Type-81 cỡ nòng 122 mm. Loại pháo phản lực này được Trung Quốc tự sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1989 tới nay. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Là một biến thể sản xuất nội địa của dòng pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad Liên Xô trước đây, Type 81 có tổng cộng tới 40 ống phóng và có khả năng phóng hết đạn trong khoảng hơn 20 giây. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Tên lửa chống tăng HJ-9 của Trung Quốc được đặt trên xe thiết giáp WZ550 cũng do nước này sản xuất. Đây là hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ thứ ba được Norinco sản xuất bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Binh lính Trung Quốc thực hành phóng tên lửa phòng không FN-6 trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. FN-6 là loại tên lửa vác vai đất đối không hiện đại bậc nhất của Trung Quốc hiện nay. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Tầm bắn tối đa của FN-6 lên tới 6000 mét và nó có thể hạ được mục tiêu ở độ cao tối đa 3800 mét với vận tốc bay khoảng 600 mét/giây. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Được sản xuất từ năm 1963 bởi Liên Xô, tới nay pháo lựu D-30 vẫn còn là một trong những loại pháo kéo được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Quân đội Trung Quốc cũng sở hữu tới hàng nghìn khẩu pháo kéo loại này. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Có cỡ nòng 122 mm và trọng lượng chỉ khoảng 3,2 tấn nên dù là loại pháo kéo nhưng D-30 vẫn có thời gian triển khai rất nhanh. Tầm bắn tối đa của loại pháo kéo này vào khoảng 15,5 km khi sử dụng đạn pháo thông thường và khoảng 21,9 km khi sử dụng đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Pháo kéo D-30 của Trung Quốc có tổ chiến đấu tối thiểu 5 người, tối đa 8 người. Nguồn ảnh: Globaltimes.
Tốc độ bắn tối đa của loại pháo lựu này có thể lên tới 12 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Globaltimes.