Những người lính “Bộ đội cụ Hồ” tiến vào tiếp quản Hải Phòng từ tay quân đội Pháp vào ngày 13/5/1955. Kể từ đó, ngày này cũng được lấy làm ngày giải phóng thành phố. Nguồn ảnh: Flickr.Ngày tiếp quản Hải Phòng được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp thống nhất từ trước đó hơn một năm sau thất bại của quân đội thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Nguồn ảnh: Flickr.Thời gian ngắn trước khi cuộc chuyển giao diễn ra, thành phố Hải Phòng bị Pháp và chính quyền tay sai khủng bố bằng lệnh giới nghiêm cùng các hành động thù địch. Nguồn ảnh: Flickr.Do làm tốt công tác dân vận và tuyên truyền trước, người dân nội thành thông suốt chính sách của chính quyền cách mạng, hân hoan chuẩn bị đón bộ đội tiếp quản thành phố ngày 13/5 trong cờ hoa náo nức. Nguồn ảnh: Flickr.Những bức ảnh hiếm hoi vào ngày giải phóng Hải Phòng cho thấy một Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ và không ngừng trưởng thành sau nhiều gian khó. Nguồn ảnh: Flickr.Một đơn vị công binh của ta làm nhiệm vụ thiết lập đường dây thông tin liên lạc trong ngày tiếp quản Hải Phòng. Nguồn ảnh: Flickr.Các đơn vị vũ trang của ta qua cầu Hạ Lý, tiến vào trung tâm thành phố, phía xa là bến tàu Tam Bạc trên sông Tam Bạc. Tại mỗi chốt quan trọng như ngã tư đường hay các đầu cầu, quân giải phóng đều cắt cử người canh gác. Nguồn ảnh: Flickr.Một số đơn vị với xe cơ giới tiến vào bến Tam Bạc, tiến dọc bờ sông Tam Bạc đi vào Chợ Sắt. Nguồn ảnh: Flickr.Ngay từ trước khi cuộc tiếp quản diễn ra, người dân Hải Phòng đã bí mật may cờ để chào đón đoàn quân giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.Đại diện của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản sân bay Kiến An, Hải Phòng. Vào thời Pháp, thành phố Hải Phòng là một đơn vị hành chính riêng biệt bao gồm nội thành và một phần ngoại ô còn Kiến An là một tỉnh lớn độc lập. Tới những năm 60 Kiến An mới được sáp nhập với Hải Phòng. Nguồn ảnh: Flickr.Chiến sĩ giải phóng kiểm tra giấy tờ của một nhà báo nước ngoài. Tất cả các nhà báo nước ngoài được phép tác nghiệp tự do để ghi lại thời khắc quan trọng chuyển giao quyền lực ở thành phố cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam này. Nguồn ảnh: Flickr.Biểu ngữ, tranh cổ động của chính quyền bù nhìn và Pháp bị gỡ xuống trong một buổi sáng, thay vào đó là các biểu ngữ của chính quyền cách mạng. Nguồn ảnh: Flickr.QĐND Việt Nam tiếp quản Quân Y viện Pháp, nay là Quân Y viện 7 phố Bến Bính, Hải Phòng. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Lực lượng Việt Minh tiếp quản mọi cơ sở vật chất của thành phố cảng Hải Phòng từ tay Pháp. Nguồn: AP.
Những người lính “Bộ đội cụ Hồ” tiến vào tiếp quản Hải Phòng từ tay quân đội Pháp vào ngày 13/5/1955. Kể từ đó, ngày này cũng được lấy làm ngày giải phóng thành phố. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngày tiếp quản Hải Phòng được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp thống nhất từ trước đó hơn một năm sau thất bại của quân đội thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Nguồn ảnh: Flickr.
Thời gian ngắn trước khi cuộc chuyển giao diễn ra, thành phố Hải Phòng bị Pháp và chính quyền tay sai khủng bố bằng lệnh giới nghiêm cùng các hành động thù địch. Nguồn ảnh: Flickr.
Do làm tốt công tác dân vận và tuyên truyền trước, người dân nội thành thông suốt chính sách của chính quyền cách mạng, hân hoan chuẩn bị đón bộ đội tiếp quản thành phố ngày 13/5 trong cờ hoa náo nức. Nguồn ảnh: Flickr.
Những bức ảnh hiếm hoi vào ngày giải phóng Hải Phòng cho thấy một Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ và không ngừng trưởng thành sau nhiều gian khó. Nguồn ảnh: Flickr.
Một đơn vị công binh của ta làm nhiệm vụ thiết lập đường dây thông tin liên lạc trong ngày tiếp quản Hải Phòng. Nguồn ảnh: Flickr.
Các đơn vị vũ trang của ta qua cầu Hạ Lý, tiến vào trung tâm thành phố, phía xa là bến tàu Tam Bạc trên sông Tam Bạc. Tại mỗi chốt quan trọng như ngã tư đường hay các đầu cầu, quân giải phóng đều cắt cử người canh gác. Nguồn ảnh: Flickr.
Một số đơn vị với xe cơ giới tiến vào bến Tam Bạc, tiến dọc bờ sông Tam Bạc đi vào Chợ Sắt. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngay từ trước khi cuộc tiếp quản diễn ra, người dân Hải Phòng đã bí mật may cờ để chào đón đoàn quân giải phóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Đại diện của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản sân bay Kiến An, Hải Phòng. Vào thời Pháp, thành phố Hải Phòng là một đơn vị hành chính riêng biệt bao gồm nội thành và một phần ngoại ô còn Kiến An là một tỉnh lớn độc lập. Tới những năm 60 Kiến An mới được sáp nhập với Hải Phòng. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến sĩ giải phóng kiểm tra giấy tờ của một nhà báo nước ngoài. Tất cả các nhà báo nước ngoài được phép tác nghiệp tự do để ghi lại thời khắc quan trọng chuyển giao quyền lực ở thành phố cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam này. Nguồn ảnh: Flickr.
Biểu ngữ, tranh cổ động của chính quyền bù nhìn và Pháp bị gỡ xuống trong một buổi sáng, thay vào đó là các biểu ngữ của chính quyền cách mạng. Nguồn ảnh: Flickr.
QĐND Việt Nam tiếp quản Quân Y viện Pháp, nay là Quân Y viện 7 phố Bến Bính, Hải Phòng. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Lực lượng Việt Minh tiếp quản mọi cơ sở vật chất của thành phố cảng Hải Phòng từ tay Pháp. Nguồn: AP.