Báo chí Nga cho rằng chính sách xâm lấn của Vương quốc Anh dẫn đến việc nước này bắt đầu có hành động cứng rắn, khi tuyên bố sẽ gửi "lời cảnh báo" thông qua tàu ngầm tới gần lãnh hải của Liên bang Nga.Sự xuất hiện của tàu chiến và tàu ngầm Anh gần biên giới Nga ở Bắc Cực là một thông điệp nghiêm túc đối với Moscow."Nước Anh đã tham gia vào các cuộc tập trận lớn của NATO với tần suất thường xuyên hơn trong những năm gần đây, London vừa gửi hai tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân và máy bay tuần tra P-8 Poseidon tới điểm nóng”.“Vương quốc Anh đang gia tăng vai trò của mình trong thời điểm quan trọng nhằm duy trì trật tự và ổn định tại Bắc Cực cũng như châu Âu", tuyên bố cho biết.Tuy nhiên các chuyên gia quân sự từ Moscow gọi lời cảnh báo của quân đội Anh là vô lý, so sánh sự xuất hiện của chỉ hai tàu chiến và một tàu ngầm ngoài khơi Nga là hành động vô ích."Anh có thực sự tin rằng với một tàu ngầm 'phế liệu' (con tàu được lên kế hoạch nghỉ hưu vào năm 2019), đi kèm chỉ hai tàu khu trục là đủ gây ra mối đe dọa đối với Nga trong vùng lãnh hải của mình"?"London rõ ràng nên được nhắc nhở rằng Bắc Cực là một trong những tiền đồn quan trọng của Nga, nơi đặt các phương tiện phòng thủ tiên tiến nhất”.“Ngoài ra còn phải kể đến việc quân đội Nga kiểm soát cách tiếp cận của tàu nước ngoài tới biên giới của mình cách xa hàng trăm km và sẵn sàng đánh bại mọi mối đe dọa”, trang Lenta cho hay.Cần phải làm rõ rằng đây không phải là lời cảnh báo lớn đầu tiên từ Vương quốc Anh nhằm thể hiện quan điểm cứng rắn của London đối với Moscow.Anh từng tuyên bố rằng sẵn sàng đưa tất cả các máy bay chiến đấu của mình vào trận chiến chống lại không quân Nga, mặc dù số lượng phi cơ của London ít hơn nhiều so với Moscow.Mặc dù vậy Nga cũng cần phải đặc biệt đề phòng, bởi trong hành động quân sự này Anh không đơn độc mà sau lưng họ luôn có sự phối hợp của các quốc gia thành viên NATO.Đáng kể nhất là mọi hoạt động quân sự của Anh đều nhận được trợ giúp đắc lực của Mỹ, khi Washington sẵn lòng cung cấp cho London tin tức tình báo hay phương tiện quân sự tối tân nhất.Không chỉ có vậy, tàu ngầm tấn công hạt nhân và tàu ngầm chiến lược của Anh cũng là những phương tiện tấn công cực kỳ đáng gờm mà Nga không thể coi thường.Thậm chí nếu London quyết định điều động hai biên đội tàu sân bay của mình mang theo tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II tới điểm nóng thì chỉ cần lực lượng không quá dày, họ vẫn đủ khả năng chiếm ưu thế trước hải quân và không quân Nga.
Báo chí Nga cho rằng chính sách xâm lấn của Vương quốc Anh dẫn đến việc nước này bắt đầu có hành động cứng rắn, khi tuyên bố sẽ gửi "lời cảnh báo" thông qua tàu ngầm tới gần lãnh hải của Liên bang Nga.
Sự xuất hiện của tàu chiến và tàu ngầm Anh gần biên giới Nga ở Bắc Cực là một thông điệp nghiêm túc đối với Moscow.
"Nước Anh đã tham gia vào các cuộc tập trận lớn của NATO với tần suất thường xuyên hơn trong những năm gần đây, London vừa gửi hai tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân và máy bay tuần tra P-8 Poseidon tới điểm nóng”.
“Vương quốc Anh đang gia tăng vai trò của mình trong thời điểm quan trọng nhằm duy trì trật tự và ổn định tại Bắc Cực cũng như châu Âu", tuyên bố cho biết.
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự từ Moscow gọi lời cảnh báo của quân đội Anh là vô lý, so sánh sự xuất hiện của chỉ hai tàu chiến và một tàu ngầm ngoài khơi Nga là hành động vô ích.
"Anh có thực sự tin rằng với một tàu ngầm 'phế liệu' (con tàu được lên kế hoạch nghỉ hưu vào năm 2019), đi kèm chỉ hai tàu khu trục là đủ gây ra mối đe dọa đối với Nga trong vùng lãnh hải của mình"?
"London rõ ràng nên được nhắc nhở rằng Bắc Cực là một trong những tiền đồn quan trọng của Nga, nơi đặt các phương tiện phòng thủ tiên tiến nhất”.
“Ngoài ra còn phải kể đến việc quân đội Nga kiểm soát cách tiếp cận của tàu nước ngoài tới biên giới của mình cách xa hàng trăm km và sẵn sàng đánh bại mọi mối đe dọa”, trang Lenta cho hay.
Cần phải làm rõ rằng đây không phải là lời cảnh báo lớn đầu tiên từ Vương quốc Anh nhằm thể hiện quan điểm cứng rắn của London đối với Moscow.
Anh từng tuyên bố rằng sẵn sàng đưa tất cả các máy bay chiến đấu của mình vào trận chiến chống lại không quân Nga, mặc dù số lượng phi cơ của London ít hơn nhiều so với Moscow.
Mặc dù vậy Nga cũng cần phải đặc biệt đề phòng, bởi trong hành động quân sự này Anh không đơn độc mà sau lưng họ luôn có sự phối hợp của các quốc gia thành viên NATO.
Đáng kể nhất là mọi hoạt động quân sự của Anh đều nhận được trợ giúp đắc lực của Mỹ, khi Washington sẵn lòng cung cấp cho London tin tức tình báo hay phương tiện quân sự tối tân nhất.
Không chỉ có vậy, tàu ngầm tấn công hạt nhân và tàu ngầm chiến lược của Anh cũng là những phương tiện tấn công cực kỳ đáng gờm mà Nga không thể coi thường.
Thậm chí nếu London quyết định điều động hai biên đội tàu sân bay của mình mang theo tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II tới điểm nóng thì chỉ cần lực lượng không quá dày, họ vẫn đủ khả năng chiếm ưu thế trước hải quân và không quân Nga.