Theo thông tin mới nhất được tờ Indian daily Express đăng tải, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đơn phương hủy bỏ hợp đồng mua một loạt các hệ thống tên lửa chống tăng Spike từ Israel. Nguồn ảnh: India.Được biết, gói hợp đồng trên trị giá lên tới nửa tỷ USD được Ấn Độ và Israel thỏa thuận từ năm 2014. Hiện vẫn chưa rõ lý do cũng như việc Ấn Độ có phải bồi thường cho Israel do đơn phương kết thúc hợp đồng hay không. Nguồn ảnh: Spike.Cũng theo Indian daily Express cho biết, nhiều khả năng việc New Delhi hủy bỏ hoàn toàn các hợp đồng mua tên lửa chống tăng từ nước ngoài là để tránh làm ảnh hưởng xấu tới các dự án nghiên cứu, sản xuất tên lửa chống tăng trong nước của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Dawn.Phía Ấn Độ cho rằng, họ có thể tự sản xuất được một loại vũ khí chống tăng với công nghệ gần giống công nghệ trên Spike trong thời gian khoảng 3 tới 4 năm tới mà không cần bất cứ sự hỗ trợ hay chuyển giao công nghệ nào từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Matzav.Hệ thống tên lửa chống tăng Spike (ngọn giáo) của Israel được nước này phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước và bắt đầu được trang bị cho Lực lượng phòng vệ Israel từ năm 1981 tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.Một tổ hợp tên lửa Spike cần ba yếu tố phóng, trong đó gồm một tên lửa với trọng lượng 34 kg, một hệ thống phóng với trọng lượng 55 kg và tổ vận hành từ 2 tới 3 người. Hệ thống Spike cũng có thể được lắp đặt cùng lúc tới 4 ống phóng với tổng trọng lượng khoảng 190 kg. Nguồn ảnh: Army.Spike có chiều dài 1670 mm và có đường kính tên lửa khoảng 170 mm, loại tên lửa này có thể chuyển trạng thái chiến đấu chỉ trong 30 giây và thời gian nạp đạn giữa hai phát bắn vào khoảng 15 giây. Nguồn ảnh: Pinterest. Nguồn ảnh: Pinterest.Tầm bắn hiệu quả của Spike tùy theo từng phiên bản sẽ có khoảng cách từ 1,5km (phiên bản Spike-SR) và xa nhất là 25 km (phiên bản Spike NLOS). Nguồn ảnh: Tjt.Động cơ của tên lửa Spike sử dụng nhiên liệu lỏng với hệ thống dẫn đường hồng ngoại kết hợp với dẫn đường bằng hình ảnh từ cảm biến CCD. Điều này đồng nghĩa với việc, Spike sẽ có điểm yếu là trong môi trường khí hậu khắc nhiệt như bão cát, mưa lớn, trời sương mù,... nó sẽ không hoạt động hiệu quả. Nguồn ảnh: Army.Theo kế hoạch được phía Israel và Ấn Độ ký kết, 8000 tên lửa Spike cùng 321 hệ thống phóng sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ trong năm 2018 tới đây, tuy nhiên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của Ấn Độ đã khiến kế hoạch giữa hai bên hoàn toàn đổ bể. Nguồn ảnh: Army.Mời độc giả xem video: Thử nghiệm tính năng bắn của tên lửa chống tăng Spike. (Nguồn Defense Update)
Theo thông tin mới nhất được tờ Indian daily Express đăng tải, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đơn phương hủy bỏ hợp đồng mua một loạt các hệ thống tên lửa chống tăng Spike từ Israel. Nguồn ảnh: India.
Được biết, gói hợp đồng trên trị giá lên tới nửa tỷ USD được Ấn Độ và Israel thỏa thuận từ năm 2014. Hiện vẫn chưa rõ lý do cũng như việc Ấn Độ có phải bồi thường cho Israel do đơn phương kết thúc hợp đồng hay không. Nguồn ảnh: Spike.
Cũng theo Indian daily Express cho biết, nhiều khả năng việc New Delhi hủy bỏ hoàn toàn các hợp đồng mua tên lửa chống tăng từ nước ngoài là để tránh làm ảnh hưởng xấu tới các dự án nghiên cứu, sản xuất tên lửa chống tăng trong nước của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Dawn.
Phía Ấn Độ cho rằng, họ có thể tự sản xuất được một loại vũ khí chống tăng với công nghệ gần giống công nghệ trên Spike trong thời gian khoảng 3 tới 4 năm tới mà không cần bất cứ sự hỗ trợ hay chuyển giao công nghệ nào từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Matzav.
Hệ thống tên lửa chống tăng Spike (ngọn giáo) của Israel được nước này phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước và bắt đầu được trang bị cho Lực lượng phòng vệ Israel từ năm 1981 tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Một tổ hợp tên lửa Spike cần ba yếu tố phóng, trong đó gồm một tên lửa với trọng lượng 34 kg, một hệ thống phóng với trọng lượng 55 kg và tổ vận hành từ 2 tới 3 người. Hệ thống Spike cũng có thể được lắp đặt cùng lúc tới 4 ống phóng với tổng trọng lượng khoảng 190 kg. Nguồn ảnh: Army.
Spike có chiều dài 1670 mm và có đường kính tên lửa khoảng 170 mm, loại tên lửa này có thể chuyển trạng thái chiến đấu chỉ trong 30 giây và thời gian nạp đạn giữa hai phát bắn vào khoảng 15 giây. Nguồn ảnh: Pinterest. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tầm bắn hiệu quả của Spike tùy theo từng phiên bản sẽ có khoảng cách từ 1,5km (phiên bản Spike-SR) và xa nhất là 25 km (phiên bản Spike NLOS). Nguồn ảnh: Tjt.
Động cơ của tên lửa Spike sử dụng nhiên liệu lỏng với hệ thống dẫn đường hồng ngoại kết hợp với dẫn đường bằng hình ảnh từ cảm biến CCD. Điều này đồng nghĩa với việc, Spike sẽ có điểm yếu là trong môi trường khí hậu khắc nhiệt như bão cát, mưa lớn, trời sương mù,... nó sẽ không hoạt động hiệu quả. Nguồn ảnh: Army.
Theo kế hoạch được phía Israel và Ấn Độ ký kết, 8000 tên lửa Spike cùng 321 hệ thống phóng sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ trong năm 2018 tới đây, tuy nhiên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của Ấn Độ đã khiến kế hoạch giữa hai bên hoàn toàn đổ bể. Nguồn ảnh: Army.
Mời độc giả xem video: Thử nghiệm tính năng bắn của tên lửa chống tăng Spike. (Nguồn Defense Update)