Ban đầu, nếu như giới chức quân sự Ấn Độ nhấn mạnh vào sự đáng sợ của cái gọi là xe tăng miền núi ZTQ-15 của Trung Quốc, thì giờ đây họ lại lưu ý đến xe bọc thép hỗ trợ hỏa lực ZTL-11, còn được gọi là "pháo tự hành diệt tăng".Trên thực tế, ZTL-11 cũng có thể được xếp vào loại xe tăng hạng nhẹ với khung gầm bánh lốp, nó sử dụng hệ dẫn động theo sơ đồ 8 bánh chủ động (8x8), mang lại sức cơ động rất cao.Sở dĩ loại xe thiết giáp này của Trung Quốc thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia quân sự Ấn Độ xuất phát từ lý do nó có thể vận chuyển bằng đường hàng không một cách tương đối dễ dàng.Điều này giúp cho quân đội Trung Quốc chỉ trong khoảng thời gian ngắn có thể điều động đủ số lượng ZTL-11 tới khu vực thực hiện chiến dịch tấn công hoặc phòng thủ, mang lại ưu thế lớn về hỏa lực trước đối phương.Xe tăng bánh lốp ZTL-11 của Trung Quốc có lớp giáp composite bảo vệ chống lại các loại đạn có cỡ nòng khác nhau, cũng như mảnh bom, pháo với "động lực học thấp và trung bình". Ngoài ra, nhà sản xuất còn để ngỏ khả năng tích hợp thêm giáp bổ sung nếu cần thiết.Vũ khí chính của ZTL-11 là khẩu pháo nòng xoắn cỡ 105 mm, bắn được tất cả các loại đạn chống tăng phổ biến như đạn xuyên lõm, đạn xuyên động năng và thậm chí còn phóng được tên lửa có điều khiển qua nòng.Nhiệm vụ của ZTL-11 đó là nhanh chóng xuyên thủng đội hình phòng thủ của đối phương, yểm trợ hỏa lực cho bộ binh, hoặc tìm diệt xe tăng kẻ địch nhờ vào sức cơ động rất cao của mình.Cách đây một thời gian, quân đội Trung Quốc trong các cuộc tập trận quy mô lớn ở miền Trung nước này đã bị phát hiện ra đang thực hành sử dụng ồ ạt xe tăng bánh lốp trên quy mô lớn.Một trong những khoa mục của cuộc diễn tập là hành quân trên quãng đường dài 400 km, tiếp cận địa bàn có xung đột để tiêu diệt sinh lực và cơ sở hạ tầng của đối phương. Cần lưu ý, tầm hoạt động của ZTL-11 là 800 km, trên địa hình tương đối bằng phẳng, xe có thể đạt vận tốc 90 - 100 km/h.Thực chế trên đã khiến các chuyên gia quân sự Ấn Độ đặc biệt lo ngại, họ lưu ý rằng lực lượng vũ trang nước này hiện tại không có gì để đáp trả Trung Quốc, khi thiếu hụt một loại xe tăng hạng nhẹ đủ tin cậy.Truyền thông quốc gia Nam Á tin rằng để đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang nước mình, chính phủ phải cấp tốc tiến hành mua ít nhất 100 xe tăng hạng nhẹ, bao gồm cả những chiếc được vận chuyển bằng đường hàng không.Một trong những lựa chọn đang được cân nhắc là pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM với trọng lượng 18 tấn của Nga, hay xe tăng hạng nhẹ K21-105 do Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo, thậm chí Ấn Độ còn để ngỏ khả năng "nhẹ hóa" T-90.Nhưng bên cạnh đó cũng có luồng ý kiến khác cho rằng không cần phải quá lo ngại xe tăng hạng nhẹ của Trung Quốc, khi Ấn Độ có lực lượng vận tải khá hùng hậu, đủ khả năng đưa xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 tới thẳng tiền tuyến.So sánh về hỏa lực hay mức độ bảo vệ của vỏ giáp, cả ZTL-11 lẫn ZTQ-15 đều không phải là đối thủ của T-90, bởi vậy chương trình trang bị xe tăng hạng nhẹ của Ấn Độ chưa cần diễn ra một cách gấp gáp.
Ban đầu, nếu như giới chức quân sự Ấn Độ nhấn mạnh vào sự đáng sợ của cái gọi là xe tăng miền núi ZTQ-15 của Trung Quốc, thì giờ đây họ lại lưu ý đến xe bọc thép hỗ trợ hỏa lực ZTL-11, còn được gọi là "pháo tự hành diệt tăng".
Trên thực tế, ZTL-11 cũng có thể được xếp vào loại xe tăng hạng nhẹ với khung gầm bánh lốp, nó sử dụng hệ dẫn động theo sơ đồ 8 bánh chủ động (8x8), mang lại sức cơ động rất cao.
Sở dĩ loại xe thiết giáp này của Trung Quốc thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia quân sự Ấn Độ xuất phát từ lý do nó có thể vận chuyển bằng đường hàng không một cách tương đối dễ dàng.
Điều này giúp cho quân đội Trung Quốc chỉ trong khoảng thời gian ngắn có thể điều động đủ số lượng ZTL-11 tới khu vực thực hiện chiến dịch tấn công hoặc phòng thủ, mang lại ưu thế lớn về hỏa lực trước đối phương.
Xe tăng bánh lốp ZTL-11 của Trung Quốc có lớp giáp composite bảo vệ chống lại các loại đạn có cỡ nòng khác nhau, cũng như mảnh bom, pháo với "động lực học thấp và trung bình". Ngoài ra, nhà sản xuất còn để ngỏ khả năng tích hợp thêm giáp bổ sung nếu cần thiết.
Vũ khí chính của ZTL-11 là khẩu pháo nòng xoắn cỡ 105 mm, bắn được tất cả các loại đạn chống tăng phổ biến như đạn xuyên lõm, đạn xuyên động năng và thậm chí còn phóng được tên lửa có điều khiển qua nòng.
Nhiệm vụ của ZTL-11 đó là nhanh chóng xuyên thủng đội hình phòng thủ của đối phương, yểm trợ hỏa lực cho bộ binh, hoặc tìm diệt xe tăng kẻ địch nhờ vào sức cơ động rất cao của mình.
Cách đây một thời gian, quân đội Trung Quốc trong các cuộc tập trận quy mô lớn ở miền Trung nước này đã bị phát hiện ra đang thực hành sử dụng ồ ạt xe tăng bánh lốp trên quy mô lớn.
Một trong những khoa mục của cuộc diễn tập là hành quân trên quãng đường dài 400 km, tiếp cận địa bàn có xung đột để tiêu diệt sinh lực và cơ sở hạ tầng của đối phương. Cần lưu ý, tầm hoạt động của ZTL-11 là 800 km, trên địa hình tương đối bằng phẳng, xe có thể đạt vận tốc 90 - 100 km/h.
Thực chế trên đã khiến các chuyên gia quân sự Ấn Độ đặc biệt lo ngại, họ lưu ý rằng lực lượng vũ trang nước này hiện tại không có gì để đáp trả Trung Quốc, khi thiếu hụt một loại xe tăng hạng nhẹ đủ tin cậy.
Truyền thông quốc gia Nam Á tin rằng để đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang nước mình, chính phủ phải cấp tốc tiến hành mua ít nhất 100 xe tăng hạng nhẹ, bao gồm cả những chiếc được vận chuyển bằng đường hàng không.
Một trong những lựa chọn đang được cân nhắc là pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM với trọng lượng 18 tấn của Nga, hay xe tăng hạng nhẹ K21-105 do Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo, thậm chí Ấn Độ còn để ngỏ khả năng "nhẹ hóa" T-90.
Nhưng bên cạnh đó cũng có luồng ý kiến khác cho rằng không cần phải quá lo ngại xe tăng hạng nhẹ của Trung Quốc, khi Ấn Độ có lực lượng vận tải khá hùng hậu, đủ khả năng đưa xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 tới thẳng tiền tuyến.
So sánh về hỏa lực hay mức độ bảo vệ của vỏ giáp, cả ZTL-11 lẫn ZTQ-15 đều không phải là đối thủ của T-90, bởi vậy chương trình trang bị xe tăng hạng nhẹ của Ấn Độ chưa cần diễn ra một cách gấp gáp.