Việc Pháp bán 30 máy bay tiêm kích Rafale cho Ai Cập trong một hợp đồng được cho là trị giá 3,9 tỷ euro, đã khiến Ấn Độ phải chú ý. Trước đó, Pháp và Ấn Độ đã ký một hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu Rafale vào năm 2016, với giá gấp đôi là 7,8 tỷ euro.Tờ Disclose tiết lộ rằng, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi đã ký thỏa thuận mua máy bay Rafale của Pháp vào ngày 26/4 vừa qua, như một phần của hợp đồng quốc phòng trị giá gần 4 tỷ euro. Đây là thỏa thuận mua máy bay Rafale thứ hai, mà Ai Cập ký với Pháp trong 5 năm qua.Trong số tiền gần 4 tỷ euro trên, có khoảng 3,75 tỷ euro dành cho việc mua 30 máy bay Rafale từ Dassault; phần còn lại được sử dụng để ký các hợp đồng riêng rẽ với công ty MBDA và Safran Electronics and Defense để mua vũ khí đi kèm.Vào năm 2016, khi Ấn Độ đang tìm cách hiện đại hóa phi đội máy bay có từ thời Liên Xô, họ đã ký một thỏa thuận với Pháp để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale với giá 7,8 tỷ euro. Đã có những lời chỉ trích không ngừng về việc Ấn Độ mua máy bay với giá đến 216 triệu euro/máy bay; trong khi theo thỏa thuận mới nhất, Ai Cập chỉ mua với giá 125 triệu euro/máy bay.Tuy nhiên theo các chuyên gia, máy bay mà Pháp xuất khẩu sang Ấn Độ được coi hiện đại hơn các máy bay Rafale mà Pháp xuất sang Ai Cập, Qatar, hay là Hy Lạp. Theo thông tin từ tờ EurAsian Times of India, Pháp đã bổ sung những tính năng đặc biệt cho những chiếc Rafale, theo yêu cầu của Không quân Ấn Độ (IAF).Những tính năng được trang bị trên phiên bản Rafales giành cho Ấn Độ, đi kèm với một số khả năng quan trọng nhất định, nhưng không được cung cấp cho các quốc gia khác; chẳng hạn như tên lửa dẫn đường chính xác Hammer, hệ thống định vị tiên tiến, hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ bay.Chính phủ Ấn Độ cho biết, IAF đã đề nghị đưa 13 khả năng nâng cao trên tiêm kích chiến đấu Rafale, đặc biệt là khả năng khởi động động cơ "lạnh", để hoạt động ở các sân bay trên các cao nguyên có không khi loãng, hoặc máy thu cảnh báo radar, máy ghi dữ liệu chuyến bay với khả năng lưu trữ dữ liệu trong 10 giờ, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại...Hơn nữa, hợp đồng mua Rafale của Ấn Độ là lần đầu, giống như Ai Cập mua 24 chiếc Rafale năm 2015 cũng có giá đến 5,2 tỷ euro, nếu tính giá mỗi máy bay là 216 triệu euro/chiếc. Đó chính xác là cái giá, mà Ấn Độ phải trả mua 36 chiếc Rafale năm 2016.Cũng theo các chuyên gia hàng không, bất kỳ đợt mua máy bay đầu tiên nào, cũng luôn đắt hơn đợt mua thứ hai; bởi vì trong đợt đầu tiên, người mua phải mất chi phí đào tạo (phi công, thợ kỹ thuật), hạ tầng mặt đất cần thiết để hỗ trợ máy bay, cùng nhiều thứ khác.Do vậy cũng dễ hiểu khi Ai Cập lần thứ hai, mua Rafale giá rẻ hơn, vì họ không phải mua thêm bất kỳ thứ gì, khi họ đã có tất cả cơ sở hạ tầng phục vụ cho loại máy bay này. Nhiều bảo dưỡng kỹ thuật nhỏ, cũng do nhân viên kỹ thuật của Ai Cập đảm nhiệm, việc này cũng giúp giảm giá thành tổng thể vào giá mua máy bay.Chuyên gia Ấn Độ cũng đề cập, không riêng gì việc mua máy bay chiến đấu Rafale, mà ngay Qatar, khi họ mua chiến đấu cơ hạng nặng F-15 đầu tiên của Mỹ, giá đắt hơn rất nhiều so với lô F-15 thứ hai. Đây luôn là vấn đề chung ở mọi nơi.Qatar và Pháp cũng đã ký một thỏa thuận khổng lồ, có trị giá 6,3 tỷ euro để mua 24 máy bay chiến đấu Rafale vào năm 2015. Tuy nhiên, hợp đồng bao gồm cả gói tên lửa do MBDA chế tạo và chi phí đào tạo 36 phi công lái Rafale người Qatar, cùng giá thuê 100 kỹ thuật viên của Pháp, trong toàn bộ vòng đời của Rafale phục vụ trong Không quân Qatar.Tư lệnh Không quân Ấn Độ Anil Chopra đồng ý với đánh giá của các chuyên gia; ông cho rằng, nếu Ấn Độ tiếp tục chọn Rafale, giai đoạn thứ hai không cần thiết lập cơ sở hạ tầng. Ông cũng cho biết, Rafales của Ấn Độ đã có nhiều sửa đổi theo yêu cầu của IAF.Ngoài ra, theo các chuyên gia hàng không, giá Rafale của Ấn Độ cao là do liên quan đến một số phần mềm chuyên dụng, chỉ có trên phiên bản Rafale giành cho Ấn Độ. Nên biết rằng, trong một máy bay chiến đấu hiện đại, chi phí phần mềm có thể lên tới 60% tổng chi phí.Điều đặc biệt là IAF sẽ có quyền truy cập vào mã nguồn, cho phép tùy chỉnh phù hợp với vũ khí, màn hình, thuật toán tác chiến điện tử, đánh giá mối đe dọa, v.v. Không chắc Ai Cập sẽ có quyền truy cập mã nguồn tương tự với giá mua của họ; thậm chí với số tiêm kích Su-30MKI mà Ấn Độ mua của Nga, IAF cũng không có quyền như vậy.Vì vậy hoàn toàn không có chuyện "khuất tất", trong hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu Rafale giữa chính phủ Ấn Độ và Pháp, như phe đối lập của Ấn Độ từng tố cáo và làm dư luận trên mạng xã hội của nước này dậy sóng. Thực tế cho thấy, phiên bản Rafale của IAF là cao nhất, hoàn toàn xứng "đồng tiền, bát gạo" mà Ấn Độ bỏ ra mua. Nguồn ảnh: BMDP. Cận cảnh chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất - loại tiêm kích có giá xuất khẩu dao động mạnh bậc nhất thị trường. Nguồn: ArmiesPower.
Việc Pháp bán 30 máy bay tiêm kích Rafale cho Ai Cập trong một hợp đồng được cho là trị giá 3,9 tỷ euro, đã khiến Ấn Độ phải chú ý. Trước đó, Pháp và Ấn Độ đã ký một hợp đồng mua 36 máy bay chiến đấu Rafale vào năm 2016, với giá gấp đôi là 7,8 tỷ euro.
Tờ Disclose tiết lộ rằng, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi đã ký thỏa thuận mua máy bay Rafale của Pháp vào ngày 26/4 vừa qua, như một phần của hợp đồng quốc phòng trị giá gần 4 tỷ euro. Đây là thỏa thuận mua máy bay Rafale thứ hai, mà Ai Cập ký với Pháp trong 5 năm qua.
Trong số tiền gần 4 tỷ euro trên, có khoảng 3,75 tỷ euro dành cho việc mua 30 máy bay Rafale từ Dassault; phần còn lại được sử dụng để ký các hợp đồng riêng rẽ với công ty MBDA và Safran Electronics and Defense để mua vũ khí đi kèm.
Vào năm 2016, khi Ấn Độ đang tìm cách hiện đại hóa phi đội máy bay có từ thời Liên Xô, họ đã ký một thỏa thuận với Pháp để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale với giá 7,8 tỷ euro. Đã có những lời chỉ trích không ngừng về việc Ấn Độ mua máy bay với giá đến 216 triệu euro/máy bay; trong khi theo thỏa thuận mới nhất, Ai Cập chỉ mua với giá 125 triệu euro/máy bay.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, máy bay mà Pháp xuất khẩu sang Ấn Độ được coi hiện đại hơn các máy bay Rafale mà Pháp xuất sang Ai Cập, Qatar, hay là Hy Lạp. Theo thông tin từ tờ EurAsian Times of India, Pháp đã bổ sung những tính năng đặc biệt cho những chiếc Rafale, theo yêu cầu của Không quân Ấn Độ (IAF).
Những tính năng được trang bị trên phiên bản Rafales giành cho Ấn Độ, đi kèm với một số khả năng quan trọng nhất định, nhưng không được cung cấp cho các quốc gia khác; chẳng hạn như tên lửa dẫn đường chính xác Hammer, hệ thống định vị tiên tiến, hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ bay.
Chính phủ Ấn Độ cho biết, IAF đã đề nghị đưa 13 khả năng nâng cao trên tiêm kích chiến đấu Rafale, đặc biệt là khả năng khởi động động cơ "lạnh", để hoạt động ở các sân bay trên các cao nguyên có không khi loãng, hoặc máy thu cảnh báo radar, máy ghi dữ liệu chuyến bay với khả năng lưu trữ dữ liệu trong 10 giờ, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại...
Hơn nữa, hợp đồng mua Rafale của Ấn Độ là lần đầu, giống như Ai Cập mua 24 chiếc Rafale năm 2015 cũng có giá đến 5,2 tỷ euro, nếu tính giá mỗi máy bay là 216 triệu euro/chiếc. Đó chính xác là cái giá, mà Ấn Độ phải trả mua 36 chiếc Rafale năm 2016.
Cũng theo các chuyên gia hàng không, bất kỳ đợt mua máy bay đầu tiên nào, cũng luôn đắt hơn đợt mua thứ hai; bởi vì trong đợt đầu tiên, người mua phải mất chi phí đào tạo (phi công, thợ kỹ thuật), hạ tầng mặt đất cần thiết để hỗ trợ máy bay, cùng nhiều thứ khác.
Do vậy cũng dễ hiểu khi Ai Cập lần thứ hai, mua Rafale giá rẻ hơn, vì họ không phải mua thêm bất kỳ thứ gì, khi họ đã có tất cả cơ sở hạ tầng phục vụ cho loại máy bay này. Nhiều bảo dưỡng kỹ thuật nhỏ, cũng do nhân viên kỹ thuật của Ai Cập đảm nhiệm, việc này cũng giúp giảm giá thành tổng thể vào giá mua máy bay.
Chuyên gia Ấn Độ cũng đề cập, không riêng gì việc mua máy bay chiến đấu Rafale, mà ngay Qatar, khi họ mua chiến đấu cơ hạng nặng F-15 đầu tiên của Mỹ, giá đắt hơn rất nhiều so với lô F-15 thứ hai. Đây luôn là vấn đề chung ở mọi nơi.
Qatar và Pháp cũng đã ký một thỏa thuận khổng lồ, có trị giá 6,3 tỷ euro để mua 24 máy bay chiến đấu Rafale vào năm 2015. Tuy nhiên, hợp đồng bao gồm cả gói tên lửa do MBDA chế tạo và chi phí đào tạo 36 phi công lái Rafale người Qatar, cùng giá thuê 100 kỹ thuật viên của Pháp, trong toàn bộ vòng đời của Rafale phục vụ trong Không quân Qatar.
Tư lệnh Không quân Ấn Độ Anil Chopra đồng ý với đánh giá của các chuyên gia; ông cho rằng, nếu Ấn Độ tiếp tục chọn Rafale, giai đoạn thứ hai không cần thiết lập cơ sở hạ tầng. Ông cũng cho biết, Rafales của Ấn Độ đã có nhiều sửa đổi theo yêu cầu của IAF.
Ngoài ra, theo các chuyên gia hàng không, giá Rafale của Ấn Độ cao là do liên quan đến một số phần mềm chuyên dụng, chỉ có trên phiên bản Rafale giành cho Ấn Độ. Nên biết rằng, trong một máy bay chiến đấu hiện đại, chi phí phần mềm có thể lên tới 60% tổng chi phí.
Điều đặc biệt là IAF sẽ có quyền truy cập vào mã nguồn, cho phép tùy chỉnh phù hợp với vũ khí, màn hình, thuật toán tác chiến điện tử, đánh giá mối đe dọa, v.v. Không chắc Ai Cập sẽ có quyền truy cập mã nguồn tương tự với giá mua của họ; thậm chí với số tiêm kích Su-30MKI mà Ấn Độ mua của Nga, IAF cũng không có quyền như vậy.
Vì vậy hoàn toàn không có chuyện "khuất tất", trong hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu Rafale giữa chính phủ Ấn Độ và Pháp, như phe đối lập của Ấn Độ từng tố cáo và làm dư luận trên mạng xã hội của nước này dậy sóng. Thực tế cho thấy, phiên bản Rafale của IAF là cao nhất, hoàn toàn xứng "đồng tiền, bát gạo" mà Ấn Độ bỏ ra mua. Nguồn ảnh: BMDP.
Cận cảnh chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất - loại tiêm kích có giá xuất khẩu dao động mạnh bậc nhất thị trường. Nguồn: ArmiesPower.