Hải quân Ấn Độ đang chuẩn bị đưa tàu sân bay thế hệ mới INS Vikrant vào biên chế.Mặc dù vậy, mới đây Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố kế hoạch bắt đầu đánh giá việc sử dụng máy bay chiến đấu Rafale mua từ Pháp trong vai trò tiêm kích hạm chủ lực hoạt động trên tàu sân bay của nước này.Chúng ta đang nói về một chương trình thử nghiệm, trong đó chiến đấu cơ Rafale sẽ được kiểm tra mức độ phù hợp cho việc triển khai trên tàu sân bay INS Vikrant.Hàng không mẫu hạm này bắt đầu chế tạo từ năm 2016, nó được cho là sẽ chính thức hoạt động từ năm 2020 nhưng kế hoạch đã phải thay đổi vì một số lý do. Cho đến nay, có nhiều nỗ lực từ New Delhi để tạo ra một phi đội tiêm kích hạm tiên tiến cho nó.Báo chí Ấn Độ dẫn nguồn tin giấu tên từ trong Bộ Quốc phòng khẳng định rằng hàng không mẫu hạm này khó đạt được trạng thái hoạt động đầy đủ trước tháng 8/2022.Cho đến thời điểm đó, giới chức quân sự quốc gia Nam Á đã lên kế hoạch tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm với máy bay chiến đấu Rafale trong bản sửa đổi Rafale Maritime (Rafale-M).Hơn nữa, các bài kiểm tra này sẽ được thực hiện tại khu liên hợp thử nghiệm mặt đất ở bang Goa. Không có báo cáo chính xác khi nào những tiêm kích hạm Rafale-M nói trên sẽ được Pháp đưa đến Ấn Độ.Tổ hợp thử nghiệm mặt đất có tên là Hansa, nó mô phỏng boong tàu sân bay dài 283 m của chiếc INS Vikrant. Quá trình đánh giá thử nghiệm dự kiến sẽ được thực hiện trong vòng 12 ngày.Báo chí Ấn Độ nói rõ: "Các máy bay chiến đấu đa năng Rafale-M là xương sống phi đội không quân bố trí trên tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp"."Hải quân Ấn Độ muốn làm rõ hiệu quả của việc hình thành một phi đội không quân dựa trên các máy bay chiến đấu như vậy. Trước đây tiêm kích Rafale-M đã được thử nghiệm về khả năng tương thích với hàng không mẫu hạm Mỹ".Hiện tại tàu sân bay INS Vikrant vẫn đang tiếp tục thử nghiệm ở Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Báo chí Ấn Độ nhắc rằng ngày nay cơ sở của hàng không trên tàu sân bay nước này là các tiêm kích hạm MiG-29K do Nga sản xuất:"Chúng là một phần của phi đội trên tàu sân bay INS Vikramaditya. Nhưng hiện tại Hải quân Ấn Độ phải đối mặt với những vấn đề lớn, liên quan đến thực tế là việc bảo trì các máy bay chiến đấu MiG-29K ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đây là những vấn đề kỹ thuật".Ấn Độ liên tục phàn nàn về sự kém tin cậy của MiG-29K, thể hiện qua những vụ tai nạn liên tiếp cũng như tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp, đi kèm với đó là chi phí bảo dưỡng kỹ thuật ở mức quá cao.Đó là lý do tại sao Hải quân Ấn Độ đang cân nhắc lựa chọn từ bỏ tiêm kích MiG-29K của Nga để chuyển sang sử dụng Rafale-M của Pháp. Nếu các cuôc thử nghiệm thành công, việc thay thế có thể diễn ra cho đến năm 2026.
Hải quân Ấn Độ đang chuẩn bị đưa tàu sân bay thế hệ mới INS Vikrant vào biên chế.
Mặc dù vậy, mới đây Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố kế hoạch bắt đầu đánh giá việc sử dụng máy bay chiến đấu Rafale mua từ Pháp trong vai trò tiêm kích hạm chủ lực hoạt động trên tàu sân bay của nước này.
Chúng ta đang nói về một chương trình thử nghiệm, trong đó chiến đấu cơ Rafale sẽ được kiểm tra mức độ phù hợp cho việc triển khai trên tàu sân bay INS Vikrant.
Hàng không mẫu hạm này bắt đầu chế tạo từ năm 2016, nó được cho là sẽ chính thức hoạt động từ năm 2020 nhưng kế hoạch đã phải thay đổi vì một số lý do. Cho đến nay, có nhiều nỗ lực từ New Delhi để tạo ra một phi đội tiêm kích hạm tiên tiến cho nó.
Báo chí Ấn Độ dẫn nguồn tin giấu tên từ trong Bộ Quốc phòng khẳng định rằng hàng không mẫu hạm này khó đạt được trạng thái hoạt động đầy đủ trước tháng 8/2022.
Cho đến thời điểm đó, giới chức quân sự quốc gia Nam Á đã lên kế hoạch tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm với máy bay chiến đấu Rafale trong bản sửa đổi Rafale Maritime (Rafale-M).
Hơn nữa, các bài kiểm tra này sẽ được thực hiện tại khu liên hợp thử nghiệm mặt đất ở bang Goa. Không có báo cáo chính xác khi nào những tiêm kích hạm Rafale-M nói trên sẽ được Pháp đưa đến Ấn Độ.
Tổ hợp thử nghiệm mặt đất có tên là Hansa, nó mô phỏng boong tàu sân bay dài 283 m của chiếc INS Vikrant. Quá trình đánh giá thử nghiệm dự kiến sẽ được thực hiện trong vòng 12 ngày.
Báo chí Ấn Độ nói rõ: "Các máy bay chiến đấu đa năng Rafale-M là xương sống phi đội không quân bố trí trên tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp".
"Hải quân Ấn Độ muốn làm rõ hiệu quả của việc hình thành một phi đội không quân dựa trên các máy bay chiến đấu như vậy. Trước đây tiêm kích Rafale-M đã được thử nghiệm về khả năng tương thích với hàng không mẫu hạm Mỹ".
Hiện tại tàu sân bay INS Vikrant vẫn đang tiếp tục thử nghiệm ở Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Báo chí Ấn Độ nhắc rằng ngày nay cơ sở của hàng không trên tàu sân bay nước này là các tiêm kích hạm MiG-29K do Nga sản xuất:
"Chúng là một phần của phi đội trên tàu sân bay INS Vikramaditya. Nhưng hiện tại Hải quân Ấn Độ phải đối mặt với những vấn đề lớn, liên quan đến thực tế là việc bảo trì các máy bay chiến đấu MiG-29K ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đây là những vấn đề kỹ thuật".
Ấn Độ liên tục phàn nàn về sự kém tin cậy của MiG-29K, thể hiện qua những vụ tai nạn liên tiếp cũng như tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp, đi kèm với đó là chi phí bảo dưỡng kỹ thuật ở mức quá cao.
Đó là lý do tại sao Hải quân Ấn Độ đang cân nhắc lựa chọn từ bỏ tiêm kích MiG-29K của Nga để chuyển sang sử dụng Rafale-M của Pháp. Nếu các cuôc thử nghiệm thành công, việc thay thế có thể diễn ra cho đến năm 2026.