Dù trong lễ duyệt binh mừng 70 năm Quốc khánh Triều Tiên hôm 9/9 vừa qua không có sự xuất hiện của các tên lửa đạn đạn, tuy vậy giới quan sát quân sự vẫn chú ý đến các loại vũ khí mới được Quân đội Triều Tiên lần đầu tiên giới thiệu trong dịp này. Và nổi bật nhất trong số đó có các tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành mà theo giới thiệu là do Triều Tiên tự phát triển. Nguồn ảnh: KCNA.Theo đó, trong lễ duyệt binh 9/9, Quân đội Triều Tiên đã giới thiệu ít nhất 9 tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành được đặt trên khung gầm xe thiết giáp chở quân bánh lốp có thiết kế tương tự các dòng xe bọc thép BTR do Liên Xô chế tạo trước đây. Nguồn ảnh: KCNA.Theo đó các xe thiết giáp này được cải tiến lại và mang theo các cụm phóng tên lửa chống tăng dẫn đường với 8 ống phóng tên lửa đi kèm. Tuy nhiên, trên khung gầm bọc thép này lại không thấy có sự xuất hiện của các cụm thiết bị dẫn đường bằng laser hoặc quang học. Nguồn ảnh: KCNA.Từ dữ kiện trên rất có thể tổ hợp tên lửa chống tăng này của Triều Tiên vẫn đang trong giai đoan phát triển hoặc chưa được hoàn thiện nhưng vẫn được giới thiệu trong lễ duyệt binh 9/9. Dù vậy đây vẫn được xem là bước tiến mới của ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên khi họ bắt đầu quan tâm hơn tới các loại vũ khí tấn công chiến thuật sử dụng công nghệ cao. Nguồn ảnh: KCNA.Trên thực tế trước đây trong giai đoạn 2015-2016, Triều Tiên từng công bố một số hình ảnh về một loại tên lửa chống tăng dẫn đường được trang bị đầu dẫn hình ảnh có thể được triển khai từ nhiều nền tảng khác nhau, kể cả trực thăng. Nguồn ảnh: VOV.Ở thời điểm đó các cuộc thử nghiệm của dòng tên lửa này diễn ra khá thành công, thậm chí là dưới sự giám sát của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Điều này có thể thấy Triều Tiên đang từng bước đưa dòng tên lửa chống tăng mới này vào biên chế sau một thời gian dài phát triển. Nguồn ảnh: KCNA.Hình ảnh tên lửa chống tăng dẫn đường hình ảnh của Triều Tiên tấn công đục nóc xe tăng từ trên cao không hề thua kém các dòng tên lửa chống dẫn đường của Mỹ hay phương Tây. Nguồn ảnh: KCNA.Tuy nhiên, nhiều ý kiến ở thời điểm đó cho rằng Triều Tiên không đủ công nghệ để phát triển một loại vũ khí dẫn đường phức tạp như vậy bởi ngay cả Hàn Quốc vốn có ngành công nghệ phát triển cũng phải nhập các dòng tên lửa chống tăng tương tự từ Israel cụ thể là dòng tên lửa Spike. Nguồn ảnh: KCNA.Do đó rất có thể, Triều Tiên đã có được công nghệ chế tạo loại tên lửa trên từ một quốc gia khác mà ở đây không ai khác chính là Trung Quốc, khi từ lâu Trung Quốc đã sở hữu các dòng tên lửa dẫn đường như vậy với những cái tên như HJ-8, HJ-10 (xuất hiện từ đầu những năm 1990). Nguồn ảnh: KCNA.Mặc dù tới thời điểm hiện tại Triều Tiên vẫn chưa công bố các thông số kỹ thuật cụ thể của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành trên, nhưng ta vẫn có thể ước đoán được loại tên lửa này sẽ có tầm bắn xấp xỉ hơn 8.000m và trang bị đầu dẫn đường đa kênh. Nguồn ảnh: VOV.Về xe bọc thép khung gầm của tổ hợp tên lửa trên, Triều Tiên sử dụng xe thiết giáp chở quân M2012 do Triều Tiên chế tạo dựa trên xe bọc thép chở quân BTR-80 của Liên Xô, tuy nhiên M2012 sử dụng khung gầm bánh lốp 6x6 thay vì 8x8. Nguồn ảnh: KCNA.Để trang bị tổ hợp phóng tên lửa chống tăng, Triều Tiên đã loại bỏ tháp pháo của M2012 cũng như mở rộng không gian bên trong xe để có thể tích hợp thêm các thiết bị dẫn đường cho tên lửa, tổ hợp nhiều khả năng cần tới 3-4 binh sĩ vận hành. Nguồn ảnh: ED Jones.Về thiết kế tổng thể M2012 vẫn giữa các thiết kế đặc trưng của dòng xe thiết giáp BTR đi kèm một số cải tiến, như cửa xe được làm rộng hơn, xe được trang bị thiết bị phòng vệ sinh hóa, thiết bị quan sát ngày đêm, hệ thống vũ khí mạnh mẽ hơn. Nguồn ảnh: KCNA.Mời độc giả xem video: Tên lửa chống tăng dẫn đường HJ-10 của Trung Quốc được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh ZBD-04.
Dù trong lễ duyệt binh mừng 70 năm Quốc khánh Triều Tiên hôm 9/9 vừa qua không có sự xuất hiện của các tên lửa đạn đạn, tuy vậy giới quan sát quân sự vẫn chú ý đến các loại vũ khí mới được Quân đội Triều Tiên lần đầu tiên giới thiệu trong dịp này. Và nổi bật nhất trong số đó có các tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành mà theo giới thiệu là do Triều Tiên tự phát triển. Nguồn ảnh: KCNA.
Theo đó, trong lễ duyệt binh 9/9, Quân đội Triều Tiên đã giới thiệu ít nhất 9 tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành được đặt trên khung gầm xe thiết giáp chở quân bánh lốp có thiết kế tương tự các dòng xe bọc thép BTR do Liên Xô chế tạo trước đây. Nguồn ảnh: KCNA.
Theo đó các xe thiết giáp này được cải tiến lại và mang theo các cụm phóng tên lửa chống tăng dẫn đường với 8 ống phóng tên lửa đi kèm. Tuy nhiên, trên khung gầm bọc thép này lại không thấy có sự xuất hiện của các cụm thiết bị dẫn đường bằng laser hoặc quang học. Nguồn ảnh: KCNA.
Từ dữ kiện trên rất có thể tổ hợp tên lửa chống tăng này của Triều Tiên vẫn đang trong giai đoan phát triển hoặc chưa được hoàn thiện nhưng vẫn được giới thiệu trong lễ duyệt binh 9/9. Dù vậy đây vẫn được xem là bước tiến mới của ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên khi họ bắt đầu quan tâm hơn tới các loại vũ khí tấn công chiến thuật sử dụng công nghệ cao. Nguồn ảnh: KCNA.
Trên thực tế trước đây trong giai đoạn 2015-2016, Triều Tiên từng công bố một số hình ảnh về một loại tên lửa chống tăng dẫn đường được trang bị đầu dẫn hình ảnh có thể được triển khai từ nhiều nền tảng khác nhau, kể cả trực thăng. Nguồn ảnh: VOV.
Ở thời điểm đó các cuộc thử nghiệm của dòng tên lửa này diễn ra khá thành công, thậm chí là dưới sự giám sát của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Điều này có thể thấy Triều Tiên đang từng bước đưa dòng tên lửa chống tăng mới này vào biên chế sau một thời gian dài phát triển. Nguồn ảnh: KCNA.
Hình ảnh tên lửa chống tăng dẫn đường hình ảnh của Triều Tiên tấn công đục nóc xe tăng từ trên cao không hề thua kém các dòng tên lửa chống dẫn đường của Mỹ hay phương Tây. Nguồn ảnh: KCNA.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến ở thời điểm đó cho rằng Triều Tiên không đủ công nghệ để phát triển một loại vũ khí dẫn đường phức tạp như vậy bởi ngay cả Hàn Quốc vốn có ngành công nghệ phát triển cũng phải nhập các dòng tên lửa chống tăng tương tự từ Israel cụ thể là dòng tên lửa Spike. Nguồn ảnh: KCNA.
Do đó rất có thể, Triều Tiên đã có được công nghệ chế tạo loại tên lửa trên từ một quốc gia khác mà ở đây không ai khác chính là Trung Quốc, khi từ lâu Trung Quốc đã sở hữu các dòng tên lửa dẫn đường như vậy với những cái tên như HJ-8, HJ-10 (xuất hiện từ đầu những năm 1990). Nguồn ảnh: KCNA.
Mặc dù tới thời điểm hiện tại Triều Tiên vẫn chưa công bố các thông số kỹ thuật cụ thể của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành trên, nhưng ta vẫn có thể ước đoán được loại tên lửa này sẽ có tầm bắn xấp xỉ hơn 8.000m và trang bị đầu dẫn đường đa kênh. Nguồn ảnh: VOV.
Về xe bọc thép khung gầm của tổ hợp tên lửa trên, Triều Tiên sử dụng xe thiết giáp chở quân M2012 do Triều Tiên chế tạo dựa trên xe bọc thép chở quân BTR-80 của Liên Xô, tuy nhiên M2012 sử dụng khung gầm bánh lốp 6x6 thay vì 8x8. Nguồn ảnh: KCNA.
Để trang bị tổ hợp phóng tên lửa chống tăng, Triều Tiên đã loại bỏ tháp pháo của M2012 cũng như mở rộng không gian bên trong xe để có thể tích hợp thêm các thiết bị dẫn đường cho tên lửa, tổ hợp nhiều khả năng cần tới 3-4 binh sĩ vận hành. Nguồn ảnh: ED Jones.
Về thiết kế tổng thể M2012 vẫn giữa các thiết kế đặc trưng của dòng xe thiết giáp BTR đi kèm một số cải tiến, như cửa xe được làm rộng hơn, xe được trang bị thiết bị phòng vệ sinh hóa, thiết bị quan sát ngày đêm, hệ thống vũ khí mạnh mẽ hơn. Nguồn ảnh: KCNA.
Mời độc giả xem video: Tên lửa chống tăng dẫn đường HJ-10 của Trung Quốc được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh ZBD-04.