Một tháng kể từ khi Taliban nắm quyền, từ góc độ của người dân, chế độ mới đã mang lại tình hình tương đối ổn định cho đất nước, tội phạm, bạo lực và tham nhũng đã giảm đi đáng kể. Nhưng thu nhập và lương thực cho người dân vẫn thiếu thốn; đời sống kinh tế cần được cải thiện, tập quán xã hội trở lại tình trạng bảo thủ cũng khiến một số người cảm thấy cần thời gian để thích nghi.Một số thủ lĩnh của Taliban tại nhiều địa phương đã than thở rằng, việc giành lại quyền kiểm soát chính quyền bằng các biện pháp quân sự đã rất khó khăn, nhưng làm thế nào để tiến hành quản lý hiệu quả đất nước lại càng khó hơn.Tờ New York Times hôm 15/9 đưa tin rằng dưới thời chính phủ Ghani, các lãnh chúa Afghanistan và các lực lượng vũ trang dân sự vẫn thường xảy ra xung đột, ngay cả ở ngoại ô thủ đô Kabul. Nhưng kể từ khi Taliban "tiếp quản" Afghanistan vào giữa tháng 8, xung đột bạo lực đã giảm đáng kể.Các làng mạc và vùng ngoại ô vốn không dễ bị chính phủ quản lý cũng có xu hướng yên bình và nhiều trạm kiểm soát đã được dỡ bỏ. Ông Rahman, 55 tuổi, nói với truyền thông Mỹ rằng an ninh xã hội không được đảm bảo trong thời chính quyền Afghanistan trước đây và người dân ngại đi lại vào ban đêm vì sợ bị bắn.Mấy tuần gần đây, mọi người đã có thể tự tin đi ra ngoài, nhiều người dân địa phương cho hay nhà của họ đã lâu rồi không bị trúng đạn lạc. Cũng có bác sĩ tiết lộ, bệnh viện của họ gần đây không tiếp nhận bệnh nhân bị thương do xung đột vũ trang hay bạo lực, tình trạng này “hơn 20 năm chưa thấy xuất hiện”.Theo bản báo cáo của BBC vào ngày 16/9, trước đây các hoạt động tội phạm bạo lực tại các thành phố lớn ở Afghanistan là một vấn đề đau đầu, mà chính quyền tiền nhiệm chưa thể cải thiện hiệu quả thì nay ngay cả những người chỉ trích Taliban cũng phải thừa nhận rằng chế độ mới có hiệu quả, điều này đã cải thiện trật tự xã hội.Các phương pháp chống tội phạm của Taliban khá “cứng rắn”: Mới đây, 4 kẻ buôn người nổi tiếng ở Mazar-i-Sharif đã bị bắn và bị “bêu gương” trên đường phố, gây rúng động dư luận. Taliban đã đăng một ghi chú trên một xác chết để cảnh báo những tên tội phạm khác rằng "đây là dấu chấm hết".Theo phóng viên "Thời báo Hoàn cầu", một cảnh sát trưởng ở Afghanistan tiết lộ rằng kể từ khi Taliban lên nắm quyền, không có báo cáo nào về việc mất xe. Trong quá khứ, đặc biệt là từ năm 2017, hàng tháng xảy ra nhiều vụ mất xe. Trộm cắp vặt cũng giảm tới 90%.Tờ Guardian của Anh chỉ ra rằng, mặc dù các quan chức cấp cao của Taliban liên tục nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng người dân và kiềm chế trừng phạt bừa bãi, nhưng chất lượng của một số lực lượng vũ trang cơ sở hoặc nhân viên thực thi pháp luật là đáng lo ngại và bị cho là bạo lực.Tại biên giới giữa Afghanistan và Uzbekistan, các thương gia và tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa qua lại hai nước đã hoan nghênh sự trở lại của Taliban. Một tài xế xe tải nói với phóng viên BBC rằng khi chính phủ Ghani nắm quyền, các nhân viên thực thi pháp luật thường yêu cầu họ hối lộ, nhưng bây giờ mọi trạm kiểm soát đã bị xóa sổ.Việc đóng băng viện trợ quốc tế đã gây nhiều áp lực lên cuộc sống của người dân Afghanistan. Theo báo cáo trên tạp chí "Foreign Policy" của Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hiện tại của Afghanistan vẫn ở mức cao. Nguồn cung cấp thiếu hụt, giá cả các nhu yếu phẩm trong nước tăng cao, chất lượng cuộc sống của nhiều gia đình giảm sút.Đa phần người dân không đủ lương thực ba bữa một ngày và không đủ tiền ăn thịt. Hàng triệu người Afghanistan hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nếu viện trợ quốc tế không được cung cấp ngay lập tức, hàng triệu trẻ em nước này sẽ không có thức ăn để ăn.Không chỉ vậy, dự trữ tiền tệ của quốc gia này hiện đang rất eo hẹp. Mặc dù Taliban đã mở lại ngân hàng vào tuần trước, nhưng họ giới hạn nghiêm ngặt số lượng rút tiền, và tổng số tiền mỗi người rút mỗi tuần không được vượt quá 200 đô la Mỹ.Theo quan sát của phóng viên "Thời báo Hoàn cầu", những ngày này thường thấy khoảng 20, 30 người ngồi bên vệ đường chờ ngân hàng mở cửa. Một số doanh nhân tiết lộ với giới truyền thông rằng trao đổi thương mại gần đây của Afghanistan đã giảm sút, chủ yếu là do khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu giảm.Tuy nhiên, người đứng đầu lực lượng hải quan Taliban cho biết nước này đang nỗ lực giảm thuế quan, thúc đẩy thương mại và khuyến khích các doanh nhân nước ngoài làm ăn ở Afghanistan.Đồng thời, bầu không khí xã hội ở một số thành phố lớn ở Afghanistan bắt đầu trở lại truyền thống và bảo thủ, nam giới bắt đầu để râu và mặc trang phục truyền thống của người Hồi giáo.Hầu hết các gia đình bình thường ở Afghanistan hiện đang sống yên bình. Tuy nhiên, theo trao đổi giữa phóng viên Thời báo Hoàn cầu và người dân địa phương, chưa đến một nửa số công chức quay trở lại làm việc liên quan đến vấn đề tuyển dụng nữ, hiện chỉ có một số ít nhân viên nữ trong chính quyền của Taliban. Nguồn ảnh: Foxnews. Một lượng lớn vũ khí của Mỹ bị Taliban thu giữ làm chiến lợi phẩm sau cuộc chiến tranh chóng vánh giành quyền kiểm soát Afghanistan.
Một tháng kể từ khi Taliban nắm quyền, từ góc độ của người dân, chế độ mới đã mang lại tình hình tương đối ổn định cho đất nước, tội phạm, bạo lực và tham nhũng đã giảm đi đáng kể. Nhưng thu nhập và lương thực cho người dân vẫn thiếu thốn; đời sống kinh tế cần được cải thiện, tập quán xã hội trở lại tình trạng bảo thủ cũng khiến một số người cảm thấy cần thời gian để thích nghi.
Một số thủ lĩnh của Taliban tại nhiều địa phương đã than thở rằng, việc giành lại quyền kiểm soát chính quyền bằng các biện pháp quân sự đã rất khó khăn, nhưng làm thế nào để tiến hành quản lý hiệu quả đất nước lại càng khó hơn.
Tờ New York Times hôm 15/9 đưa tin rằng dưới thời chính phủ Ghani, các lãnh chúa Afghanistan và các lực lượng vũ trang dân sự vẫn thường xảy ra xung đột, ngay cả ở ngoại ô thủ đô Kabul. Nhưng kể từ khi Taliban "tiếp quản" Afghanistan vào giữa tháng 8, xung đột bạo lực đã giảm đáng kể.
Các làng mạc và vùng ngoại ô vốn không dễ bị chính phủ quản lý cũng có xu hướng yên bình và nhiều trạm kiểm soát đã được dỡ bỏ. Ông Rahman, 55 tuổi, nói với truyền thông Mỹ rằng an ninh xã hội không được đảm bảo trong thời chính quyền Afghanistan trước đây và người dân ngại đi lại vào ban đêm vì sợ bị bắn.
Mấy tuần gần đây, mọi người đã có thể tự tin đi ra ngoài, nhiều người dân địa phương cho hay nhà của họ đã lâu rồi không bị trúng đạn lạc. Cũng có bác sĩ tiết lộ, bệnh viện của họ gần đây không tiếp nhận bệnh nhân bị thương do xung đột vũ trang hay bạo lực, tình trạng này “hơn 20 năm chưa thấy xuất hiện”.
Theo bản báo cáo của BBC vào ngày 16/9, trước đây các hoạt động tội phạm bạo lực tại các thành phố lớn ở Afghanistan là một vấn đề đau đầu, mà chính quyền tiền nhiệm chưa thể cải thiện hiệu quả thì nay ngay cả những người chỉ trích Taliban cũng phải thừa nhận rằng chế độ mới có hiệu quả, điều này đã cải thiện trật tự xã hội.
Các phương pháp chống tội phạm của Taliban khá “cứng rắn”: Mới đây, 4 kẻ buôn người nổi tiếng ở Mazar-i-Sharif đã bị bắn và bị “bêu gương” trên đường phố, gây rúng động dư luận. Taliban đã đăng một ghi chú trên một xác chết để cảnh báo những tên tội phạm khác rằng "đây là dấu chấm hết".
Theo phóng viên "Thời báo Hoàn cầu", một cảnh sát trưởng ở Afghanistan tiết lộ rằng kể từ khi Taliban lên nắm quyền, không có báo cáo nào về việc mất xe. Trong quá khứ, đặc biệt là từ năm 2017, hàng tháng xảy ra nhiều vụ mất xe. Trộm cắp vặt cũng giảm tới 90%.
Tờ Guardian của Anh chỉ ra rằng, mặc dù các quan chức cấp cao của Taliban liên tục nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng người dân và kiềm chế trừng phạt bừa bãi, nhưng chất lượng của một số lực lượng vũ trang cơ sở hoặc nhân viên thực thi pháp luật là đáng lo ngại và bị cho là bạo lực.
Tại biên giới giữa Afghanistan và Uzbekistan, các thương gia và tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa qua lại hai nước đã hoan nghênh sự trở lại của Taliban. Một tài xế xe tải nói với phóng viên BBC rằng khi chính phủ Ghani nắm quyền, các nhân viên thực thi pháp luật thường yêu cầu họ hối lộ, nhưng bây giờ mọi trạm kiểm soát đã bị xóa sổ.
Việc đóng băng viện trợ quốc tế đã gây nhiều áp lực lên cuộc sống của người dân Afghanistan. Theo báo cáo trên tạp chí "Foreign Policy" của Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hiện tại của Afghanistan vẫn ở mức cao. Nguồn cung cấp thiếu hụt, giá cả các nhu yếu phẩm trong nước tăng cao, chất lượng cuộc sống của nhiều gia đình giảm sút.
Đa phần người dân không đủ lương thực ba bữa một ngày và không đủ tiền ăn thịt. Hàng triệu người Afghanistan hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nếu viện trợ quốc tế không được cung cấp ngay lập tức, hàng triệu trẻ em nước này sẽ không có thức ăn để ăn.
Không chỉ vậy, dự trữ tiền tệ của quốc gia này hiện đang rất eo hẹp. Mặc dù Taliban đã mở lại ngân hàng vào tuần trước, nhưng họ giới hạn nghiêm ngặt số lượng rút tiền, và tổng số tiền mỗi người rút mỗi tuần không được vượt quá 200 đô la Mỹ.
Theo quan sát của phóng viên "Thời báo Hoàn cầu", những ngày này thường thấy khoảng 20, 30 người ngồi bên vệ đường chờ ngân hàng mở cửa. Một số doanh nhân tiết lộ với giới truyền thông rằng trao đổi thương mại gần đây của Afghanistan đã giảm sút, chủ yếu là do khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu giảm.
Tuy nhiên, người đứng đầu lực lượng hải quan Taliban cho biết nước này đang nỗ lực giảm thuế quan, thúc đẩy thương mại và khuyến khích các doanh nhân nước ngoài làm ăn ở Afghanistan.
Đồng thời, bầu không khí xã hội ở một số thành phố lớn ở Afghanistan bắt đầu trở lại truyền thống và bảo thủ, nam giới bắt đầu để râu và mặc trang phục truyền thống của người Hồi giáo.
Hầu hết các gia đình bình thường ở Afghanistan hiện đang sống yên bình. Tuy nhiên, theo trao đổi giữa phóng viên Thời báo Hoàn cầu và người dân địa phương, chưa đến một nửa số công chức quay trở lại làm việc liên quan đến vấn đề tuyển dụng nữ, hiện chỉ có một số ít nhân viên nữ trong chính quyền của Taliban. Nguồn ảnh: Foxnews.
Một lượng lớn vũ khí của Mỹ bị Taliban thu giữ làm chiến lợi phẩm sau cuộc chiến tranh chóng vánh giành quyền kiểm soát Afghanistan.