Một trong những thứ vũ khí nặng nhất, ác mộng nhất mà bộ binh thường phải vác theo khi hành quân bộ chính là những khẩu súng cối. Tùy theo từng loại kích cỡ nòng mà trọng lượng của toàn bộ khẩu cối có thể lên tới cả tạ, chưa kể đạn. Nguồn ảnh: Defence.Một khẩu cối thường có thể tháo ra được ba bộ phận bao gồm nòng, chân đế và giá đỡ. Mỗi bộ phận sẽ nặng từ 10 tới 30 kg tùy loại, trong đó bộ phận đế cối sẽ có trọng lượng lớn nhất. Bộ phận đế cối cũng thường có cấu tạo tròn hoặc vuông, người lính khó có thể vác trên vai khi di chuyển giống như phần nòng cối và chân cối được. Nguồn ảnh: Mypi.Mỗi khẩu đội cối cá nhân sẽ bao gồm tối thiểu ba người, vác theo ba bộ phận khác nhau của khẩu súng cối, chưa kể cả ba người còn phải vác theo cả đạn súng cối. Cối là một thứ vũ khí rất hữu hiệu nhưng cũng cực kỳ tốn đạn khi sử dụng, nếu bắn liên tục mỗi phút có thể bắn tới 20 phát tùy từng loại, đòi hỏi lượng đạn mang theo phải rất lớn. Nguồn ảnh: Malaysia.Một thứ vũ khí bộ binh khác có hỏa lực rất mạnh nhưng cũng rất... nặng chính là những khẩu đại liên. Tùy từng loại, từng cỡ nòng mà trọng lượng của một khẩu đại liên sẽ rơi vào khoảng từ 7 cho tới hơn 10 kg chưa kể đạn và giá đỡ. Nguồn ảnh: Army.Do có độ giật lớn nên những khẩu đại liên cỡ nòng lên tới 12,7 ly sẽ cần giá đỡ riêng biệt, bộ phận giá đỡ này có thể nặng tới hàng chục kilogram và có khả năng tháo rời khỏi súng. Ngoài ra, những cỡ đạn lớn như 12,7 hay 14,5 ly cũng có trọng lượng cực kỳ nặng nề, khiến binh lính vất vả khi mang vác theo khi hành quân. Nguồn ảnh: Youtube.Những khẩu súng máy sử dụng cỡ đạn nhỏ hơn thường có thể mang vác chỉ bằng một người, ngoài ra các súng máy hiện đại ngày nay còn có chân đỡ gắn liền vào súng, giúp giảm thiểu trọng lượng đáng kể cho súng khi di chuyển. Nguồn ảnh: Economic.Một thứ vũ khí khác cũng có trọng lượng lớn đó chính là súng chống tăng RPG. Trọng lượng rỗng của khẩu súng này khi chưa có đạn chỉ vào khoảng 7 kg nhưng mỗi viên đạn của RPG có thể nặng từ 2 tới 4 kg tùy loại. Nguồn ảnh: Zeta.Mỗi người lính cầm RPG khi ra trận sẽ cần mang theo một cơ số đạn dự trữ tối thiểu 3 viên và một viên trong nòng sẵn với tổng trọng lượng vũ khí có thể lên tới 30 kg. Ngoài ra, RPG cũng là một loại vũ khí rất nguy hiểm với người sử dụng và những người xung quanh. Cụ thể, người bắn sẽ bị ù tai, thậm chí chảy máu tai nếu bắn liên tục quá nhiều viên RPG cùng lúc, khi khai hỏa nếu không chú ý, luồng khí phản lực từ phía sau súng có thể gây thương tích cho ai đó đang ở phía sau. Nguồn ảnh: Getty.Cơn ác mộng kinh hoàng nhất của những bộ binh khi phải hành quân bộ chính là những khẩu súng không giật (Việt Nam hay gọi là DKZ). Tổng trọng lượng của khẩu súng này có thể lên tới 87 kg, chưa kể đạn.Để di chuyển được thứ vũ khí nặng nề này cần ít nhất 6 người trong đó có hai người mang vác đạn và ít những người còn lại sẽ tháo rời, chia nhau từng bộ phận của khẩu súng để di chuyển. Ngoài việc hành quân nặng nề, khi vào trận, những thứ hỏa lực mạnh này luôn là mục tiêu giá trị cao bị đối phương nhắm vào đầu tiên, vậy nên, rõ ràng những người lính được giao trọng trách sử dụng các loại vũ khí hạng nặng này đã phải "chịu thiệt đủ phần" so với những người đồng đội khác.
Một trong những thứ vũ khí nặng nhất, ác mộng nhất mà bộ binh thường phải vác theo khi hành quân bộ chính là những khẩu súng cối. Tùy theo từng loại kích cỡ nòng mà trọng lượng của toàn bộ khẩu cối có thể lên tới cả tạ, chưa kể đạn. Nguồn ảnh: Defence.
Một khẩu cối thường có thể tháo ra được ba bộ phận bao gồm nòng, chân đế và giá đỡ. Mỗi bộ phận sẽ nặng từ 10 tới 30 kg tùy loại, trong đó bộ phận đế cối sẽ có trọng lượng lớn nhất. Bộ phận đế cối cũng thường có cấu tạo tròn hoặc vuông, người lính khó có thể vác trên vai khi di chuyển giống như phần nòng cối và chân cối được. Nguồn ảnh: Mypi.
Mỗi khẩu đội cối cá nhân sẽ bao gồm tối thiểu ba người, vác theo ba bộ phận khác nhau của khẩu súng cối, chưa kể cả ba người còn phải vác theo cả đạn súng cối. Cối là một thứ vũ khí rất hữu hiệu nhưng cũng cực kỳ tốn đạn khi sử dụng, nếu bắn liên tục mỗi phút có thể bắn tới 20 phát tùy từng loại, đòi hỏi lượng đạn mang theo phải rất lớn. Nguồn ảnh: Malaysia.
Một thứ vũ khí bộ binh khác có hỏa lực rất mạnh nhưng cũng rất... nặng chính là những khẩu đại liên. Tùy từng loại, từng cỡ nòng mà trọng lượng của một khẩu đại liên sẽ rơi vào khoảng từ 7 cho tới hơn 10 kg chưa kể đạn và giá đỡ. Nguồn ảnh: Army.
Do có độ giật lớn nên những khẩu đại liên cỡ nòng lên tới 12,7 ly sẽ cần giá đỡ riêng biệt, bộ phận giá đỡ này có thể nặng tới hàng chục kilogram và có khả năng tháo rời khỏi súng. Ngoài ra, những cỡ đạn lớn như 12,7 hay 14,5 ly cũng có trọng lượng cực kỳ nặng nề, khiến binh lính vất vả khi mang vác theo khi hành quân. Nguồn ảnh: Youtube.
Những khẩu súng máy sử dụng cỡ đạn nhỏ hơn thường có thể mang vác chỉ bằng một người, ngoài ra các súng máy hiện đại ngày nay còn có chân đỡ gắn liền vào súng, giúp giảm thiểu trọng lượng đáng kể cho súng khi di chuyển. Nguồn ảnh: Economic.
Một thứ vũ khí khác cũng có trọng lượng lớn đó chính là súng chống tăng RPG. Trọng lượng rỗng của khẩu súng này khi chưa có đạn chỉ vào khoảng 7 kg nhưng mỗi viên đạn của RPG có thể nặng từ 2 tới 4 kg tùy loại. Nguồn ảnh: Zeta.
Mỗi người lính cầm RPG khi ra trận sẽ cần mang theo một cơ số đạn dự trữ tối thiểu 3 viên và một viên trong nòng sẵn với tổng trọng lượng vũ khí có thể lên tới 30 kg. Ngoài ra, RPG cũng là một loại vũ khí rất nguy hiểm với người sử dụng và những người xung quanh. Cụ thể, người bắn sẽ bị ù tai, thậm chí chảy máu tai nếu bắn liên tục quá nhiều viên RPG cùng lúc, khi khai hỏa nếu không chú ý, luồng khí phản lực từ phía sau súng có thể gây thương tích cho ai đó đang ở phía sau. Nguồn ảnh: Getty.
Cơn ác mộng kinh hoàng nhất của những bộ binh khi phải hành quân bộ chính là những khẩu súng không giật (Việt Nam hay gọi là DKZ). Tổng trọng lượng của khẩu súng này có thể lên tới 87 kg, chưa kể đạn.
Để di chuyển được thứ vũ khí nặng nề này cần ít nhất 6 người trong đó có hai người mang vác đạn và ít những người còn lại sẽ tháo rời, chia nhau từng bộ phận của khẩu súng để di chuyển. Ngoài việc hành quân nặng nề, khi vào trận, những thứ hỏa lực mạnh này luôn là mục tiêu giá trị cao bị đối phương nhắm vào đầu tiên, vậy nên, rõ ràng những người lính được giao trọng trách sử dụng các loại vũ khí hạng nặng này đã phải "chịu thiệt đủ phần" so với những người đồng đội khác.