Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, việc các bên tham chiến tái sử dụng vũ khí của nhau là điều diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên đối với người Đức hoạt động này lại khá đặc biệt khi họ biết cách tận dụng tối đa công nghệ quân sự của kẻ thù để tăng cường sức mạnh cho các loại vũ khí của mình. Nguồn ảnh: reddit.com.Thậm chí trong CTTG 2, Quân đội Đức còn lập hẳn một đơn vị thiết giáp đặc biệt chuyên sử dụng các dòng xe tăng hoặc xe bọc thép tịch thu được từ đối phương trong suốt giai đoạn từ năm 1939 cho đến tận 1945. Đơn vị này còn được biết tới với cái tên Beutepanzer. Nguồn ảnh: Wikimedia.Có một thực tế là trong giai đoạn đầu của CTTG 2 công nghệ xe tăng của Đức thực sự không quá nổi bật và lợi thế duy nhất của họ chính là sở hữu học thuyết quân sự tiên tiến (Blitzkrieg). Nhận thức rõ được điều này người Đức đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện các sư đoàn thiết giáp của mình bằng chính các công nghệ mà họ có được từ tay kẻ thù. Chỉ sau 3 năm từ năm 1939, lực lượng tăng thiết giáp Đức đã thực sự lột xác. Nguồn ảnh: Wikipedia.Quốc gia Châu Âu đầu tiên “dâng hiến” công nghệ xe tăng của mình cho Đức chính Tiệp Khắc sau khi nước này bị Hitler thôn tính một cách dễ dàng vào năm 1938. Trong đầu những năm 1930, Tiệp Khắc khá nổi tiếng với công nghệ xe tăng của mình với các dòng tăng hạng nhẹ như LT vz. 35 và LT vz. 38, đây chính là điều người Đức cần để hoàn thiện cỗ máy chiến tranh đang trên đà phát triển của mình. Nguồn ảnh: Network54.Chỉ vài năm sau khi tiếp quản ngành công nghiệp quân sự của Tiệp Khắc, Đức đã cho ra đời các dòng xe tăng đầu tiên dựa trên LT vz. 35 và LT vz. 38 là PzKw. 38 và 434 PzKw. 35 với hơn 1.400 chiếc được sản xuất. Số xe tăng này chính là tiền đề để Đức xây dựng lực lượng tiến hành xâm lược Ba Lan, Pháp và Liên Xô trong những năm sau đó. Nguồn ảnh: Pinterest.Tương tự như Tiệp Khắc, khi chiếm được Ba Lan điều đầu tiên người Đức nhắm đến chính là kho vũ khí của Warszawa. Dù không sở hữu lực lượng thiết giáp quá nổi trội nhưng Ba Lan vẫn có thứ mà quân Đức cần, trong số đó có thể kể tới mẫu xe tăng hạng nhẹ 7TPM được trang bị pháo 37mm Bofors wz.37. Nguồn ảnh: ModDB.Việc thu thập và sao chép công nghệ quân sự của Đức diễn ra trên khắp Châu Âu và đối với Berlin điều này chưa bao giờ là đủ. Thậm chí ngay ở cả các quốc gia sở hữu ngành công nghiệp quân sự nghèo nàn như Hà Lan người Đức cũng tìm thấy thứ mà họ cần. Trong ảnh là mẫu xe bọc thép Dutch L-181 (Pantserwagen M.36) quân Đức tịch thu được từ tay Quân đội Hà Lan trong giai đoạn đầu của CTTG 2. Nguồn ảnh: War over Holland.Dù được mệnh danh là lá chắn bảo vệ Châu Âu trước các âm mưu điên cuồng của Hitler nhưng Quân đội Pháp cũng không làm được gì nhiều để phù hợp với danh tiếng trên. Thay vào đó họ lại dâng hiến khá nhiều công nghệ lẫn số lượng xe tăng của mình cho Quân đội Đức sau khi bại trận. Nguồn ảnh: beutepanzer.ru.Tuy nhiên người Đức lại không có mấy hứng thú với công nghệ xe tăng của Pháp mà chỉ sử dụng chúng như một phương tiện chiến tranh cho cuộc chiến sắp diễn ra với Liên Xô. Và đa phần số xe tăng mà Đức tịch thu được từ Quân đội Pháp đều được Berlin chuyển cho các quốc gia đồng minh như Italy, Hungary và Bulgaria. Nguồn ảnh: smugmug.comĐến năm 1941 kể từ bắt đầu chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô, các đơn vị Beutepanzer của Đức mới trở nên thực sự mạnh mẽ khi họ được trang bị những chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo. Và không hiếm để bắt gặp các đơn vị xe tăng Đức được trang bị hoàn toàn bằng những chiếc T-34. Nguồn ảnh: Tanks Encyclopedia.Càng về sau của cuộc chiến vũ khí càng trở nên phổ biến trong trang bị của Quân đội Đức từ súng trường, lựu đạn, xe tăng cho đến cả máy bay. Trong đó nổi tiếng nhất vẫn có thể kể đến những chiếc xe tăng hạng nặng KV-2 bị Đức bắt sống như trong hình. Nguồn ảnh: tumblr.com.Mọi việc diễn ra cũng tương tự đối với nước Anh, nhất là sau sự kiện Dunkirk diễn ra tại Pháp. Quân đội viễn chinh Anh trước khi tháo chạy qua eo biển Manche đã để lại cho quân Đức một số lượng lớn khí tài, và người Đức đã tận dụng số vũ khí này để đánh bại Anh ở Bắc Phi trong giai đoạn đầu. Nguồn ảnh: taringa.net.Tại Bắc Phi, Đức không chỉ xây dựng các đơn vị thiết giáp Beutepanzer mà còn cả các đơn vị Luftwaffe từ các máy bay chiến đấu họ tịch thu được từ quân Anh. Điển hình như đơn vị không quân KG 200 Luftwaffe với những chiếc tiêm kích Supermarine Spitfire. Nguồn ảnh: beutepanzer.ru.Trang bị mới nhất của các đơn vị Beutepanzer, Đức chính là những chiếc xe tăng của Mỹ khi quân Đồng Minh bắt đầu đổ bộ lên Pháp vào năm 1944. Quân đội Đức trong giai đoạn này đang thiếu hụt vũ khí trầm trọng do đã dành tất cả những gì mình có cho Mặt trận Đông Âu, và lúc này họ chỉ có thể tận dụng mọi thứ có được. Nguồn ảnh: Beutepanzer.Đến năm 1945, khi chiến tranh gần kết thúc số lượng xe tăng Mỹ được Beutepanzer tận dụng ngày càng nhiều thậm chí họ còn không sơn lại xe mà giữ nguyên chúng để có thể phục kích các đơn vị Đồng Minh dễ dàng hơn. Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất của Đức với những chiếc xe tăng Mỹ là Operation Greif diễn ra vào cuối năm 1944. Nguồn ảnh: Beutepanzer.Dù vậy sau tất cả, các đơn vị Beutepanzer vẫn không thể giúp Đức dành được chiến thắng sau những tổn thất nặng nề ở cả hai mặt trận phía đông và phía tây Châu Âu. Và những công nghệ quân sự mà Đức có được từ kẻ thù cũng hữu dụng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nguồn ảnh: wio.ru.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, việc các bên tham chiến tái sử dụng vũ khí của nhau là điều diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên đối với người Đức hoạt động này lại khá đặc biệt khi họ biết cách tận dụng tối đa công nghệ quân sự của kẻ thù để tăng cường sức mạnh cho các loại vũ khí của mình. Nguồn ảnh: reddit.com.
Thậm chí trong CTTG 2, Quân đội Đức còn lập hẳn một đơn vị thiết giáp đặc biệt chuyên sử dụng các dòng xe tăng hoặc xe bọc thép tịch thu được từ đối phương trong suốt giai đoạn từ năm 1939 cho đến tận 1945. Đơn vị này còn được biết tới với cái tên Beutepanzer. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Có một thực tế là trong giai đoạn đầu của CTTG 2 công nghệ xe tăng của Đức thực sự không quá nổi bật và lợi thế duy nhất của họ chính là sở hữu học thuyết quân sự tiên tiến (Blitzkrieg). Nhận thức rõ được điều này người Đức đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện các sư đoàn thiết giáp của mình bằng chính các công nghệ mà họ có được từ tay kẻ thù. Chỉ sau 3 năm từ năm 1939, lực lượng tăng thiết giáp Đức đã thực sự lột xác. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Quốc gia Châu Âu đầu tiên “dâng hiến” công nghệ xe tăng của mình cho Đức chính Tiệp Khắc sau khi nước này bị Hitler thôn tính một cách dễ dàng vào năm 1938. Trong đầu những năm 1930, Tiệp Khắc khá nổi tiếng với công nghệ xe tăng của mình với các dòng tăng hạng nhẹ như LT vz. 35 và LT vz. 38, đây chính là điều người Đức cần để hoàn thiện cỗ máy chiến tranh đang trên đà phát triển của mình. Nguồn ảnh: Network54.
Chỉ vài năm sau khi tiếp quản ngành công nghiệp quân sự của Tiệp Khắc, Đức đã cho ra đời các dòng xe tăng đầu tiên dựa trên LT vz. 35 và LT vz. 38 là PzKw. 38 và 434 PzKw. 35 với hơn 1.400 chiếc được sản xuất. Số xe tăng này chính là tiền đề để Đức xây dựng lực lượng tiến hành xâm lược Ba Lan, Pháp và Liên Xô trong những năm sau đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tương tự như Tiệp Khắc, khi chiếm được Ba Lan điều đầu tiên người Đức nhắm đến chính là kho vũ khí của Warszawa. Dù không sở hữu lực lượng thiết giáp quá nổi trội nhưng Ba Lan vẫn có thứ mà quân Đức cần, trong số đó có thể kể tới mẫu xe tăng hạng nhẹ 7TPM được trang bị pháo 37mm Bofors wz.37. Nguồn ảnh: ModDB.
Việc thu thập và sao chép công nghệ quân sự của Đức diễn ra trên khắp Châu Âu và đối với Berlin điều này chưa bao giờ là đủ. Thậm chí ngay ở cả các quốc gia sở hữu ngành công nghiệp quân sự nghèo nàn như Hà Lan người Đức cũng tìm thấy thứ mà họ cần. Trong ảnh là mẫu xe bọc thép Dutch L-181 (Pantserwagen M.36) quân Đức tịch thu được từ tay Quân đội Hà Lan trong giai đoạn đầu của CTTG 2. Nguồn ảnh: War over Holland.
Dù được mệnh danh là lá chắn bảo vệ Châu Âu trước các âm mưu điên cuồng của Hitler nhưng Quân đội Pháp cũng không làm được gì nhiều để phù hợp với danh tiếng trên. Thay vào đó họ lại dâng hiến khá nhiều công nghệ lẫn số lượng xe tăng của mình cho Quân đội Đức sau khi bại trận. Nguồn ảnh: beutepanzer.ru.
Tuy nhiên người Đức lại không có mấy hứng thú với công nghệ xe tăng của Pháp mà chỉ sử dụng chúng như một phương tiện chiến tranh cho cuộc chiến sắp diễn ra với Liên Xô. Và đa phần số xe tăng mà Đức tịch thu được từ Quân đội Pháp đều được Berlin chuyển cho các quốc gia đồng minh như Italy, Hungary và Bulgaria. Nguồn ảnh: smugmug.com
Đến năm 1941 kể từ bắt đầu chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô, các đơn vị Beutepanzer của Đức mới trở nên thực sự mạnh mẽ khi họ được trang bị những chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo. Và không hiếm để bắt gặp các đơn vị xe tăng Đức được trang bị hoàn toàn bằng những chiếc T-34. Nguồn ảnh: Tanks Encyclopedia.
Càng về sau của cuộc chiến vũ khí càng trở nên phổ biến trong trang bị của Quân đội Đức từ súng trường, lựu đạn, xe tăng cho đến cả máy bay. Trong đó nổi tiếng nhất vẫn có thể kể đến những chiếc xe tăng hạng nặng KV-2 bị Đức bắt sống như trong hình. Nguồn ảnh: tumblr.com.
Mọi việc diễn ra cũng tương tự đối với nước Anh, nhất là sau sự kiện Dunkirk diễn ra tại Pháp. Quân đội viễn chinh Anh trước khi tháo chạy qua eo biển Manche đã để lại cho quân Đức một số lượng lớn khí tài, và người Đức đã tận dụng số vũ khí này để đánh bại Anh ở Bắc Phi trong giai đoạn đầu. Nguồn ảnh: taringa.net.
Tại Bắc Phi, Đức không chỉ xây dựng các đơn vị thiết giáp Beutepanzer mà còn cả các đơn vị Luftwaffe từ các máy bay chiến đấu họ tịch thu được từ quân Anh. Điển hình như đơn vị không quân KG 200 Luftwaffe với những chiếc tiêm kích Supermarine Spitfire. Nguồn ảnh: beutepanzer.ru.
Trang bị mới nhất của các đơn vị Beutepanzer, Đức chính là những chiếc xe tăng của Mỹ khi quân Đồng Minh bắt đầu đổ bộ lên Pháp vào năm 1944. Quân đội Đức trong giai đoạn này đang thiếu hụt vũ khí trầm trọng do đã dành tất cả những gì mình có cho Mặt trận Đông Âu, và lúc này họ chỉ có thể tận dụng mọi thứ có được. Nguồn ảnh: Beutepanzer.
Đến năm 1945, khi chiến tranh gần kết thúc số lượng xe tăng Mỹ được Beutepanzer tận dụng ngày càng nhiều thậm chí họ còn không sơn lại xe mà giữ nguyên chúng để có thể phục kích các đơn vị Đồng Minh dễ dàng hơn. Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất của Đức với những chiếc xe tăng Mỹ là Operation Greif diễn ra vào cuối năm 1944. Nguồn ảnh: Beutepanzer.
Dù vậy sau tất cả, các đơn vị Beutepanzer vẫn không thể giúp Đức dành được chiến thắng sau những tổn thất nặng nề ở cả hai mặt trận phía đông và phía tây Châu Âu. Và những công nghệ quân sự mà Đức có được từ kẻ thù cũng hữu dụng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nguồn ảnh: wio.ru.